50.000 người nhiễm HIV “tiềm ẩn” đang đe dọa cộng đồng
Nguy cơ lây nhiễm HIV từ 50.000 người chưa được phát hiện đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Người trong nhóm nguy cơ cần chủ động đi xét nghiệm để được chẩn đoán, điều trị sớm giúp bảo vệ sức khỏe và tránh lây truyền cho mọi người.
Đó là nội dung trọng tâm được PGS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đề cập trong lễ mít tinh cấp quốc gia hưởng ứng tháng hành động phòng chống HIV/AIDS tổ chức tại TPHCM sáng 1/12.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Với hơn 2 triệu người nhiễm mới mỗi năm, toàn cầu hiện có gần 40 triệu người sống chung với HIV, đến nay, AIDS đã cướp đi sinh mạng của 35,4 triệu người. Đại dịch này vẫn là mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế xã hội và tương lại giống nòi”.
Lễ mít tinh cấp quốc gia phòng chống HIV/AIDS được tổ chức sáng 1/12 tại TPHCM
Hiệu quả của ức chế vi rút trong ngăn ngừa lây truyền HIV qua đường quan hệ tình dục
Tiến sĩ John Blandford, Giám đốc CDC Việt Nam cho biết: “Khi điều trị ARV đạt đến mức ức chế virus, nghĩa là tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu hay còn gọi là ngưỡng phát hiện sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.
3 nghiên cứu trên hàng nghìn bạn tình có huyết thanh HIV trái dấu thực hiện từ năm 2005 đến 2015 ở các quốc gia Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ cho thấy, qua hàng nghìn lần quan hệ tình dục, không sử dụng dụng cụ bảo vệ, không dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm, không có bạn tình âm tính bị lây HIV từ bạn tình HIV dương tính khi họ có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện”.
Tại Việt Nam, hiện có gần 210.000 người nhiễm HIV đang còn sống, trong đó TPHCM dẫn đầu cả nước về số người nhiễm với gần 50.000 người. Đại dịch đang âm thầm, lặng lẽ lan tràn trong cộng đồng, ước tính cả nước có khoảng 50.000 người chưa biết tình trạng nhiễm.
Nguyên tắc của phòng chống dịch là phải biết được mầm bệnh từ đó bao vây, dập tắt, cắt đứt đường lây, chăm sóc cho người bị nhiễm. Thực tế người nhiễm bệnh chưa được phát hiện trong cộng đồng là khó khăn thách thức lớn, nguy cơ lây bệnh cho những người xung quanh vì không có giải pháp dự phòng. Đây là kiểu dịch tiềm ẩn ngay trong cộng đồng, gia đình nhưng rất khó phòng tránh.
Nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đầy lùi, tiến tới kết thúc đại dịch vào năm 2030 của Việt Nam giúp hơn 131.000 người được điều trị thuốc ức chế miễn dịch ARV, xét nghiệm cho hơn 2 triệu người mỗi năm đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia được các tổ chức quốc tế đánh giá là nước đi đầu trong cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tình hình khó khăn của kinh tế toàn cầu những năm qua khiến nguồn viện trợ từ các nước cho Việt Nam phục vụ hoạt động phòng chống dịch đã liên tục bị cắt giảm. Số người nhiễm bệnh nhưng chưa được phát hiện cùng với số người nhiễm bệnh chưa được điều trị đang lây bệnh khiến mỗi năm cả nước có khoảng 8.000 người nhiễm mới. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong nhóm nghiện chích, nam quan hệ tình dục đồng giới, nữ hành nghề mại dâm… đang có xu hướng gia tăng đặc biệt là ở nhóm người trẻ tuổi.
Tiến sĩ John Blandford khẳng định HIV không còn lây nhiễm khi điều trị ARV đạt mức ức chế virus
Để ngăn chặn sự lây lan của HIV trong cộng đồng, tại lễ mít tinh, bà Marie-Odile Emond, Giám đốc Quốc gia UNAIDS tại Việt Nam, kêu gọi: “Mỗi người trong chúng ta hãy đi xét nghiệm để biết tình trạng HIV của bản thân, để được điều trị nếu cần, nhờ đó cứu sống sinh mạng của người nhiễm. Việc xét nghiệm và điều trị sớm sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của HIV cho những người quanh bạn”.
Nhân tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân để: “Mọi người dân có thể tiếp cận các dịch vụ dự phòng tránh bị lây nhiễm HIV; người có hành vi nguy cơ cao tự giác tiếp cận sớm dịch vụ xét nghiệm HIV; tất cả người được chẩn đoán nhiễm HIV được tiếp cận điều trị bằng thuốc ARV sớm và tuân thủ điều trị; mọi người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm để được điều trị lâu dài, bền vững”.
Hội An: Mittinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS
Sáng nay (1/12), tại TP Hội An (Quảng Nam) đã diễn ra lễ Mittinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS năm 2018.
Chủ đề “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020″, là mục tiêu đến năm 2020, có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Mục tiêu này được Liên Hiệp quốc đưa ra tại hội nghị AIDS toàn cầu ở Úc vào tháng 7/2014.
Học sinh, nhân dân trên địa bàn TP Hội An hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS
Với tinh thần đó, buổi mittinh kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân, trường học… hãy tích cực tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, góp phần đảm bảo sự phát triển cũng như an sinh xã hội.
Tại Hội An năm 2018, có 52 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 24 trường hợp chuyển sang AIDS. Theo báo cáo, trên địa bàn Quảng Nam đến thời điểm này, số trường hợp nhiễm HIV là 992 trường hợp, số bệnh nhân AIDS là 548, trong đó số người nhiễm HIV đã tử vong là 459 người.
Riêng 6 tháng đầu năm 2018, số trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV là 16, số chuyển sang bệnh nhân AIDS là 5 và số trường hợp tử vong do AIDS là 3 người. Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2017 số người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS, số tử vong do AIDS tương tự nhau. Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng tại Quảng Nam dưới 0,1% dân số (trong đó toàn quốc 0,3%).
N.Linh
Vân Sơn
Theo Dân trí
Ma túy tổng hợp có thể tạo ra đợt dịch HIV mới trong giới trẻ
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long đã bày tỏ lo ngại vấn đề này khi nói về nguy cơ làm tăng số ca lây nhiễm HIV trong cộng đồng .
Thêm 3.500 người nhiễm HIV trong 6 tháng
Theo Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Nguyễn Hoàng Long, qua số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận thêm 3.500 trường hợp nhiễm HIV trên tổng số 1,4 triệu người được xét nghiệm (các cở sở y tế cả của nhà nước lẫn cơ sở y tế tư nhân), giảm 3% so với cùng kỳ. Số ca mắc AIDS cũng giảm 27% so với 6 tháng đầu năm 2017.
Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Nguyễn Hoàng Long thăm một số gia đình bị lây nhiễm HIV tại xã Kim Thượng (Tân Sơn, Phú Thọ)
Việc mở rộng bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng đang được các địa phương đẩy mạnh, tỷ lệ người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế tại 63 tỉnh thành là 85%. Được biết, cả nước hiện có khoảng 130.000 bệnh nhân HIV đang được điều trị ARV.
Vị Cục trưởng này cũng chia sẻ một thực trạng, việc xét nghiệm HIV ở cộng đồng ngày càng khó, tỷ lệ dương tính thấp, độ bao phủ của các hoạt động xét nghiệm HIV, can thiệp giảm tác hại và điều trị ARV vẫn chưa đáp ứng so với mục tiêu đã đặt ra.
"Sự thay đổi về tổ chức khi sáp nhập Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nhân lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS." - Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long chia sẻ.
Vụ việc ở xã Kim Thượng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm
Cho rằng vụ việc 42 người bị phát hiện lây nhiễm HIV tại xã Kim Thượng (Tân Sơn, Phú Thọ) chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, Bộ Y tế rất quan ngại về tỷ lệ nhiễm HIV đang gia tăng trong nhiều nhóm cộng đồng.
Đặt câu hỏi tình hình lây nhiễm HIV đang diễn biến như thế nào trong khi số người nghiện chích ma túy có chiều hướng tiếp tục gia tăng, Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương nghiêm túc rà soát, đánh giá tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ tại địa phương mình.
Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương cần ưu tiên cán bộ hoạt động chuyên môn tiếp tục làm việc trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời, Cục Phòng chống HIV/AIDS cần giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể cho các địa phương.
Cùng đó, cần thay đổi các ưu tiên trong can thiệp như xét nghiệm HIV sớm, điều trị ARV sớm vì đây là những can thiệp hiệu quả cho công tác dự phòng. Tuy nhiên, cũng cần đẩy mạnh hơn các can thiệp khác như phát bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị Methadone...
"Cần thẳng thắn trao đổi xem chiến lược phòng, chống HIV/AIDS đã thay đổi gì." - Thứ trưởng nói và nhấn mạnh: "Các địa phương cần có kế hoạch cụ thể với mục tiêu cần làm gì, làm thế nào để kết thúc dịch AIDS. Nếu có bất kỳ khó khăn gì cần gửi văn bản ngay về Bộ Y tế."
Từ tháng 2 - 6/2018, có hai trường hợp tử vong (đều ở xã Kim Thượng, huyện tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) tại khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Cũng trong thời điểm này, 4 ca mắc HIV mới cũng được phát hiện trên địa bàn xã Kim Thượng. Trước tình hình này, tháng 7/2018, Sở Y tế Phú Thọ phối hợp cùng Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về "Tình trạng sức khỏe của người dân liên quan đến một số bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm tại cộng đồng" tại xã Kim Thượng. Qua xét nghiệm 490 trường hợp ở 8 khu dân cư ở xã Kim Thượng, phát hiện 42 mẫu ở xã Kim Thượng dương tính với HIV.
Thế Công
Theo toquoc.vn
Thoát HIV nhờ mỗi ngày uống một viên thuốc Ngày 30/11 Việt Nam khởi động chương trình PrEP quốc gia nhằm giảm ca nhiễm mới HIV bằng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm. Chương trình do Bộ Y tế, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và tổ chức phi lợi nhuận y tế toàn cầu PATH phối hợp, nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12). Việt Nam trở thành...