500 kg rác treo ‘ngập đầu’, cảnh báo giới trẻ ‘xả ít thôi’
Nhằm cảnh cáo về lượng rác thải đang không thể tiêu hủy hết, một chương trình triển lãm có chủ đề “ Xả rác ít thôi” vừa được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội).
Khách tham quan ngỡ ngàng khi thấy khu vực trần nhà với đủ loại loại rác thải quen thuộc trong đời sống hàng ngày được treo lơ lửng trên đầu với ý nghĩa “cảm giác bí bách, ngộp thở và con người đang dần chìm trong rác thải”.
Đây là 500 kg rác thải qua xử lý tạo nên không gian nghệ thuật sắp đặt ấn tượng tại Triển lãm “Xả rác ít thôi” ở Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace số 24 Tràng Tiền (Hà Nội).
Triển lãm được tổ chức bởi UBND TP Hà Nội, vùng Ile-de-France và PRX-Vietnam với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển Pháp – AFD.
Nhiều thông tin tại triển lãm khiến lần đầu mọi người mới hiểu được tác hại của rác thải nhựa: Phần lớn rác thải sinh hoạt của con người được làm từ nhựa và nylon, loại vật liệu tốn từ hàng trăm đến hàng triệu năm mới có thể phân hủy được trong đất. Thời gian phân hủy cửa hộp xốp là 50 năm. Chúng sẽ phân hủy thành các hạt vi nhựa và gây ô nhiễm các môi trường nước (nước ngọt và nước biển). Hơn nữa hộp xốp không phải lúc nào cũng thích hợp để đựng đồ ăn. Styrene, một phần tử trong thành phần hộp xốp là một chất bị nghi ngờ có thể gây ung thư và là chất độc thần kinh. Nó có khả năng lây sang thực phẩm và đồ uống được đựng trong hộp.
Video đang HOT
Hơn nữa, rác thải nhựa còn gây nguy hiểm cho động vật trên Trái Đất khi chúng lầm tưởng rác là thức ăn. Việc sản xuất các lọ dầu gội sữa tắm của các doanh nghiệp kéo theo nhu cầu sử dụng rất nhiều năng lượng và nguyên liệu trong khi thời gian sử dụng sản phẩm rất ngắn, còn các nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta không phải là vô tận.
“Khi bị thải ra môi trường tự nhiên, một chiếc chai nhựa phải mất 100 – 1000 năm mới phân hủy được. Ngoài ra quá trình sản xuất chai nhựa gây phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, tiêu tốn các nguồn năng lượng hóa thạch không thể tái tạo và sử dụng nhiều nước. Bạn có biết để sản xuất được một chai nhựa có dung tích 1 lít người ta phải dùng đến 3 lít nước hay không?”, một thông điệp và câu hỏi được đề tại triển lãm.
Phương Thảo (17 tuổi) cho biết: “Em cũng từng làm một triển lãm về rác thải nhựa. như thế này. Em đánh giá rất cao cách sắp đặt treo những mô hình rác của BTC. Cũng vì hưởng ứng phong trào đẩy lùi rác thải nhựa mà em đã mua một chiếc ly thủy tinh để hạn chế rác từ cốc nhựa mỗi khi đi uống café”.
Thông qua triển lãm mới thấy không chỉ rác khi thải ra, những đồ dùng, vật dụng trong bếp của mỗi gia đình cũng đáng lưu ý. Việc sửa dụng các hộp như trưng bày không phải là không có nguy hiểm. Trong quá trình tiếp xúc với thực phẩm, các chất gây ô nhiễm có thể nhiễm vào thực phẩm, trong số đó có một số hợp chất phtalates được sử dụng để làm mềm nhựa, hoặc bisphenol A. Cả hai đều là chất gây rối loạn nội tiết.
Bên cạnh những mô hình rác thải, triển lãm “Xả rác ít thôi” còn cung cấp những tấm infographic giúp công chúng hiểu hơn về hiện trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Chẳng hạn như thông điệp về lượng rác thải trung bình của một gia đình 4 người tại Hà Nội là 3,48 kg.
Tại đây, triển lãm cũng cho thấy con số thống kê mỗi gia đình Việt Nam thải ra một ngày từ 5 đến 7 chiếc túi nylon. Tính trong phạm vi cả nước mỗi ngày có 25 triệu túi nylon được thải ra gây rất nhiều hậu quả cho môi trường.
Và minh chứng rõ nét nhất là chiếc xe của công nhân quét rác từ năm 2010 đến năm 2050 sẽ chất cao như núi, gấp 4-5 lần sau 40 năm. Năm 2010 người dân Hà Nội thải rác ra là 5.000 tấn/ngày, đến năm 2050 dự kiến con số sẽ lên tới 15.900 tấn/ngày.
Theo Zing
Đề xuất 'mạnh tay' với người nhập cư vi phạm chuẩn mực lối sống TPHCM
Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM) cho rằng thành phố cần xây dựng chuẩn mực văn hóa lối sống và có biện pháp mạnh tay, kể cả đưa người nhập cư về nơi cũ nếu họ không tuân thủ trong thời gian lưu trú tại TPHCM.
Tình trạng xả rác nơi công cộng ở TPHCM chưa giảm do ý thức của một bộ phận người dân.
Sáng 12/7, trong phiên thảo luận tại nghị trường kỳ họp thứ 15 HĐND TPHCM khóa IX, nhiều đại biểu bức xúc về nạn xả rác bừa bãi xuống kênh rạch, nơi công cộng.
Đại biểu Vũ Thanh Lưu đề xuất có hình thức xử lý mạnh tay đối với hành vi xả rác, nuôi chó mèo phóng uế bừa bãi, tình trạng karaoke gây tiếng ồn trong khu dân cư.
"Quy định đã có rồi nhưng có nơi xử nhiều, có nơi xử ít. Phải phát động toàn dân bảo vệ môi trường, không xả rác nơi công cộng và tăng cường xử phạt, nếu không, tình trạng nhờn luật sẽ xảy ra", ông Lưu nói.
Đại biểu Tăng Hữu Phong nói tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ở TPHCM rất đáng lo ngại trong thời gian qua nhưng báo cáo của UBND TPHCM rất ngắn, tính cả nội dung đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn giao thông thì chỉ vỏn vẹn 44 dòng.
"Tình hình tội phạm, đặc biệt là ma túy đang rất đáng lo ngại. Nhiều vụ án bắt đối tượng đưa về trụ sở công an xét nghiệm, xe chở không hết, phải đi 2-3 chuyến. Số vụ mua bán ma túy ngày càng tăng", ông Phong nêu.
Đại biểu này cũng chỉ ra nạn tín dụng đen do các đối tượng từ các tỉnh phía Bắc vào gây án, tuy đã bớt gay gắt so với giai đoạn đầu nhưng hầu như ngày nào cũng xảy ra tình trạng đòi nợ kiểu "xã hội đen", tạt chất bẩn, đánh đập, thậm chí gây án mạng, khiến người dân bức xúc, bất an và có nguy cơ tạo điểm nóng.
"Cần có báo cáo cụ thể. Liệu TPHCM có kéo giảm được không? Chuyện này ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và nỗ lực xây dụng "Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình"", ông Phong nêu.
Theo Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM), TPHCM cần nghiên cứu, xây dựng các chuẩn mực văn hóa lối sống. Đại biểu này giải thích: TPHCM đang là nơi "đất lành chim đậu", thu hút rất nhiều luồng dân cư từ nơi khác đến học tập, sinh sống và làm việc.
Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân
Việc thu hút người nhập cư đến TPHCM góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng gây rất nhiều áp lực (về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tội phạm từ các tỉnh ẩn náu và thực hiện hành vi phạm tội...)
"Như chương trình vận động toàn dân không xả rác. TPHCM cần khảo sát xem đối tượng, khu vực nào xả rác nhiều nhất. Đã đến lúc nghĩ đến việc ăn cây nào phải rào cây nấy. Thực tế, có một bộ phận người nhập cư không tuân thủ các quy định của thành phố. Có biện pháp nào mạnh mẽ hơn không? TPHCM có thể yêu cầu họ trở về nơi cư trú cũ vì "Anh ơi đô thành ở đây em sống không quen", đại biểu Xuân ví von.
HUY THỊNH
Theo TPO
Dân khổ vì bãi tập kết rác, chính quyền xã chỉ có thể... quan ngại! Bãi tập kết rác xã Thạch Tân nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Thạch Tân và Thạch Đài (Thạch Hà - Hà Tĩnh) thường xuyên bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân. Sự việc được phản ánh với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng, nhưng vẫn chưa được giải...