5000 người sẽ được phẫu thuật mắt miễn phí ở “bệnh viện” lưu động
Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2019 đến hết năm, dự kiến sẽ có 5000 người bệnh được phẫu thuật miễn phí trên xe ô tô lưu động của BV Mắt Trung ương.
Chiều 2/4, PGS.TS Nguyễn Xuân Hiệp, Giám đốc BV Mắt Trung ương cho biết, chiếc xe ô tô lưu động bệnh viện đang có là chiếc xe duy nhất tại Việt Nam, trên xe trang bị đầy đủ các trang thiết bị máy móc chuyên dụng và 02 phòng mổ. Đây là kết quả hợp tác giữa Bệnh viện Mắt Trung ương và Hiệp hội doanh nhân Nhật Bản (Keidarren).
Từ khi đưa vào sử dụng, đến nay sau 10 năm, Bệnh viện Mắt Trung ương đã phối hợp, thực hiện mổ lưu động tại cộng đồng 14.752 ca đục thủy tinh thể, khoảng 300 ca phẫu thuật Glôcôm và khoảng 500 ca mộng.
“Không chỉ giúp người dân phòng chống mù lòa ngay tại cộng đồng, việc mổ mắt trên xe lưu động đã góp phần giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước, quỹ Bảo hiểm Y tế ước tính khoảng 90 – 100 tỷ đồng , chưa kể các chi phí người dân đi lại, ăn uống…nếu phải đến viện, ước tính số tiền 10 tỷ đồng”, PGS Hiệp cho biết.
Trên thực tế, tại các tỉnh miền núi phía Bắc (Đông Bắc và Tây Bắc) và các tỉnh miền Trung bệnh đục thể thủy tinh còn tồn đọng tại cộng đồng rất nhiều chưa được điều trị hết, chưa kể tỷ lệ mắc mới mỗi năm. Tỉ lệ điều trị thấp do chi phí phẫu thuật một ca thể thủy tinh còn cao, chưa thể cung cấp được dịch vụ mổ thể thủy tinh tại địa phương hoặc bệnh nhân còn ngại di chuyển xa…
Video đang HOT
Trước thực trạng này, Quỹ Thiện Tâm đã ký kết tài trợ 15 tỷ đồng cho mô hình xe mổ lưu động trong năm 2019 để phẫu thuật mắt miễn phí cho 5.000 bệnh nhân.
Bên cạnh đó, thông qua kế hoạch, Bệnh viện Mắt Trung ương cũng mở rộng đào tạo phẫu thuật Phaco cho các học viên, đơn vị thụ hưởng chương trình ở địa phương.
Theo đó, những bệnh nhân là các đối tượng chính sách, nghèo, hoàn cảnh khó khăn sẽ được lựa chọn để phẫu thuật miễn phí.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Cảnh giác khi mắt nhìn thấy màn sương, quầng xanh đỏ như cầu vồng
Nếu mắt nhìn thấy màn sương, hoặc nhìn đèn thấy quầng xanh đỏ như cầu vồng, hay đôi khi chỉ chảy nước mắt dù không tiết rử... hãy đến ngay cơ sở y tế để kịp thời được chẩn đoán, phát hiện căn bệnh khiến bạn đang từ một người bình thường trở nên mù lòa, không còn nhìn được ánh sáng.
Chiều 14/3, tại Lễ mít tinh phát động và hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm thế giới (10/3 - 16/3/2019) với chủ đề " Hãy đến khám mắt để phát hiện bệnh Glôcôm", PGS.TS. Cung Hồng Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, glôcôm là căn bệnh ám ảnh bởi nó cướp đi thị lực hoàn toàn của bệnh nhân nếu được phát hiện muộn.
Khám mắt cho bệnh nhân glôcôm tại BV Mắt Trung ương.
Trong khi đó, số lượng bệnh nhân glôcôm có xu hướng tăng lên, ước tính sẽ có 80 triệu người mắc bệnh glôcôm vào năm 2020, chiếm tỷ lệ 2,86% số dân số trên 40 tuổi. Trong đó, 11,2 triệu người bị mù do bệnh. Đa số những người mù đang sống tại các nước phát triển, đặc biệt là người dân sống ở nông thôn.
Theo TS. Đỗ Tấn - Trưởng khoa Glôcôm cho biết, bệnh này đứng thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) trong các nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng tránh được. Nhưng thực tế hàng năm vẫn có rất nhiều người bị mất đi ánh sáng vĩnh viễn vì chủ quan với căn bệnh này. Bệnh nhân glôcôm nhập viện trong tình trạng muộn, thị lực rất thấp, nguy cơ mù lòa cao. Cũng có nhiều bệnh nhân đến điều trị nhưng không tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc và phác đồ điều trị nên nguy cơ tái phát rất cao.
Bệnh glôcôm thường khởi phát đột ngột vào buổi chiều tối, khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh.
Vì thế, khi mắt có biểu hiện đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn sương; sờ tay vào mắt thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi; đôi khi bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt, giác mạc phù nề mờ đục... hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được đo nhãn áp.
Tuy nhiên, có những bệnh nhân glôcôm không biểu hiện rõ ràng, không có dấu hiệu đặc trưng nhưng mắt vẫn dần bị ảnh hưởng. Vì thế, chuyên gia khuyến cáo những người có nguy cơ cao (thường xuyên dùng thuốc nhỏ mắt corticoid, dùng thuốc corticoid toàn thân, người trên 35 tuổi, có người thân bị glôcôm nên kiểm tra mắt định kỳ hàng năm. Việc khám mắt rất đơn giản, đo nhãn áp cho phép phát hiện sớm nguy cơ để điều trị, giảm mù lòa.
Bênh cạnh đó, vấn đề đáng báo động là việc người dân lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, không theo chỉ định của thầy thuốc khiến mắt có thể bị glôcôm do tra corticoid kéo dài. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, bệnh nhân glôcôm góc mở, có tiền sử tra corticoid tại mắt kéo dài chiếm 31% đến 33%, trong đó số người trong lứa tuổi lao động (25-59%) chiếm 63%.
Nhiều người bị các bệnh về mắt coi các thuốc chứa corticoid như loại "thuốc thần" bởi khi nhỏ vào nhanh hết ngứa, đỏ mắt. Không ít người dùng kéo dài, hoặc cứ thấy mắt cộm cộm là ra hiệu thuốc mua thuốc corticoid về nhỏ. Điều này rất nguy hiểm, rất nhiều bệnh nhân do sử dụng thuốc nhỏ có corticoid kéo dài vào viện trong tình trạng giác mạc đục như cùi nhãn, căng tức như bị vật gì đó bóp nghẹn, mờ mắt trông thấy, nhãn áp tăng vọt.
Những trường hợp này thuốc hạ nhãn áp rất khó có tác dụng. Thậm chí phẫu thuật cũng không thể đưa mắt về như ngày xưa. Vì thế, các bác sĩ cảnh báo tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc chứa corticoid mà cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hưởng ứng "Tuần lễ Glôcôm thế giới", Bệnh viện Mắt Trung ương cũng tổ chức khám, tư vấn thuốc miễn phí, đo nhãn áp miễn phí cho tất cả những bệnh nhân nghi ngờ bị glôcôm vào các ngày tại phòng C.502 và E.504, tại bệnh viện .
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bệnh viện Mắt TP.HCM khám tầm soát miễn phí bệnh Glaucoma Nhân tuần lễ Glaucoma thế giới (từ ngày 10 đến 16-3), Bệnh viện Mắt TP.HCM tổ chức buổi khám tầm soát, tư vấn miễn phí cho 400 người có nguy cơ cao mắc bệnh Glaucoma (trên 40 tuổi hoặc gia đình đã có người mắc bệnh). Bác sĩ Bệnh viện Mắt TP.HCM khám cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC Chương trình diễn ra...