500 người giàu nhất thế giới mất 1.400 tỷ USD vì lạm phát, lãi suất cao
Giới siêu giàu từng chứng kiến khối tài sản tăng vọt trong thời kỳ đại dịch hiện bắt đầu nếm mùi mất mát do mối lo chung về lạm phát và lãi suất tăng cao.
Tỷ phú Zhao Changpeng – người sáng lập sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới Binance – bị mất đến 85,6 tỷ USD trong năm nay khiến tổng tài sản chỉ còn 10,2 tỷ USD. Ảnh: AFP
Theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 1.400 tỷ USD trong năm nay, với khoảng 206 tỷ USD bị bốc hơi chỉ riêng trong ngày 13/4, khi thị trường tài chính toàn cầu chịu sức ép của lãi suất cao và lạm phát.
Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với năm ngoái, khi thị trường tăng vọt và thúc đẩy tài sản ròng của các tỷ phú giàu nhất hành tinh lên khoảng 8%.
Video đang HOT
Báo cáo của Capgemini World Wealth cho thấy sau một thập kỷ thống trị về sự gia tăng các tỷ phú mới, năm 2022, thứ hạng của các tỷ phú ở châu Á – Thái Bình Dương chỉ tăng 4,2%, xếp sau châu Âu và thụt lùi xa so với Bắc Mỹ.
Sự kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ cũng như việc thị trường bất động sản nguội lạnh là một phần nguyên nhân đứng đằng sau hiện tượng trên. Nó cũng đồng thời phản ánh mức tăng mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Mỹ đã giúp thổi phồng giá trị của mọi thứ, từ tiền kỹ thuật số đến giá đất. Điều đó đang nhanh chóng bị đảo ngược trước tình hình lạm phát gia tăng, gây ra những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất mạnh như thế nào trong thời gian sắp tới.
Theo dữ liệu của Capgemini, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Đức vẫn là những quốc gia có nhiều người giàu nhất thế giới, tập trung gần 64% các cá nhân có tài sản ròng cao trên toàn cầu.
Khối tài sản khổng lồ được tạo ra từ việc các công ty công nghệ và công ty khởi nghiệp được niêm yết cao ngất ngưởng trên thị trường chứng khoán cũng giúp sản sinh ra nhiều tỷ phú trẻ tuổi hơn. Tất nhiên, sự đi lên nhanh chóng đó đang chịu ảnh hưởng từ việc các đồng tiền kỹ thuật số lớn như Bitcoin, Ether bị rớt giá thảm hại.
Theo Bloomberg, 5 tỷ phú bị thiệt hại nhiều nhất trong năm 2022 chính là Zhao Changpeng (85,6 tỷ USD), Elon Musk (73,2 tỷ USD), Jeff Bezos (65,3 tỷ USD), Mark Zuckerberg (64,4 tỷ USD) và Bernard Arnault (56,8 tỷ USD).
'Đội quân siêu giàu' tăng kỷ lục bất chấp đại dịch
Trên 51.000 người đã gia nhập hàng ngũ "siêu giàu" trong năm 2021 trong bối cảnh những người vốn đã rất giàu được hưởng lợi từ thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh và giá bất động sản tăng trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát.
Tay đua Công thức 1 Lewis Hamilton. Ảnh: AFP
Theo một báo cáo của nhà tư vấn bất động sản Knight Frank, số cá nhân có giá trị ròng cực cao (UHNWI), những người có tài sản hơn 30 triệu USD (22,4 triệu bảng Anh), đã tăng kỷ lục 9,3% trong năm 2021 lên 610.569 người.
Rory Penn, người đứng đầu của văn phòng tư nhân của Knight Frank, cho hay dù dùng bất kỳ thước đo nào để đánh giá, như giá bất động sản, lượng máy bay tư nhân hay số UHNWI, đều cho thấy năm 2021 là một năm "tốt lành" đối với những người giàu.
Bất chấp những thời điểm không ổn định, chúng ta vẫn chứng kiến của cải được tạo ra đáng kể trên toàn cầu, trong đó số lượng người có tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên tăng gần 10% trong năm 2021.
Số người siêu giàu tại Anh đã tăng 11% lên 25.771 người, nhiều hơn số người có thể "lấp đầy" các sân vận động bóng đá của Watford, Burnley hoặc Brentford. Số người Anh có tài sản trên 30 triệu USD đã tăng gấp đôi kể từ năm 2016 và Knight Frank dự đoán tổng số sẽ tăng lên trên 32.000 người vào năm 2026. Có trên 3 triệu người ở Anh được xếp vào hàng triệu phú USD (750.000 bảng Anh), tăng 54% so với 5 năm trước.
Vương quốc Anh có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh thứ hai sau Mỹ, nước ghi nhận mức tăng 13% lên 210.353 người. Thứ hạng của những người giàu có tăng lên ở mọi châu lục, trừ châu Phi (nơi có 17 người rời khỏi danh sách trên), nâng tổng số lên 2.240 người.
Monaco nổi tiếng là quốc gia có nhiều người siêu giàu nhất tính theo đầu người, với 199 người nắm giữ tài sản từ 30 triệu USD trở lên trong tổng dân số chỉ 39.000 người, nghĩa là cứ mỗi 1.000 người thì có 5 người siêu giàu. Cứ 10 người sống ở Monaco thì chỉ có gần 7 người là triệu phú USD.
Monaco là quê hương của một số người Anh giàu có, bao gồm cựu ông chủ của Topshop, Sir Philip Green và vợ ông, Tina; tỷ phú ủng hộ Brexit và ông trùm hóa dầu Sir James Ratcliffe, các tỷ phú bất động sản Simon và David Reuben; John Hargreaves, nhà sáng lập kiêm chủ tịch của Matalan; John Caudwell, tỷ phú sáng lập Phones4u; và tay đua Công thức 1 Lewis Hamilton.
Báo cáo của Knight Frank cho thấy những người siêu giàu chỉ nắm giữ trung bình dưới 2/3 tài sản của họ. Không có gì ngạc nhiên khi những bất động sản đắt tiền nhất được tìm thấy ở Monaco, nơi người mua nhà sẽ cần chi ít nhất 34 triệu USD để lọt vào top 1% những bất động sản đắt tiền nhất.
Một triệu USD chỉ mua được 14,6 m2 diện tích nhà ở tại công quốc Địa Trung Hải này, so với 30,6 m2 ở London, hay 256 m2 ở São Paulo.
Theo khảo sát của Knight Frank về các chủ ngân hàng tư nhân và cố vấn tài sản, trung bình những người siêu giàu sở hữu 2,9 ngôi nhà.
Hé lộ điều kiện gia nhập hội kín độc quyền của giới siêu giàu thế giới Câu lạc bộ R360 được mệnh danh là "ốc đảo" của giới siêu giàu, tuyển 50 thành viên mới mỗi năm với nhiều điều kiện cho tới khi đủ 500 người ở Mỹ và 500 người ở nước ngoài. Các thành viên của R360 trong một trận quần vợt nhằm gia tăng kết nối và tương tác (Ảnh: Bloomberg). Theo Bloomberg , một...