50 trận tuyết lở tại núi lửa Merapi, Indonesia duy trì tình trạng khẩn cấp
Ngày hôm qua, núi lửa Merapi ở biên giới Yogyakarta và miền Trung Java đã trải qua các trận tuyết lở trên các vách đá nham thạch cũ sau khi Indonesia ban bố tình trạng khẩn cấp đối với sự phun trào của núi lửa Merapi.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Thảm họa Địa chất Yogyakarta, Indonesia cho biết, trong ngày 22/11 có 50 trận tuyết lở đã được quan sát thấy, 81 cơn gió giật, 342 trận động đất nhiều pha, 41 trận động đất núi lửa nông và 1 trận động đất kiến tạo xa xảy ra ở khu vực núi lửa Merapi.
Núi lửa Merapi. Ảnh: Antara Foto.
Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Thảm họa Địa chất Yogyakarta, ông Hanik Humaida, khuyến khích người dân giữ bình tĩnh và tuân thủ các khuyến nghị từ các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Sau khi Indonesia ban bố tình trạng khẩn cấp tại núi lửa Merapi ngày 5/11 vừa qua, cho đến nay hoạt động địa chấn trên núi Merapi vẫn ở mức khá cao. Các cơn địa chấn nông chiếm ưu thế xảy ra trong hoạt động của Núi Merapi dẫn đến sự không ổn định của vật liệu cũ trên đỉnh. Cơ quan chức năng Indonesia tiếp tục duy trì trạng thái cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn phun trào núi lửa Merapi có thể xảy ra trong bán kính 5km tính từ đỉnh núi.Các hoạt động khai thác tại các con sông bắt nguồn từ núi Merapi và các hoạt động du lịch, leo núi bị tạm dừng.
Chính quyền các khu vực xung quanh cũng được yêu cầu chuẩn bị mọi thứ liên quan đến nỗ lực giảm nhẹ thiên tai do núi Merapi có thể phun trào bất cứ lúc nào, đồng thời sẵn sàng các phương án xử lý thảm họa phun trào bao gồm phân bổ ngân sách, tăng cường nhận thức về những nguy cơ tiềm ẩn của vụ phun trào Merapi và sơ tán cư dân.
Vụ phun trào lớn gần đây nhất của núi lửa Merapi trong năm 2010 đã cướp đi sinh mạng hơn 300 người và khiến khoảng 280.000 cư dân phải sơ tán khỏi các khu vực xung quanh.Trước đó, năm 1930, núi lửa Merapi phun trào đã khiến khoảng 1.300 người chết. Năm 1994, núi lửa Merapi tiếp tục phun trào cướp đi 60 sinh mạng.
Indonesia nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, một vùng bất ổn địa chất rộng lớn, nơi sự va chạm của các mảng kiến tạo thường xuyên gây ra các trận động đất và hoạt động núi lửa./.
Núi lửa Merapi (Indonesia) phun tro bụi cao 6km, cư dân cảnh giác cao
Hôm qua (21/6), núi Merapi - núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia - đã 2 lần phun trào, tạo cột tro bụi tới 6km.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Thảm họa Địa chất Indonesia (BPPTKG) cho biết vụ phun trào đầu tiên kéo dài hơn 5 phút và vụ phun trào thứ hai kéo dài gần 2 phút. Núi lửa Merapi phun trào tạo ra cột tro bụi cao tới 6km.
Núi lửa Merapi. Ảnh: Malay Mail.
Giới chức Indonesia đã yêu cầu người dân tránh xa miệng núi lửa Merapi ít nhất 3km. Người dân cũng đang cảnh giác cao độ trước nguy cơ mưa tro bụi và dung nham nóng chảy xuống sườn núi, nhất là trong điều kiện thời tiết có mưa.
Núi lửa Merapi nằm giữa tỉnh Trung Java và tỉnh Yogyakarta thường xuyên phun trào kể từ năm 1948. Năm 2010, núi lửa phun trào đã khiến hơn 300 người dân thiệt mạng, 400.000 người phải sơ tán.
Mới đây nhất, hôm 3/3, núi lửa Merapi phun trào khiến nhà chức trách Indonesia phải ban bố "cảnh báo đỏ hàng không" - mức cảnh báo cao nhất cho các phi công về an toàn bay.
Nga lưu hành lô vaccine Covid-19 đầu tiên Bộ Y tế Nga cho biết lô vaccine Sputnik V đầu tiên, do trung tâm Gamaleya nghiên cứu và phát triển, đã được đưa vào lưu hành hôm 7/9. "Lô vaccine Sputnik V đầu tiên để phòng ngừa nCoV, được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya phát triển, đã vượt qua các bài kiểm tra chất lượng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ đề nghị được tiếp cận các đảo của Nhật gần Đài Loan

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Có người trúng giải độc đắc Powerball hơn 500 triệu USD

WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập

NÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thần

Ông Trump 'kiềm chế', không sa thải cố vấn sau vụ lộ tin nhắn nhóm chat?

Thủ tướng Đan Mạch tới Greenland sau chuyến đi của Phó tổng thống Mỹ

Chiến sự Trung Đông leo thang nguy hiểm

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trên Thái Bình Dương?

Máy bay Nga bay sát tàu sân bay, Mỹ điều động 2 chiến đấu cơ đối phó?

Mỹ biến căn cứ quân sự thành lò tinh chế khoáng sản ứng phó Trung Quốc?
Có thể bạn quan tâm

Nửa Đêm đi vệ sinh thì phát hiện bí mật động trời của bố mẹ chồng, hôm sau tôi nói 1 câu khiến bà tái mặt
Góc tâm tình
Mới
Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
3 giờ trước
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
5 giờ trước
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
5 giờ trước
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
5 giờ trước
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
5 giờ trước
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
5 giờ trước
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
6 giờ trước
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
6 giờ trước
Ồn ào tình ái ViruSs, Ngọc Kem và Pháo: Trò tiêu khiển vô bổ
Sao việt
6 giờ trước