500.000 người bãi công, Israel tê liệt
Tham gia bãi công chủ yếu là những người làm việc trong ngành điện, chứng khoán, cầu cảng và đường sắt của Israel.
Ngày 8/2, khoảng 500.000 người Israel đã đổ xuống đường trong cuộc tổng bãi công do nghiệp đoàn Histadrut phát động sau khi tổ chức này không đạt được thỏa thuận với Bộ Tài chính Israel về việc bảo vệ quyền lợi cho các lao động hợp đồng.
Theo các nguồn tin tại chỗ, cuộc tổng bãi công nổ ra từ 6h (theo giờ địa phương), chỉ vài giờ sau khi cuộc đàm phán thất bại.
Tham gia bãi công chủ yếu là những người làm việc trong ngành điện, chứng khoán, cầu cảng và đường sắt của Israel.
Bãi công đã khiến hầu hết các công sở, ngân hàng và bệnh viện phải đóng cửa. Sân bay quốc tế Ben Gurion ở Tel Aviv cũng hưởng ứng bãi công bằng cách ngừng hoạt động trong 6 giờ, từ 6 giờ-12 giờ.
Hàng trăm hành khách đã được yêu cầu tới sân bay sớm hơn 4 giờ so với giờ cất cánh, khi các chuyến bay có thể bị lùi lại vào bất kỳ thời điểm nào.
Video đang HOT
Sân bay quốc tế Ben Gurion ngừng hoạt động hơn 6 giờ (Ảnh: AP)
Một số trường học cũng bị ảnh hưởng mặc dù các tuyến xe buýt ở hầu hết các thành phố vẫn hoạt động bình thường.
Bãi công diễn ra sau khi nghiệp đoàn Histadrut không đạt được thỏa thuận với chính phủ về việc tăng thêm quyền lợi cho những lao động hợp đồng làm việc trong khu vực công.
Trước đó, nghiệp đoàn này đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc với các chủ lao động trong khu vực tư về “bộ tổng thể các điều kiện cho lao động tuyển dụng và lao động hợp đồng trong khu vực tư.”
Chủ tịch nghiệp đoàn, ông Ofer Eini, cho biết chỉ chấm dứt bãi công khi khu vực nhà nước và Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng chấp thuận các điều kiện tương tự như khu vực tư.
Theo đó, các lao động hợp đồng phải được thông báo trước khi nhận quyết định nghỉ việc, cũng như được đảm bảo quyền lợi cơ bản giống như các lao động toàn thời gian khác.
Trước đó, vào tháng 11/2011, Histadrut cũng phát động một cuộc tổng bãi công tương tự kéo dài trong 4 giờ./.
Tàu điện ngầm Singapore liên tiếp gặp sự cố
Ngày 17/12, lại một sự cố nữa trên hệ thống tàu điện ngầm tại Singapore khiến cho hàng ngàn người kẹt trong tàu và các nhà ga trong nhiều giờ đồng hồ liền.
Đây được cho là tình trạng tệ hại nhất trong vòng 24 năm hoạt động của hệ thống tàu điện ngầm nước này. Đơn vị điều hành hệ thống tàu điện ngầm Singapore không cho biết nguyên nhân sự cố xảy ra ngày 17/12.
Tàu điện ngầm, huyết mạch của hệ thống giao thông công cộng của Singapore ngừng hoạt động khiến cho hàng ngàn người kẹt trong tàu và các nhà ga trong nhiều giờ đồng hồ liền. Tàu điện tê liệt cũng làm cho các trạm chờ xe buýt và taxi chật cứng người.
Trước đó 2 ngày, hôm 15/12, khoảng 127.000 hành khách đi trên tuyến Bắc - Nam cũng bị ảnh hưởng, do tàu gặp sự cố điện. Đây được cho là sự cố tệ hại nhất trong vòng 24 năm hoạt động của hệ thống tàu điện ngầm của Singapore.
Bộ trưởng giao thông Singapore, ông Lui Tuck Yeu, bày tỏ thất vọng về biện pháp xử lý sự cố hôm thứ năm vừa qua của đơn vị điều hành tàu điện ngầm tại tiểu quốc này.
Trong phát biểu được tờ Strait Times đưa ra hôm 17/12, bộ trưởng giao thông Singapore cho rằng đó là một sự cố nghiêm trọng và cần phải nâng cấp hệ thống tàu điện ngầm lên.
Hai sự cố trên được coi là chuyện "xưa nay hiếm" ở đảo quốc sư tử, bởi hệ thống giao thông hiện đại vào bậc nhất thế giới và luật pháp hết sức nghiêm ngặt: đồ ăn thức uống bị cấm hoàn toàn trên tàu điện với mức tiền phạt rất nặng.
Đừng nói đến chuyện phá cửa tàu hay bước xuống đường ray, chỉ đơn giản như lỗi hút thuốc trên tàu đã có thể bị phạt tới 5000 đô la Singapore, tương đương 80 triệu đồng Việt Nam.
Theo Nguoiduatin
Scotland tê liệt trong gió bão 264km/h Cảnh sát Scotland đã ra thông báo hạn chế ra ngoài; trong khi cơ quan khí tượng thủy văn nâng tình trạng báo động lên mức cao nhất là báo động đỏ. Hàng trăm trường học, đường xá, cầu đã phải đóng cửa, không khí trì trệ bao trùm. Trong khi đó Anh, xứ Wales và Ireland cũng bị ảnh hưởng bởi mưa....