500 cán bộ Việt Nam được đào tạo trong khuôn khổ Kế hoạch Colombo
Sáng 30/10, tại Hà Nội, Kỳ họp lần thứ 46 Uỷ ban Tư vấn Kế hoạch Colombo (Colombo Plan – CCM46) đã khai mạc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức kỳ họp quan trọng nhất của Kế hoạch Colombo với chủ đề “ Bình đẳng giới”.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại Lễ khai mạc
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung ghi nhận sự hợp tác quý báu mà Kế hoạch Colombo đã dành cho Việt Nam, đặc biệt là đã giúp đào tạo hơn 500 cán bộ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như phòng chống tệ nạn, hành chính công, môi trường, phát triển kinh tế tư nhân, bình đẳng giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung với tư cách Chủ tịch CCM46 đã nêu bật những hiệu quả tích cực mà các khóa đào tạo của Kế hoạch mang lại cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước.
Video đang HOT
Nhấn mạnh vai trò của ngoại giao đa phương trong tình hình mới, Thứ trưởng cũng cho rằng Kỳ họp lần này là một cơ hội tốt để các nước thành viên đánh giá lại những mục tiêu, đề xuất đã được thực hiện trong hai năm qua và vạch ra những phương hướng thích hợp cho kế hoạch.
Hà Dung
Theo baophapluat
Xét công nhận liệt sĩ cho "hiệp sĩ": Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói gì?
Sáng 29.5, bên hành lang Quốc hội, trao đổi với báo chí, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, ông đã nhận được đề xuất công nhận liệt sĩ và cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 2 "hiệp sĩ" đường phố Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (ảnh T.C).
Theo Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội, việc xem xét đề xuất của TP Hồ Chí Minh phải căn cứ vào các tiêu chuẩn được pháp luật quy định. Khi xét thấy đáp ứng đầy đủ các quy định thì sẽ công nhận.
"Cá nhân thì tôi ủng hộ đề xuất của TP. Hồ Chí Minh. Hiện chúng tôi đang giao cho các cán bộ đối chiếu các quy định để xem xét đề xuất với tinh thần là đủ điều kiện thì sẽ sớm công nhận", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Qua sự việc liên quan đến 2 "hiệp sĩ" đường phố Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, xã hội cần phải tôn vinh. Tuy nhiên, nếu tiếp tục phát triển mô hình này, theo ông các hiệp sĩ cần phải được trang bị kỹ năng, điều kiện để hoạt động.
"Để mô hình này hoạt động hiệu quả, đảm bảo sự an toàn cho các hiệp sĩ, chúng ta cần phải trang bị kỹ năng, điều kiện. Còn nếu thiếu cơ sở pháp lý cho mô hình này thì cũng phải củng cố, bổ sung cho hoàn thiện", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.
Trước đó vào ngày 23.5, UBND TP. Hồ Chí Minh có văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận liệt sĩ và cấp bằng Tổ quốc ghi công cho hai "hiệp sỹ" đường phố Nguyễn Văn Thôi và Nguyễn Hoàng Nam.
UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc các "hiệp sĩ" đường phố phát hiện, ngăn chặn hành vi phạm tội là tự nguyện, tranh thủ thời gian rảnh rỗi bên cạnh công việc chính hàng ngày để góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP trong nhiều năm qua.
Vào tối ngày 13.5, nhóm hiệp sĩ gồm 7 người đi xe máy trên đường, đến khu vực cư xá Bắc Hải (quận 10) phát hiện hai thanh niên có biểu hiện khả nghi nên bám theo.
Khi phát hiện đối tượng dùng dụng cụ bẻ khóa chiếc xe Honda SH, nhóm hiệp sĩ ập vào khống chế và bị đối tượng dùng dao đâm. Hai "hiệp sỹ" Nguyễn Văn Thôi (sinh năm 1976, quê Bình Định) và Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1989, quê Đồng Nai) tử vong, ba "hiệp sĩ" khác bị đâm trọng thương.
Theo Danviet
ĐBQH: Vì sĩ diện nhiều đàn ông không dám nói bị vợ hắt hủi, 'cấm vận' Theo đại biểu Trương Anh Tuấn với quan niệm hiện nay phụ nữ là phái yếu, đàn ông là phái mạnh, nên công tác bình đẳng giới là bảo vệ bênh vực phụ nữ, như vậy cũng chưa đúng. ĐB Trương Anh Tuấn (Nam Định) có phát biểu gây chú ý. Ảnh: VPQH. Sáng 9.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về...