500 DN xuất sắc nhất Việt Nam: Niềm tin và kỳ vọng tăng trưởng
Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam ( Vietnam Report) phối hợp với báo điện tử VietNamNet hôm nay tổ chức lễ công bố 500 DN xuất sắc nhất Việt Nam.
Có tên trong danh sách 500 DN tăng trưởng và triển vọng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2016 là những đại diện tiêu biểu nhất của cộng đồng DN Việt Nam, luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2014.
Các DN được vinh danh trong buổi lễ đều là những đại diện có tiềm lực thực sự và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, xứng đáng với danh hiệu “những ngôi sao đang lên” trên bầu trời kinh tế Việt Nam.
Tổng biên tập VietNamNet phát biểu tại lễ công bố.
Đặc điểm nổi bật của các DN tăng trưởng và triển vọng xuất sắc nhất Việt Nam 2016 là duy trì tốt đà tăng trưởng trong năm 2015; có nhiều đóng góp cho sự tăng trưởng trong giai đoạn 2012 – 2015 và chọn chiến lược tăng trưởng mạo hiểm trong bối cảnh hội nhập TPP.
Phát biểu tại lễ công bố, ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ghi nhận vai trò của báo VietNamNet cũng như công ty Vietnam Report trong việc tôn vinh các DN xuất sắc thông qua bảng công bố 500 tăng trưởng và triển vọng xuất sắc nhất Việt Nam 2016.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cam kết sẽ làm hết sức để hỗ trợ các DN, giúp DN phát triển tốt và hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu.
Ông Phạm Anh Tuấn – Tổng biên tập Báo VietNamNet, Trưởng ban tổ chức, đánh giá cao nỗ lực của các DN đã vượt qua khó khăn thách thức trong thời gian qua và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Những DN lọt vào danh sách 500 DN tăng trưởng và triển vọng xuất sắc nhất Việt Nam 2016 là một thành tích đáng khích lệ, cần được vinh danh.
Video đang HOT
Báo cáo của Vietnam Report chỉ ra rằng, năm 2016 được đánh giá là một cột mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương được ký kết/có hiệu lực, hứa hẹn đem đến nhiều cơ hội hợp tác, mở rộng hoạt động và thu hút dòng vốn nước ngoài.
Trả lời khảo sát của Vietnam Report, đa phần (hơn 80%) đều tự tin khẳng định đã chuẩn bị đầy đủ/tương đối đầy đủ để sẵn sàng hội nhập và cạnh tranh. Đồng thời tỉnh táo lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận; cắt giảm chi phí và tiếp tục giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới, hạn chế tối đa những bất lợi có thể gặp phải và phát huy tối đa nội lực thực có, qua đó biến thách thức thành cơ hội tăng trưởng, đưa thương hiệu Việt vươn xa hơn không chỉ trong khu vực mà còn trên trường quốc tế.
Trong năm 2016, các doanh nghiệp chọn chiến lược tăng trưởng mạo hiểm trong bối cảnh hội nhập TPP. Những kết quả kinh doanh khởi sắc đã đạt được trong cả một chặng đường dài từ năm 2011 đến năm 2015 kết hợp với các dự báo kinh tế khả quan trong năm 2016, và đặc biệt là triển vọng thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế TPP và AEC, là cơ sở đáng tin cậy làm tăng thêm niềm tin và kỳ vọng tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp Việt.
Hơn 76% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh nhằm tận dụng tối đa những cơ hội tăng trưởng mới… Đây là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới.
Nhân sự kiện này,Vietnam Report chính thức công bố danh sách 50 DN tăng trưởng xuất sắc nhất. Các DN có tên trong danh sách này là những đại diện tiêu biểu, luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 2011-2014. Cùng với đó là danh sách 10 DN đầu tư bất động sản uy tín và 5 DN tư vấn môi giới bất động sản uy tín năm 2016.
Tại đây, Vietnam Report cũng giới thiệu cuốn Báo cáo tăng trưởng và triển vọng kinh tế Việt Nam 2016: Những yếu tố tác động đến tăng trưởng của một số ngành chủ yếu, là sản phẩm nghiên cứu được xuất bản thường niên theo chuyên đề tăng trưởng, tổng hợp những phân tích chuyên sâu về cơ hội và thách thức tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và một số ngành nói riêng dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam.
Trần Thủy
Theo_VietNamNet
Bức tranh kinh tế quý I kém sắc nhưng không bi quan
Nhận định này được các chuyên gia nêu tại tọa đàm công bố Báo cáo vĩ mô Quý I/2016, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức chiều 12/4.
Theo nhận định của VEPR, kinh tế Quý 1 chứng kiến mức suy giảm tăng trưởng đáng kể kể từ năm 2012 tới nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, điều này không bi quan.
Quý I/2016, nền kinh tế có nhiều "mảng xám"
Báo cáo của VEPR cho thấy, lần đầu tiên trong vòng 5 năm, tăng trưởng Quý 1 thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước. GDP chỉ tăng 5,46% trong Quý 1/2016, thấp hơn mức tăng 6,12% của cùng kỳ 2015.
(Ảnh minh họa: KT)
Trong khi khu vực dịch vụ vẫn diễn biến tch cực, đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng không đạt được như kỳ vọng. Tăng trưởng dịch vụ ổn định ở mức 6,13% và đóng góp 2,48 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP Quý 1. Khu vực công nghiệp, trái lại, ch tăng 6,72%, mức thấp nhất trong nhiều quý trở lại đây (tăng trưởng khu vực này các quý năm 2015 lần lượt đạt: 8,74%; 9,09%; 9,57%; và 9,64%).
Bên cạnh đó, khu vực nông, lâm ngư nghiệp đã suy giảm 1,23%, chủ yếu do giảm sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cây trồng vụ đông tại miền Bắc.
Lạm phát có xu hướng tăng trở lại trong ba tháng đầu năm. Lạm phát toàn phần đã vượt mức 1% trong tháng 2 và đạt 1,69% cuối quý. Mức tăng này phần lớn đến từ đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục đầu tháng Ba.
Cán cân thương mại Quý 1 tiếp tục xu hướng khả quan diễn ra từ năm 2015. Thương mại đạt thặng dư quý thứ hai liên tiếp ở mức 0,7 tỷ USD. Tuy nhiên, sự phục hồi này đạt được chủ yếu do suy giảm nhu cầu nhập khẩu. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, tăng trưởng thương mại suy giảm; động lực xuất khẩu cũng không còn mạnh mẽ dù vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Trong ba tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 3,9% so với Quý 1/2015 và đạt 37,7 tỷ USD. Kinh tế tr trệ tại các đối tác nhập khẩu chính của Việt Nam đã khiến tăng trưởng xuất khẩu suy giảm hai quý liên tiếp.
Đặc biệt, TS. Thành lo lắng, trong bối cảnh nguồn thu còn gặp nhiều khó khăn, xu hướng tăng chi tiêu ngân sách vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Tình trạng này đã diễn ra liên tục trong nhiều năm phản ánh tình trạng kỷ luật tài khóa lỏng lẻo.
Bên cạnh đó, VEPR đánh giá, trong quý I năm nay, đầu tư ổn định, tiêu dùng chững lại; thị trường tài chính và tiền tệ thì dù đang có được sự ổn định nhất định nhưng xuất hiện tín hiệu tăng lãi suất cho vay. Điều này tăng áp lực cho nền kinh tế....
Hy sinh tăng trưởng ngắn hạn để phát triển bền vững dài hạn
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, cho rằng dù bức tranh chỉ số kinh tế quý I năm nay không sáng như kỳ vọng, nhưng không đến mức bi quan. Cho dù tăng trưởng không cao như kỳ vọng, nhưng nếu ta thực sự tái cơ cấu nền kinh tế thì tăng trưởng thậm chí có thể giảm nhẹ so năm trước nhưng nó là tiền đề đảm bảo cho tăng trưởng bền vững, lành mạnh sau này. Điều này là sự hy sinh tăng trưởng trong ngắn hạn để tạo đà cho phát triển bền vững dài hạn.
Chuyên gia Kinh tế Lê Đăng Doanh thì kỳ vọng: Nhiều hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước và khu vực trên thế giới dần có hiệu lực nhiều hơn, nó tạo nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam, nhưng cũng có những thách thức. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có cải cách mạnh mẽ để gặt hái thành công. "Tôi tin tưởng và kỳ vọng Chính phủ mới sẽ quyết tâm vượt khó và thành công"- ông Doanh nhấn mạnh.
Trước thực tế này, VEPR khuyến nghị các chính sách kinh tế hướng tới duy trì mục tiêu ổn định vĩ mô, đặc biệt cần tránh tâm lý nôn nóng trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng cao khi bắt đầu một nhiệm kỳ Chính phủ mới. Đặc biệt, các cơ quan hoạch định chính sách cần nhìn trước những rủi ro bùng phát lạm phát để kiểm soát cung tiền ở mức phù hợp. Đi kèm với các giải pháp cắt giảm chi ngân sách ngắn hạn quyết đoán, Chính phủ cần có một chiến lược tổng thể và hữu hiệu cắt giảm bộ máy hành chính và chi thường xuyên trong cả nhiệm kỳ này.../.
Xuân Thân
Theo_VOV
Bốn giải pháp ngăn sự giảm tốc của công nghiệp Với mục tiêu tăng trưởng GDP đặt ra cho năm 2016 cao hơn năm trước, đòi hỏi ngành công nghiệp phải tăng cao hơn. Tuy nhiên, tăng trưởng công nghiệp trong quý I/2016 đã giảm tốc, cần có giải pháp ngăn chặn. Tăng trưởng giảm tốc Các chỉ số thống kê cho thấy, tốc độ tăng/giảm chỉ số sản xuất công nghiệp quý...