5.000 người có thể vĩnh viễn mất tích trong thảm họa sóng thần Indonesia
Số người chết trong thảm họa động đất, sóng thần ở Indonesia đã tăng lên gần 1.800 người, trong khi Indonesia nói sẽ ngừng công tác tìm kiếm trong vài ngày tới.
Hiện vẫn còn 5.000 người mất tích trên đảo Sulawesi.
Theo Daily Mail, quan chức Indonesia nói chiến dịch tìm kiếm những người mất tích, dù còn sống hay đã chết, sẽ chấm dứt vào ngày 11.10.
Điều đó có nghĩa là đội cứu hộ chỉ còn chưa đầy 4 ngày để tìm kiếm 5.000 người vẫn còn mất tích. Mỗi ngày trôi qua, đội cứu hộ lại đưa lên khỏi mặt đất thêm những thi thể người thiệt mạng.
Đa số các nạn nhân đều được tìm thấy ở thành phố Palu, nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thảm họa động đất và sóng thần.
“Công tác cứu hộ sẽ chấm dứt vào ngày 11.10″, phát ngôn viên cơ quan kiểm soát thảm họa Indonesia Sutopo Purwo Nugroho thông báo. “Những người chưa được tìm thấy sẽ được đưa vào danh sách mất tích”.
Video đang HOT
Công tác tìm kiếm cứu hộ sẽ chấm dứt vào ngày 11.10.
Theo ông Nugroho, sau ngày này, các thiết bị hạng nặng, máy đào đất sẽ được đưa khỏi khu vực. Ước tính hàng ngàn người có thể đã bị vùi lấp bởi đất đá và lớp bùn dày ở phía nam Palu.
Trong ngày 6.10, đội cứu hộ tìm thấy 34 thi thể trong cùng một vị trí. Theo ông Nugroho, các khu vực thiệt hại nặng nề nhất sau này sẽ được chuyển thành địa điểm công cộng như công viên và trung tâm thể thao.
“Chúng tôi không muốn dân cư chuyển đến sống ở những nơi nguy hiểm như vậy”.
Palu là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong thảm họa động đất, sóng thần ở Indonesia.
Sulawesi là một trong 5 hòn đảo chính của Indonesia và là nơi dễ xảy ra động đất, sóng thần. Năm 2004, một trận động đất ở ngoài khơi đảo Sumatra đã tạo nên sóng thần ở Ấn Độ Dương, khiến 226.000 người chết, bao gồm 120.000 người ở Indonesia.
Chính quyền Indonesia tuyên bố sẵn sàng đón nhận sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế sau thảm họa ở Sulawesi. Ước tính hiện có 70.000 người mất nhà cửa vì thảm họa kép.
Indonesia rất cần thêm máy phát điện, lều, nước sạch và cơ sở y tế dã chiến phục vụ người dân.
Theo Danviet
Một tuần sau thảm họa kép, Indonesia đối mặt với dịch bệnh và bất ổn
Cuộc sống của những người sống sót sau thảm họa kép tại Indonesia phải đối mặt với nhiều thiếu thốn và bất ổn.
Hơn 1 tuần sau khi thảm họa kép động đất, sóng thần rung chuyển đảo Sulawesi, chính quyền Indonesia chưa chính thức dừng cuộc tìm kiếm người sống sót, dù hy vọng hiện nay là rất mong manh. Trong khi đó, cuộc sống của những người sống sót sau thảm họa kép cũng phải đối mặt với nhiều thiếu thốn và bất ổn.
Những ngôi nhà xiêu vẹo, không còn hình dạng sau trận động đất, sóng thần. (Ảnh: Reuters).
Theo ông Yusuf Latif, người phát ngôn Lực lượng tìm kiếm và cứu nạn Indonesia, lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm thấy thêm những thi thể nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa kép tại Sulawesi. Tuy nhiên, những thi thể mới được tìm thấy đều đang trong quá trình phân hủy và điều này gây lo ngại về việc lan truyền dịch bệnh. Chính quyền Indonesia đã yêu cầu người dân tránh xa Petobo và Balaroa, hai khu vực thuộc thành phố Palu gần như bị xóa sổ khỏi bản đồ sau thảm họa kép vì nhiều thi thể có thể sẽ được khai quật tại đây.
Ngoài ra, một vấn đề khác mà những người sống sót sau thảm họa phải đối mặt đó là tình trạng thiếu lương thực và nhu yếu phẩm cần thiết cũng như nguồn cung điện nước chưa được cấp lại hoàn toàn. Một người dân địa phương cho biết: "Hiện chúng tôi vẫn chưa được cấp điện. Chúng tôi vẫn đang phải dùng nguồn nước giếng, hàng xóm có thể sang nhà tôi lấy nước. Một vấn đề nữa mà chúng tôi phải đối mặt đó là thiếu ga".
Trong khi đó, sau nhiều ngày bị trì hoãn, viện trợ của cộng đồng quốc tế cũng đã đến được vùng chịu ảnh hưởng nặng nề sau thảm họa kép, khu vực ước tính có hơn 200 nghìn người cần sự trợ giúp. Theo các nhà chức trách, nhiều máy bay chở lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men... đã hạ cánh xuống Palu, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân trong bối cảnh đã xảy ra tình trạng cướp bóc và tranh giành lương thực, thực phẩm.
Hơn 82.000 người đã được huy động tới Palu để phục vụ công tác cứu hộ. Tới thời điểm này, nhiều tuyến đường vẫn còn bị phong tỏa và chỉ tiếp cận được bằng máy bay, đặc biệt là các khu vực nằm cách Palu khoảng 40km về phía Nam. Vì thế, công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn
Tổ chức Chữ thập Đỏ của Indonesia đã phải dựng nhiều nhà tạm tập kết hàng cứu trợ để phân phối đến các khu vực trên đảo Sulawesi. Sáng nay (7/10), hàng viện trợ của Australia và Mỹ đã đến Palu.
Bà Diastuti, một quan chức địa phương cho biết: "Chúng tôi đang tiến hành các bước để phân phối thực phẩm và các nhu yếu phẩm. Tất nhiên, chúng tôi sẽ đảm bảo rằng các khoản trợ giúp này sẽ được phân phối trực tiếp cho những người sống sót sau thảm họa chứ không phải là người không liên quan."
Ngoài các loại hàng hóa, một số nước đã cam kết gửi tiền dưới hình thức quyên góp để hỗ trợ Indonesia khắc phục hậu quả thiên tai với tổng số 220 tỷ rupiah (tương đương 16,3 triệu USD ), trong đó Venezuela cam kết gửi 10 triệu USD, Trung Quốc ủng hộ 200.000 USD, Liên minh châu Âu quyên góp 1,5 triệu USD (1,7 triệu USD), Việt Nam 100.000 USD và Lào 100.000 USD. Một phần trong quỹ này, theo Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia Indonesia, sẽ được phân bổ cho chương trình phục hồi và tái thiết các khu vực thiệt hại./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1 Tổng hợp
Thảm họa Indonesia: Vẫn còn 5.000 người mất tích Chiều 7-10, Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia cho biết số người chết tính đến hiện nay là 1.763 người. Hiện vẫn còn khoảng 5.000 người mất tích "Dựa trên báo cáo từ lãnh đạo làng Balaro và Petobo, vẫn còn khoảng 5.000 người chưa được tìm thấy"- Ông Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên Cơ quan quản lý thiên...