“50 năm tiếng hát NSND Quang Thọ: Hãy đến với anh”
Là một trong những giọng ca lớn của dòng nhạc chính thống và âm nhạc Việt Nam, NSND Quang Thọ đã có sự nghiệp âm nhạc trải dài suốt nửa thế kỷ. Ông tự hào có thể hát liên tục khoảng 12-15 bài trong hai tiếng đồng hồ. Thành quả ấy có được nhờ nhiều năm tập luyện, dạy học với cường độ cao.
Thế hệ NSND Quang Thọ đến nay không còn nhiều người đủ sức khỏe để vừa vẫn có thể… uống rượu bia “thùm thụp” vừa giữ được sự hào sảng trong tiếng hát như ông. Trải qua 50 năm cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà, tên tuổi, giọng hát baritone đặc trưng của NSND Quang Thọ không thể nhầm lẫn với bất cứ ai ngay cả những nghệ sĩ cùng thế hệ, cùng con đường. Thế nhưng, nếu như thuở thiếu thời, ông không vượt qua được cơn “thập tử nhất sinh” hay ông không khai tăng lên 2 tuổi để đi làm thợ mỏ, có lẽ đã không có một cây “đại thụ” mang tên Quang Thọ như bây giờ.
Ở tuổi 70, ông vẫn giữ được vẻ ngoài trẻ trung, tinh thần dẻo dai. Những ngày này, ông liên tục chạy show ở khắp các tỉnh, từ Quảng Ninh, Hà Nội đến Hưng Yên. Quang Thọ hát để giữ lửa nghề, thỏa mãn đam mê. Qua mỗi buổi biểu diễn, tình yêu âm nhạc trong ông được thăng hoa nhờ những tràng vỗ tay của khán giả. Nhiều người trầm trồ khi biết lịch làm việc dày đặc của nghệ sĩ. Tuy nhiên, ông cười trừ bảo “chẳng là gì”. Thời trẻ, ông trải qua nhiều vất vả, gian nan hơn thế.
Ở tuổi 70, NSND Quang Thọ vẫn giữ được vẻ ngoài trẻ trung, tinh thần dẻo dai. ảnh nguồn internet
NSND Quang Thọ nhớ lại: “Hồi đó, tôi học lớp 8, bị thủng dạ dày mà không hay biết. Mãi đến khi tôi bị mất máu nhiều quá, đến nỗi bị ngất đi, mọi người phải đưa đi cấp cứu. Tôi nằm viện mất 1 tháng. Gia đình tôi có 8 anh chị em. Hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ không còn đủ khả năng để tiếp tục nuôi tôi ăn học. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, tôi dừng việc học, “chữa” giấy khai sinh tăng thêm 2 tuổi để vào làm công nhân ở mỏ than”.
Năm 1964, Quang Thọ trở thành công nhân cơ điện mỏ than Cọc Sáu (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh). Vốn giọng hát hay, nên ông xung phong ngay vào đội văn nghệ ở mỏ than. Đầu năm 1971, ông có mặt trong đoàn văn nghệ xung kích của vùng mỏ đi biểu diễn phục vụ cán bộ chiến sĩ đang chiến đấu ở chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia.
8 năm sau khi làm công nhân mỏ, năm 1972, ông được cử đi học tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành nghệ sĩ đơn ca của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.
Đến năm 1987, với kinh nghiệm từ thực tiễn và năng khiếu thanh nhạc, ông trở thành giảng viên khoa Thanh nhạc – Nhạc viện Hà Nội. Ông trở thành chủ nhiệm khoa Thanh nhạc – Nhạc viện Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2008 thì nghỉ hưu.
Trên cương vị một người thầy, NSND Quang Thọ đã truyền thụ những kinh nghiệm, kỹ thuật và niềm say mê cống hiến âm nhạc cho học trò. Để ngày hôm nay, âm nhạc chính thống và đương đại có một lớp “ngôi sao” trưởng thành từ sự dìu dắt của ông như Đăng Dương, Trọng Tấn, Tùng Dương, Khánh Linh, Lan Anh, Tân Nhàn…
NSND Quang Thọ bên các học trò của mình.
Video đang HOT
Để kỷ niệm 50 năm sự nghiệp ca hát, vào ngày 11/11, NSND Quang Thọ sẽ tổ chức liveshow với chủ đề Hãy đến với anh. Đêm nhạc là dịp để ông nhìn lại hành trình lao động nghệ thuật dày đặc cùng cuộc hội ngộ với nhiều người học trò ưu tú. Nhạc sĩ Lưu Hà An sẽ đảm nhận vai trò Giám đốc âm nhạc cho show diễn.
Liveshow đánh dấu chặng đường 50 năm ca hát của ông còn quy tụ “dàn sao” vốn là những học trò được ông dìu dắt như: Đăng Dương, Trọng Tấn, Tùng Dương; Khánh Linh, Lan Anh, Tân Nhàn… Bên cạnh các học trò, liveshow của NSND Quang Thọ còn có sự xuất hiện của con trai ông, ca sĩ Quang Tú. Anh là thành viên của nhóm nhạc Dòng Thời Gian.
Với ý nghĩa trên, “ 50 năm tiếng hát NSND Quang Thọ: Hãy đến với anh” không chỉ là cuộc đối thoại hai thế hệ vàng của thanh nhạc Việt Nam mà còn là cuộc “gặp gỡ” thầy – trò đầy ấm cúng và xúc động trong dịp 20/11.
“Hãy đến với anh” sẽ tái hiện nửa thế kỷ âm nhạc của một người nghệ sỹ chân chính như Quang Thọ, cống hiến cả thanh xuân, cuộc đời và sự ưu tú cho âm nhạc. Công chúng yêu nhạc và tiếng hát Quang Thọ suốt nửa thế kỷ qua sẽ được “ôn” lại quá khứ của “người thợ mỏ” Quang Thọ qua “gia tài” bản “hit”, sống trọn hiện tại và cả tương lai qua tiếng hát không tuổi của NSND Quang Thọ cùng các học trò.
Bà Đoàn Thúy Phương – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông VietArt nhấn mạnh: “Live show “50 năm ca hát của NSND Quang Thọ: Hãy đến với anh” được tổ chức với mong muốn tôn vinh sự ưu tú và cống hiến của chân dung âm nhạc lớn. Nửa thế kỷ của một người nghệ sỹ nhân dân được gói gọn trong đêm nhạc là sự thử thách lớn. Nhưng tôi tin rằng, với sự đầu tư và kỹ lưỡng cả về âm thanh và sân khấu, sự tài năng của các nghệ sỹ, khán giả yêu nhạc sẽ đến và không thất vọng”.
Live show “Hay đên vơi anh” diên ra vao 20 giờ ngày 11/11, tại Cung Văn hóa lao đông Hưu nghi Viêt Xô (Hà Nội), do Công ty Cô phân truyên thông Vietart tô chưc môt lân nưa đê NSND Quang Tho đươc trai long minh vao âm nhac, thê hiên tinh yêu vơi khan gia va cac hoc tro.
Theo công luận
Đăng Dương khóc trên vai NSND Quang Thọ
Ở liveshow tối 14/10, ca sĩ xúc động khi thầy giáo kể thời anh nấp sau cửa lớp, học trộm bài thanh nhạc đầu tiên.
Liveshow "Mặt trời của tôi" kỷ niệm 20 năm ca hát của Đăng Dương, diễn ra ở Hà Nội tối 14/10. Anh mời hai nhân vật quan trọng là Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Thanh Tâm và NSND Quang Thọ. NSND Thanh Tâm là người thầy đầu tiên của Đăng Dương, dạy anh đàn bầu ở Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Theo lời kể của NSND Thanh Tâm, Đăng Dương ban đầu đi theo anh rể để thi tuyển vào lớp thanh nhạc. Tuy vậy, ca sĩ khi ấy chưa đến tuổi vỡ giọng nên không đạt điều kiện. Cô Thanh Tâm đã gợi ý anh học đàn bầu để có nền tảng vững chắc hơn trước khi thi vào thanh nhạc sau này. Cô giáo vẫn nhớ năm 13 tuổi, Đăng Dương gầy gò, thấp bé và nhút nhát.
NSND Quang Thọ cho biết dù học đàn bầu, Đăng Dương vẫn giữ niềm say mê với chuyện học hát. Anh thường nấp sau cửa lớp để xem trộm thầy dạy thanh nhạc rồi bắt chước theo. Khi đó, thầy hỏi anh: "Tại sao lại thích học hát? Đàn bầu chỉ có một dây thôi, học sau mấy tháng là đi Tây tức thì. Còn học hát mất tám năm, gồm bốn năm trung cấp và bốn năm đại học, rồi mới được ra ngoài cất giọng". Nhưng thấy Đăng Dương quả quyết muốn theo nghề, NSND Thọ nói anh về nhà chuẩn bị để thi thanh nhạc khi đủ 14 tuổi.
Năm 1992, Đăng Dương thi vào khoa thanh nhạc và là một trong những sinh viên đạt điểm cao nhất. Anh được NSND Quang Thọ nhận vào lớp trung cấp. Năm 1996, NSND Trung Kiên về Nhạc viện Hà Nội giảng dạy và yêu cầu khoa Thanh nhạc đề xuất một sinh viên để ông đào tạo. Nghệ sĩ Diệu Thúy - chủ nhiệm khoa lúc ấy - đã đùa với NSND Quang Thọ: "Thôi ông Thọ ơi, ông 'nhả' thằng Dương ra cho ông Kiên đi". Đó cũng là suy tính của NSND Quang Thọ. Ông muốn giọng hát của Đăng Dương bay xa hơn nữa khi đi theo một chuyên gia về giọng tenore (nam cao) như NSND Trung Kiên thay vì một thầy giáo giọng baritone (nam trầm) như ông.
Đăng Dương hát 'Osolemio'
NSND Quang Thọ tiết lộ hầu hết tác phẩm được trình bày trong tối 14/10 đều là những bài học xưa của hai thầy trò. Ông nhận xét giọng hát Đăng Dương giờ đã đạt tầm cao khác trước. Sau những chia sẻ của thầy cô, Đăng Dương bước xuống hàng ghế khán giả để tặng hoa cho những người từng dạy dỗ mình. Khi ôm NSND Quang Thọ, anh dừng lại một hồi lâu, lau khóe mắt.
Đăng Dương hát "Giai điệu Tổ Quốc".
Liveshow được ấp ủ suốt nhiều năm của Đăng Dương bao gồm nhiều ca khúc quen thuộc, từng giúp anh tạo tên tuổi như: "Hà Nội niềm tin và hy vọng", "Giai điệu Tổ Quốc", "Những ánh sao đêm", "Tự nguyện"... Đăng Dương còn chơi tác phẩm "Se chỉ luồn kim" bằng đàn bầu để gửi tặng khán giả và thầy cô.
Đăng Dương chơi đàn bầu.
Bộ ba Đăng Dương, Việt Hoàn và Trọng Tấn tái hợp trong một loạt tác phẩm nhạc Nga như "Chiều Moscow", "Chiều hải cảng", "Thời thanh niên sôi nổi"... Trước liveshow, ban tổ chức tiết lộ Trọng Tấn bị sốt xuất huyết suốt ba ngày và lo lắng anh khó hoàn thành các tiết mục. Tuy vậy, Trọng Tấn vẫn giữ được chất giọng cao, sáng và khỏe khi kết hợp cùng hai đàn anh.
Đăng Dương, Việt Hoàn và Trọng Tấn hòa giọng trong nhạc phẩm Nga.
Liveshow của Đăng Dương bao gồm bốn phần: chính ca, dân ca, tình ca và nhạc ngoại. Các nghệ sĩ hòa quyện cùng dàn nhạc giao hưởng. Những kỹ thuật thính phòng được Đăng Dương trưng trổ vừa đủ và dễ chịu với người nghe. Sau mỗi tiết mục, anh đều nhận được những tràng cổ vũ nồng nhiệt từ khán giả.
Ca sĩ Đăng Dương và Lan Anh kết hợp trong các tác phẩm "Tự nguyện" và "Lippen Schweigen" (trích từ vở "Die lustige Witwe").
Nghệ sĩ violin Bùi Công Duy và ca sĩ Đăng Dương gửi tới người hâm mộ ca khúc "Khát vọng".
Bộ ba ca sĩ (từ trái sang) Đào Mác, Hồng Vy, Duyên Huyền cùng Đăng Dương thể hiện các nhạc phẩm "Bèo dạt mây trôi", "Qua cầu gió bay", "Gió đánh đò đưa".
Chương trình kéo dài hơn hai tiếng. Ban đầu, đêm diễn dự kiến kết thúc sau màn tam ca của Đăng Dương, Việt Hoàn và Trọng Tấn. Tuy vậy, trước sự ủng hộ của khán giả, các nghệ sĩ quyết định biểu diễn thêm bài "Việt Nam trên đường chúng ta đi".
Đăng Dương, Trọng Tấn và Việt Hoàn hát "Thời thanh niên sôi nổi".
Theo VNE
Vợ NSƯT Đăng Dương tuyên bố cầm sổ đỏ, bán nhà để lấy tiền cho chồng làm liveshow Là hậu phương vững chắc và luôn động viên chồng theo đuổi sự nghiệp ca hát của mình, bà xã Kim Xuyến của NSƯT Đăng Dương từng không tiếc thứ gì để chồng có thể được đứng trên sân khấu. Tối 14/10, NSƯT Đăng Dương đã có một đêm liveshow kỷ niệm 20 năm ca hát với đầy nước mắt và những khoảnh...