500 anh em xúm lại lội bùn tát đìa, bắt cá đồng nướng trui ăn chơi
Tát đìa là một nét đẹp trong văn hóa của người miền Tây. Việc tát đìa thường phải huy động nhiều anh em xung quanh để bắt cá, vì có những đìa khá lớn, cá đồng trốn dưới bùn rất khó bắt.
Theo người dân làm lúa ở Cà Mau, sau khi thu hoạch lúa, cá đồng sẽ dồn vào các đìa còn nhiều nước khi mùa khô đến. Tại đây, bà con sẽ cùng nhau bắt nhiều loại cá đồng dưới đìa, sau đó chọn những con cá lóc to nhất để nướng trui, chia sẻ thành quả sau những giờ lao động vất vả.
Những năm gần đây lượng cá đồng đã giảm đáng kể, cũng từ đó giá trị kinh tế cao hơn hẳn. Tuy nhiên, phần lớn cá sau khi tát đìa sẽ được chia cho người thân và những người bắt cá phụ. Thông thường, các loại cá đồng bắt được nhiều nhất là cá lóc, cá rô, cá thác lác, cá sặc,…
Lội bùn tát đìa bắt cá đồng là một nét đẹp trong văn hóa người miền Tây. Ảnh: Chúc Ly.
Theo ông Nguyễn Văn Giang (xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), theo quy luật tự nhiên, nhiều loại cá đồng sẽ men theo đường nước tìm đến các ao, đìa còn nhiều nước để sinh sống. Lúc này, người dân ở đây sẽ dùng máy tát cạn nước trong các đìa để bắt cá. Thông thường bà con phải nhờ anh em hàng xóm đến bắt cá phụ. 4-5 người sẽ cùng nhau lội bùn bắt cá.
Cũng theo ông Giang, mỗi đìa cá đồng phải mất từ 3-5 giờ để bắt hết cá, tùy theo đìa lớn hay nhỏ. Sau khi bắt hết cá, thông thường chủ nhà sẽ chọn những con cá lóc to nhất để nướng trui bằng rơm.
Dân Việt xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh anh em hàng xóm cùng nhau lội bùn tát đìa, bắt cá đồng nướng trui ăn:
Người dân dùng máy tát cạn nước trong đìa. Ảnh: Chúc Ly.
Người bắt cá phải chịu khó lội xuống đìa, dùng tay bắt những con cá vui dưới bùn. Ảnh: Chúc Ly.
Nhiều loài cá được bắt bằng tay không. Ảnh: Chúc Ly.
Video đang HOT
Cá sẽ được lựa và rửa sạch trước khi đem bán hoặc cho người thân, bạn bè. Ảnh: Chúc Ly.
Thành quả sau một buổi lội bùn tát đìa, bắt cá đồng. Ảnh: Chúc Ly.
Những con cá lóc đồng to sẽ được chủ nhà bắt nướng trui đãi khách, anh em phụ bắt cá. Ảnh: Chúc Ly.
Mâm cơm với toàn cá đồng sẽ níu dân những ai một lần được thưởng thức. Ảnh: Chúc Ly.
Theo Danviet
Nghẹn lòng mát-xa miền Tây: Mẹ cùng con gái vào phòng với khách
Không yên tâm để con gái đang tuổi dậy thì ở nhà, Tâm mang con đi hành nghề mát-xa cùng để tiện giám sát.
Chị Tâm (41 tuổi, quê Cà Mau) từng có cuộc hôn nhân không hạnh phúc. 5 năm trước vợ chồng Tâm ly hôn. Chị được nuôi con gái, bé Trinh khi đó 11 tuổi.
Ngày còn làm vợ, chị chỉ ở nhà nội trợ, mọi chi tiêu trong nhà do chồng lo. Sau ly hôn, ruộng vườn không có, tiền tiết kiệm, công việc cũng không, người mẹ ấy không biết làm gì nuôi con.
Được bạn giới thiệu, một quán cà phê ở thành phố Cần Thơ cần người phục vụ, thu nhập hơn 5 triệu/tháng, Tâm quyết định gửi con đi làm xa.
Chị cho biết, quán chị làm có tên gọi H.L.B nằm ngay thành phố Cần Thơ. Bên ngoài đề biển quán cà phê, nhưng thực chất, bên trong là dịch vụ mát-xa kích dục.
Dịch vụ mát-xa kích dục trá hình trong những quán cà phê.
Hằng ngày, ngoài bán nước, Tâm có nhiệm vụ làm khách 'thư giãn'. Mức lương người bạn giới thiệu chỉ là ảo. Thù lao chị nhận được là tiền công mát-xa cho khách và tùy vào dịch vụ khách làm. Thường từ 100-150 ngàn đồng/lần/giờ. Tiền nước khách uống và địa điểm chị hoặc khách phải trả.
'Nghề này chẳng có gì xấu, lại cho tôi thu nhập gửi về quê nuôi con', Tâm lý giải và chấp nhận công việc từ năm 2014 đến nay.
Khách nữ vào, quán chỉ đơn thuần giới thiệu nước uống. Khách nam vào, Tâm dùng tiếng lóng giới thiệu dịch vụ. Nếu họ đồng ý, Tâm đưa vào căn chòi nhỏ, xây bằng những viên gạch thô, cửa bằng tấm ri đô mỏng màu xanh phía sau quán.
Những căn chòi nhỏ, xây bằng gạch thô, cửa bằng tấm ri đô mỏng màu xanh phía sau quán.
Theo quy định, mỗi khách sẽ được mát-xa khoảng một tiếng. Nếu muốn thêm giờ khách phải trả thêm tiền.
"Một ngày, tôi tiếp khoảng 4-5 người. Sau khi trừ hết các khoản phí cũng được 400-500 ngàn đồng/ngày, có khi hơn tùy vào sự hào phóng của khách", Tâm tiết lộ.
Công việc không có ngày nghỉ. Những ngày lễ Tết, khách đông hơn ngày thường, vì thế, Tâm không có thời gian về thăm con.
Năm 2017, bé Trinh mới bước qua tuổi 14 nhưng trông như một thiếu nữ. Em giống mẹ nên da trắng, dáng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, ba vòng cân đối.
Nghe con thú nhận, đang yêu một cậu thanh niên cùng làng, Tâm lo lắng. "Con bé còn nhỏ, tôi lại ở xa, không bảo ban được nhiều. Tôi không muốn con phải khổ sớm", bà mẹ một con nói sau quyết định đưa con gái đi làm nghề cùng.
"Con bé chỉ cần làm khách vui, không đi quá giới hạn. Mẹ con tôi được ở bên nhau. Tôi được nhìn thấy con mỗi ngày và giám sát con bé", Tâm giải thích.
Đến nay, bé Linh bước qua tuổi 16 và đã có gần hai năm làm nghề mát-xa cùng mẹ. Mỗi ngày, em mát-xa cho khoảng 6-7 khách. Có ngày khách đông thì làm việc nhiều hơn. Cô bé cho biết không ái ngại khi làm việc.
Chị Ngô Thị Mộng Linh, hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sen Xanh tại TP.HCM. Công việc của nhóm chị là đến những quán cà phê, quán nhậu, khu đèn đỏ... gặp những người đang hành nghề mại dâm, mát-xa khuyên họ bỏ nghề, hoặc hướng dẫn họ cách sử dụng các biện pháp an toàn khi hành nghề.
Sau đó, nhóm của chị giúp họ hoàn lương hoàn toàn bằng cách tạo công việc khác hoặc giới thiệu đến các trung tâm dạy nghề miễn phí cho học.
Theo chị Linh, những người đi hành nghề mát-xa như mẹ con chị Tâm thường có học thức thấp hoặc bước vào đường cùng. Họ nghĩ rằng, mình không biết làm việc gì để kiếm sống. Đi hành nghề mát xa vừa nhẹ nhàng lại cho họ thu nhập.
Sau hơn 10 năm làm việc, chị Linh cùng nhóm đã giúp nhiều cô gái đổi nghề thành công. Tháng 2 vừa qua, chị Linh đến Cần Thơ công tác thì gặp hai mẹ con Trinh đang làm việc trong quán nên tiếp cận hỏi chuyện.
Nghe chị Linh hỏi: "Con có biết làm nghề này nguy hiểm thế nào không?". Trinh hồn nhiên: 'Con chỉ dùng tay làm cho khách, chứ con vẫn con trinh'. Chị Tâm phân bua: "Khi thấy khách muốn đi tới bến chị sẽ ngăn lại, không cho con làm nữa".
"Hai mẹ con họ không hiểu dùng biện pháp an toàn cho mình là như thế nào. Chị Tâm nói rằng, chỉ cần không quan hệ với khách thì sẽ không sao cả", chị Linh kể.
Những người từng hành nghề mát-xa trá hình được chị Linh khuyên bỏ nghề.
Nghe chị Linh khuyên, nếu bỏ nghề sẽ giới thiệu cho một công việc khác tại TP.HCM, lương mỗi tháng hơn 5 triệu đồng. Riêng bé Trinh, chị sẽ giới thiệu cho học nghề làm tóc tại trung tâm dạy nghề miễn phí ở quận 1 nhưng chị Tâm không đồng ý.
'Chị ấy nói, công việc hiện tại vừa nhẹ nhàng, lại cho hai mẹ con thu nhập nhập tốt. Chuyển đến nơi khác sống phải bắt đầu lại từ đầu. Công việc mới liệu có tốt hay lại phải làm cực hơn?', chị Linh cho biết.
Sau khi hướng dẫn hai mẹ con chị Tâm sử dụng các biện pháp an toàn, chị Linh cùng nhóm về lại Tp.HCM. 'Tôi để lại số điện thoại, dặn bé Trinh, khi muốn giúp đỡ hãy cho tôi', chị Linh nói.
Tuy nhiên, chị dự tính, sẽ tiếp tục can thiệp để chị Tâm chuyển nghề, bé Trinh sẽ có một tương lai tốt hơn.
* Tên hai mẹ con đã thay đổi.
Diệu Thuần - Hoài Nam
Theo VNN
Bão số 1 đi qua, nhiều tàu, bè, nhà cửa ở miền Tây bị thiệt hại Do ảnh hưởng từ cơn bão số 1, nhiều tàu, lồng bè nuôi cá bớp và nhà cửa của người dân ở miền Tây đã bị thiệt hại. Ngày 4.1, thông tin từ UBND huyện Phú Tân (Cà Mau) - đơn vị vừa có công văn gửi Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Cà Mau...