50 năm nhìn lại Woodstock huyền thoại
Woodstock đã trở thành cái tên làm nức lòng các tín đồ nhạc rock.
Với khẩu hiệu ‘Ba ngày hòa bình và âm nhạc’, đại nhạc hội Woodstock 1969 với khoảng một nửa triệu người tham dự này đã đi vào lịch sử âm nhạc Mỹ cũng như thế giới như một huyền thoại không thể lãng quên.
Ngày 15-8-2019 tới đây là kỷ niệm 50 năm đại nhạc hội Woodstock. Có hay không Woodstock sẽ diễn ra theo kế hoạch ban đầu vào trung tuần tháng 8 tới hay không nhưng hãy cùng nhìn lại lịch sử Woodstock huyền thoại 50 năm qua.
Woodstock “chào đời” như thế…
Cách đây 50 năm, cũng vào mùa hè này, nửa triệu thanh niên có lối sống phóng khoáng, tự do và hòa bình (thường để tóc dài và trang phục khác người và được gọi là hippie hay beatnik) đổ về New York để tham dự lễ hội âm nhạc mang tên Woodstock kéo dài 3 ngày, từ ngày 15 đến ngày 17-8-1969. Sự kiện âm nhạc này đã làm thế giới đã thay đổi hoàn toàn.
Đại nhạc tiệc Woodstock là ý tưởng của 4 thanh niên John Roberts, Joel Rosenman, Artie Kornfeld và Michael Lang. Đều ở độ tuổi 20 vào thời điểm đó, 4 chàng trai tận dụng tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực âm nhạc để tìm kiếm cơ hội làm ăn. Thuận lợi là họ lại có một hồ sơ tổng hợp đáng ngưỡng mộ để hiện thực hóa tham vọng của mình.
Năm 1968, Lang cũng đã từng tổ chức Lễ hội âm nhạc Miami và khá thành công. Kornfeld là Phó chủ tịch trẻ tuổi nhất từ trước đến thời điểm đó của Hãng thu âm lớn Capitol Record của Mỹ, trong khi đó, Roberts và Rosenman là hai doanh nhân trẻ tuổi của thành phố New York.
“Bộ tứ” này cũng có khả năng đánh giá và hưởng thụ thực thụ về âm nhạc. Để thực hiện sứ mệnh của mình, họ đã lập Công ty Woodstock Ventures. Bước tiếp theo là tuyển mộ các tài năng âm nhạc tham gia.
Bốn nhà sáng lập Woodstock Ventures.
Khi ban nhạc Rock của Mỹ là Creedence Clearwater Revival trở thành ban nhạc đầu tiên đồng ý tham gia biểu diễn, vào tháng 4-1969, Woodstock Ventures tận dụng mọi uy tín cần thiết để tuyển chọn một danh sách các nghệ sỹ đương đại đáng kính. Mặc dù danh sách ngày càng được lấp đầy với những tên tuổi ấn tượng song việc thuê được địa điểm lại gặp khó khăn.
Kế hoạch ban đầu là tổ chức Lễ hội Âm nhạc Woodstock ở thị trấn nhỏ Wallkill, New York, với giá thuê là 10.000 USD. Tuy nhiên, viễn cảnh về việc hàng nghìn tín đồ hippie đổ về Wallkill vào thời điểm đỉnh cao của phong trào văn hóa phản chiến xâm nhập thị trấn này đã khiến giới chức địa phương quan ngại. Sau khi thị trấn này từ chối, Woodstock Ventures vội vàng tìm địa điểm thay thế.
Một tháng trước khi diễn ra sự kiện, họ đã tìm được cứu cánh từ một người dân chăn nuôi bò sữa 49 tuổi, Max Yasgur . Ông Yasgur đã hào phóng cho họ thuê một phần diện tích trang trại của mình. Khu vực White Lake ở thị trấn Bethel, xung quanh là dãy núi Catskill, đích thị là địa điểm ưng ý.
Woodstock và những đàm tiếu…
Lịch sử tổ chức đại nhạc tiệc Woodstock 1969 đầy rẫy những vấn đề phiền toái và những giải pháp tự phát của nhà tổ chức. Khi chuẩn bị xong địa điểm và dàn nghệ sĩ biểu diễn, thì vấn đề hậu cần lại nổi lên trở thành quan ngại chính. Một lễ hội âm nhạc cần sự chỉn chu về đi lại, an ninh và quy định cho khách tham dự.
Thế nhưng, khi công tác chuẩn bị cho phòng bán vé, cửa ra vào và hàng rào bao quanh chưa hoàn thiện thì từng đoàn người đến xem đã bắt đầu đổ về. Phòng thay đồ, quầy mua bán đồ ăn uống, nhà mái che cạnh sân khấu cho nghệ sĩ chuyên nghiệp đều chưa được dựng lên trước giờ biểu diễn.
Sau này, ông Lang giải thích rằng mặc dù đây dường như là sự thiếu sót trong công tác chuẩn bị song cho rằng bản thân ông và đồng nghiệp cảm thấy các yếu tố khác như lương thực và chất lượng sự kiện đóng vai trò quan trọng hơn để họ chăm chút đến hơn.
Cuối cùng, họ buộc phải lựa chọn một giải pháp tự phát và bất lợi về mặt tài chính cho họ. Không có cách hiệu quả nào để thu tiền của người tham dự, 4 doanh nhân trẻ đã quyết định làm điều duy nhất có thể, đó là vào cửa tự do. Dĩ nhiên, họ đã thua lỗ lớn sau sự kiện âm nhạc này, song bù lại, họ lại thu về một phần từ việc sản xuất một bộ phim tài liệu về lễ hội âm nhạc này và bộ phim đã giành giải Oscar.
Mặc dù vậy, đại nhạc hội Woodstock’69 đã ghi dấu ấn không chỉ trong văn hóa âm nhạc Mỹ mà còn được ghi dấu trong lịch sử của nước này. Và chắc chắn sự kiện này đã ghi dấu ấn trong tâm trí hàng triệu người trong 50 năm qua, điều chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra nếu nhà tổ chức ôm khư khư kế hoạch bán vé và nếu như việc bán vé này không gặp suôn sẻ.
Các con đường cao tốc và đường dẫn đến thị trấn đều nghìn nghịt xe cộ khiến giao thông bị đình trệ. Một số người chỉ đơn giản để lại xe bên lề đường rồi đi bộ đến lễ hội trong khi người khác thì tham gia không khí lễ hội ngay tại chỗ đỗ các phương tiện của họ. Khoảng hơn 5 giờ chiều ngày 15-8-1969, khi hàng trăm nghìn người hâm mộ lấp đầy sân và ổn định, Woodstock cuối cùng cũng bắt đầu.
Khi sự kiện này diễn ra thì nhà tổ chức lại gặp phải một vấn đề khác là thiếu thốn điều kiện vệ sinh, thức ăn và nước uống cho người tham dự trong 3 ngày liền. Tình trạng này cũng lặp lại tại các lần tổ chức sau. Trong đó, có lẽ phải kể đến Woodstock được tổ chức năm 1999 tại Rome, New York, trong điều kiện nắng nóng khắc nhiệt. Woodstock’99 mang tai tiếng hơn cả và đã trở thành một ví dụ điển hình về những sự cố trong quá trình tổ chức sự kiện công chúng khi đã xảy ra tình trạng ẩu đả, quấy rối tình dục được ghi nhận xảy ra sau khi lễ hội kết thúc và tai nạn hỏa hoạn cũng đã xảy ra.
Woodstock’99 là một “sự kiện thảm họa”, Rolling Stone bình luận trong một bài viết hồi tháng 2-2019. Những người khởi xướng đã đối mặt với loạt đơn kiện và lúc đó người ta ngỡ rằng Woodstock sẽ bị “khai tử”.
Woodstock’69 và những buồn vui…
Đã xảy ra những sự cố không may mắn tại sự kiện âm nhạc này. Hai người thiệt mạng. Một người chết vì chích thuốc quá liều và một người bị máy kéo cán vì sự sơ ý của người lái xe. Một lán trại y tế với sự tham gia của các bác sĩ tình nguyện, y tá và kỹ thuật viên y tế khẩn cấp, song phần lớn các sự cố đều nhỏ, chỉ từ ngộ độc thức ăn đến vết thương bàn chân do không đi giày hoặc mệt mỏi.
Tuy nhiên, cũng có những tin tức nói rằng 8 phụ nữ đã bị sảy thai trong lễ hội 3 ngày này. Về công tác an ninh, chỉ có khoảng 12 nhân viên thực thi pháp luật đảm trách việc giữ trật tự cho sự kiện với gần nửa triệu người tham gia này.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận nỗ lực của nhà tổ chức khi thuê tổ chức Hog Farm, một cộng đồng điều hành dân hippie lớn nhất nước Mỹ, để thiết lập sân chơi cho trẻ em tham gia lễ hội cũng như bếp ăn miễn phí và lều trại nghỉ ngơi dành cho những ai dùng thuốc quá liều.
Ban nhạc Santana tại Woodstock 1969.
Mặc dù cộng đồng hippie lâu nay không nhận được sự mến mộ, song tại lễ hội Woodstock này, họ đã để lại ấn tượng tích cực về tư cách và phẩm chất của mình, ngay cả với cảnh sát. “Mặc dù tính cách của họ, trang phục và ý tưởng như vậy nhưng họ là nhóm người trẻ dũng cảm nhất, có thái độ quan tâm giúp đỡ nhất và cư xử tốt nhất mà tôi đã từng tiếp xúc trong 24 năm công tác của tôi”, cảnh sát trưởng làng Monticello, hạt Sullivan, New York, thừa nhận.
“Khi xe cảnh sát của chúng tôi bị mắc kẹt, họ đã giúp chúng tôi thoát khỏi đám xe kẹt này. Thật là tuyệt vời. Rất nhiều cảnh sát khác ở đó lúc ấy đã trầm trồ trước cách hành xử của họ”, một viên cảnh sát khác chia sẻ.
Nhiều người cho rằng không khí yên bình của lễ hội là do việc sử dụng tràn lan chất thức thần và khẩu hiệu yêu chuộng hòa bình của phong trào văn hóa phản chiến những năm 1960. Trong khi đó, báo chí lúc ấy lại dành cái nhìn “không ưu ái” về sự kiện này.
Tờ New York Times lúc đó đã gọi sự kiện 3 ngày này là “một sự kiện gây sốc” đồng thời đặt câu hỏi: “Loại văn hóa nào mà đem lại sự hỗn loạn khủng khiếp đến như vậy?’
Mặc dù có những “lời ra tiếng vào” như trên nhưng Woodstock’69 được coi là một sự kiện mang tính chất hòa bình nổi tiếng. Diễn ra tại thời điểm các vụ ám sát chính trị nổi lên ở Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam chưa kết thúc, thế hệ thanh niên Mỹ phản đối chiến tranh đã háo hức gắn kết mình bằng âm nhạc và thể hiện sự đoàn kết phản đối tình trạng bạo lực không cần thiết.
“Họ là những người thực sự đẹp đẽ. Không hề có bạo lực xảy ra cho dù có chuyện gì, vốn là điều thực sự đáng nói đối với một đám đông lớn như vậy”, trưởng nhân viên y tế của lễ hội, bác sĩ William Abruzzi bình luận.
Woodstock’69 vẫn được coi là lễ hội âm nhạc thành công. Không ít màn biểu diễn trên sân khấu đã đi vào huyền thoại trong 3 ngày tháng 8 năm ấy. Từ một tài năng địa phương đầy hứa hẹn đến những biểu tượng được mến mộ toàn cầu, sự hội tụ tài năng này là sự kiện đáng nhớ.
Rõ ràng, Woodstock’69 sẽ chẳng là gì ngoài một trại hè đồ sộ kéo dài 3 ngày nếu như không có sự hiện diện của âm nhạc thực thụ và những tên tuổi nghệ sĩ yêu chuộng hòa bình và tự do.
Đi vào huyền thoại
Đã có 32 màn biểu diễn chuyên nghiệp tại Woodstock’69, với những thời lượng dành cho khán giả tự diễn trên sân khấu để thể hiện tài năng. Mở màn đại nhạc hội là ca sỹ, nhạc sĩ Richie Havens với chiếc guitar gỗ mà sau này trở thành một hiện tượng của làng Rock thế giới với những ca khúc bất hủ ca ngợi tự do và hòa bình.
Tiếp sau màn biểu diễn của những tên tuổi khác như Sweetwater, Bert Sommer, Tim Hardin, Ravi Shanker, Melanie và Arlo Guthrie. Ca sĩ nhạc dân gian và đồng quê Joan Baez mà sau này trở thành “nữ hoàng” của dòng nhạc này khi ấy đang mang bầu 6 tháng đã khép lại ngày thứ 2 của lễ hội vào khoảng 2 giờ chiều ngày 16-8 khi mưa xối xả ập đến cuốn trôi những gì vương lại trên sân của ngày đầu lễ hội.
“Mọi thứ đều tuyệt vời. Tôi cảm nhận hết thảy, từ mùi bùn đất, từ mưa gió, từ âm nhạc và cả những phiền toái”, một người tham dự có biệt danh Speed đã chia sẻ như vậy trên tờ New York Times.
Đa phần những ban nhạc và ca sĩ tham gia Woodstock’69 sau này đều tỏa sáng trong lịch sử âm nhạc. Và cũng có những tiếc nuối cả đời khi một số ban nhạc và ca sĩ từ chối tham gia sự kiện này. Cuối cùng, vẫn phải thừa nhận rằng chưa từng có một lễ hội âm nhạc nào giống như Woodstock. Mỗi thời mỗi khác, song đã có một thời đại nhạc hội quy mô lớn như thế trở thành nỗi niềm không thể quên của cả một thế hệ.
Dĩ nhiên, đối với người nông dân Yasgur, ông chưa từng tưởng tượng được rằng khu trang trại nuôi bò sữa rộng khoảng 2,4km2 tại Bethel, New York, lại trở thành một đại tiệc âm nhạc cho nửa triệu thanh niên còn với “bộ tứ”, sự kiện này âm nhạc 1969 như chưa từng kết thúc.
Sống mãi với dòng chảy âm nhạc
Đáng nhẽ ra, Woodstock’99 quy mô lớn nổi tiếng thế giới và có ý nghĩa lịch sử này đã không bao giờ xảy ra nếu như không có sự giúp đỡ của hai vợ chồng nhà Max Yasgur. Đối với Yasgur, sự kiện xứng với công lao bỏ ra và đã đem lại cho ông sự lạc quan về thế hệ trẻ.
“Bạn đã chứng minh được điều gì đó cho thế giới” ông chia sẻ với khán giả vào ngày cuối cùng của đại nhạc hội. “Một nửa triệu thanh niên hội tụ về đây trong 3 ngày vui vẻ không thứ gì khác ngoài âm nhạc”.
Và giờ, 50 năm sau, bạn có thể đến thị trấn Bethel, New York, đứng tại Trung tâm Nghệ thuật Bethel Woods được mở cửa hồi năm 2006, để ngắm toàn bộ khung cảnh sân khấu xưa và hồi tưởng về Woodstock 1969.
Với phần lớn người Mỹ ngày nay, Woodstock 1969 luôn là một huyền thoại, thứ mà chúng ta không thể nhìn thấy được, không thể sờ nắm được hoặc không thể trở thành một phần trong đó được. Thế nhưng, với hàng trăm nghìn người Mỹ thời kì đó, đó là thời khắc vĩ đại và lớn lao nhất trong đời họ, thời khắc huyền thoại được ghi dấu qua các bức ảnh được bấm máy đúng thời điểm.
Theo an ninh thế giới
Đã ra đi mãi mãi cách đây 7 năm, huyền thoại của làng nhạc Âu Mỹ bất ngờ xuất hiện trở lại BXH Billboard
Mới đây, ca khúc 'Higher Love' của Kygo và huyền thoại âm nhạc Whitney Houston bất ngờ xuất hiện trở lại trên bảng xếp hạng Billboard.
Whitney Houston là một ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, diễn viên, nhà sản xuất phim và người mẫu người Mỹ. Năm 2009, Sách Kỷ lục Guinness đã ghi danh cô là "Nữ nghệ sĩ đạt nhiều giải thưởng nhất mọi thời đại". Cô mất năm 2012 trong sự tiếc nuối và choáng váng của người hâm mộ toàn cầu. Tin tức về cái chết của cô sát với lễ trao Giải Grammy khi đó.
Huyền thoại âm nhạc Whitney Houston đã có được đĩa đơn đầu tiên mang tên "Higher Love" xuất hiện trên bảng xếp hạng của Mỹ sau 7 năm ngày mất của cô. Nhạc phẩm này là bản phối mới theo phong cách điện tử đương đại do Kygo thực hiện, dựa trên bài hit cùng tên năm 1990 của Steve Winwood. Nó ra mắt ở vị trí 63 trên bảng xếp hạng Billboard.
Theo Billboard cung cấp, doanh số của ca khúc từ 28 tháng 6 đến 5 tháng 7 đạt được 24.000 lượt tải xuống trong tuần đầu tiên, 6,6 triệu lượt phát. Được biết, ca khúc cuối cùng của Whitney Houston trên bảng xếp hạng Billboard là "Million Dollar Bill". Bài hát đã vào Billboard Hot 100 ở vị trí 100 vào ngày phát hành là 19 tháng 9 năm 2009, rơi khỏi bảng xếp hạng ở tuần sau.
Có thể Whitney Houston đã ra đi rất lâu, nhưng với người hâm mộ và các nghệ sĩ, sức hút trong giọng ca và nhạc phẩm của cô vẫn mãi ở lại.
Theo tin nhac
Sau 7 năm, hào quang đã trở lại với huyền thoại US-UK bằng album đỉnh cao này! Sau nhiều năm vắng bóng, cuối cùng Madonna đã trở lại với album mang tên 'Madame X'. Ngay lập tức, sản phẩm này đã xuất hiện mạnh mẽ trên Billboard Hot 200. Madonna đã có thêm album đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200 khi Madame X tạo được tiếng vang lớn trong tuần này. Được phát hành thông qua Interscope Records vào...