50% đảng viên Cộng hòa không công nhận nếu Clinton thắng cử
50% đảng viên Cộng hòa tham gia khảo sát tuyên bố không công nhận Hillary Clinton làm tổng thống Mỹ
Ứng viên tổng thống Donald Trump, đảng Cộng hòa (trái), và Hillary Clinton, đảng Dân chủ. Ảnh: Reuters.
Chỉ một nửa số đảng viên Cộng hòa tham gia khảo sát chấp nhận Hillary Clinton, ứng viên đảng Dân chủ, làm tổng thống. Nếu Clinton thắng cử, 70% tin rằng là nhờ bỏ phiếu phi pháp hoặc bị sắp đặt, theo kết quả khảo sát Reuters/Ipsos công bố ngày 21/10.
Ngược lại, 7 trong 10 đảng viên Dân chủ được hỏi nói sẽ công nhận chiến thắng của Donald Trump, đảng Cộng hòa, chưa đầy 50% tin ông thắng nhờ cuộc bầu cử bị sắp đặt.
Khảo sát được thực hiện trực tuyến với 1.192 người Mỹ trưởng thành từ ngày 17 đến 21/10. Kết quả có sai số 3,3%. Sai số đối với đảng viên Dân chủ và Cộng hòa lần lượt là 5,1% và 5,5%.
Khảo sát diễn ra sau khi Trump nhiều lần tố truyền thông và tổ chức chính trị đã sắp đặt bầu cử chống lại ông. Ông còn khuyến khích người ủng hộ ngăn chặn cử tri bất hợp pháp bỏ phiếu trong ngày bầu cử 8/11.
Clinton nói bà chấp nhận kết quả bầu cử trong khi Trump nói việc ông có chấp nhận hay không “còn phải chờ đến lúc đó”. 8 trong 10 đảng viên Cộng hòa quan ngại về độ chính xác khi kiểm phiếu. Tỷ lệ này ở phe Dân chủ là 6 trên 10.
Video đang HOT
“Phe Cộng hòa lo lắng về mọi thứ hơn Dân chủ”, Reuters dẫn lời Lonna Atkeson, giáo sư tại Đại học New Mexico, đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Bỏ phiếu, Bầu cử và Dân chủ, nói.
Theo Atkeson, mức độ lo ngại và mất niềm tin vào hệ thống bầu cử, đặc biệt ở phe Cộng hòa, cao chưa từng thấy.
“Tôi chưa từng chứng kiến một cuộc bầu cử như vậy. Chắc chắn không phải trong lịch sử hiện đại”, bà nói, cho biết khác biệt là ở Trump. “Đó là hiệu ứng ứng viên”.
Bà nhận định thiếu niềm tin rất nguy hiểm. Mất niềm tin vào chính phủ là một chuyện, mất niềm tin vào quá trình bầu cử lại là chuyện khác. “Rồi toàn bộ nền dân chủ Mỹ sẽ bị nghi ngờ”, bà nói.
Như Tâm
Theo VNE
Clinton đột kích cứ địa của đảng Cộng hòa
Ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton đang tự tin triển khai kế hoạch thu hút cử tri ở các bang vốn được coi là pháo đài của đảng Cộng hòa.
Ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trong một buổi diễn thuyết tại bang Clorado. Ảnh: NYT
Trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ ngày càng sụt giảm do chiến dịch tranh cử lâm vào chuỗi khủng hoảng liên tiếp, tỷ phú Donald Trump phải đối mặt với nguy cơ thất bại ngay tại những bang truyền thống của đảng Cộng hòa, vốn được đánh giá là pháo đài phòng thủ cuối cùng của ông trùm bất động sản, theo Slate.fr.
Dù được đánh giá đang dẫn trước đối thủ ở hầu hết các bang do dự như Wisconsin, Florida, Ohio, Iowa, New Hampshire, Nevada, Colorado, bà Clinton và đội ngũ tranh cử vẫn quyết định triển khai một kế hoạch tham vọng nhằm thu hút cử tri ở bang Arizona, nơi đảng Cộng hòa từng giành chiến thắng cách biệt tới 9 điểm trong kỳ bầu cử năm 2012.
Hy vọng giành được sự ủng hộ của cộng đồng người Mỹ gốc Latin, cùng các đại cử tri Cộng hòa đang bất mãn (bao gồm thượng nghị sỹ John McCain, người từng nhiều lần bị Trump xúc phạm), cựu ngoại trưởng Mỹ đã quyết định đầu tư hai triệu USD và cử người đại diện là đệ nhất phu nhân Mỹ, Michelle Obama đến tham gia buổi vận động vào ngày 20/10.
Theo New York Times, đây là một quyết định chiến thuật thể hiện sự tự tin đáng kinh ngạc của bà Clinton vào khả năng chiến thắng, cũng như quyết tâm truyền đi thông điệp muốn trừng phạt chiến dịch tranh cử bị nhuốm màu phân biệt chủng tộc của ông Trump.
"Nhiều khả năng bà Clinton đang quyết tâm khiến ông Trump và đảng Cộng hòa phải đón nhận một thất bại ê chề trên mọi phương diện", bình luận viên Jean-Marie Pottier nhận định.
Ngoài Arizona, một số bang khác thường nghiêng về phe cộng hòa như Georgia, Utah và Alaska nơi có lượng lớn người da màu và các cử tri da trắng ngày càng có trình độ học vấn cao, cũng được đội ngũ của bà Clinton đưa vào tầm ngắm, nhằm hạ gục ứng viên đảng Cộng hòa với cách biệt lớn.
Theo Pottier, bà Clinton có thể tự tin đột kích các bang "sân nhà" của đối thủ là bởi các chiến lược gia và cố vấn của bà đã tính toán được trước được khả năng thành công tương đối cao.
Với cộng đồng người da màu lớn, Arizona còn sở hữu đông đảo cử tri gốc Latin (Hispanic).
Những năm gần đây, cử tri gốc Latin có xu hướng ủng hộ đảng Dân chủ vì những chính sách ôn hòa và cởi mở của đảng này với người nhập cư. Trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm 2010, 60% số cử tri gốc Latin bỏ phiếu ủng hộ đảng Dân chủ, so với 38% ủng hộ đảng Cộng hòa.
Tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, Tổng thống Obama có thể giành lợi thế để một lần nữa trở thành người đứng đầu Nhà Trắng là nhờ nhận được 71% phiếu của các cử tri gốc Latin, trong khi đó ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney chỉ nhận được 27% sự ủng hộ từ cộng đồng này.
Trong cuộc đua lần này, nhiều chuyên gia phân tích nhận định rằng đồng cử tri gốc Latin cũng đang nghiêng về phe Dân chủ, khi tỷ phú Donal Trump liên tục có những phát biểu mạnh mẽ về vấn đề nhập cư như đóng cửa biên giới và trục xuất tất cả người nhập cư trái phép. Nhằm tăng cường cơ hội chiến thắng, bà Clinton đã lên kế hoạch xuất hiện cùng con gái Chelsea và thượng nghị sĩ Bernie Sanders.
"Tỉ lệ cử tri đang sụt giảm mạnh khiến đội ngũ tranh cử của Trump phải chật vật kiếm phiếu từ những người da trắng tại bang cứ địa Georgia, lực lượng lẽ ra phải trung thành tuyệt đối với đảng Cộng hòa. Theo tôi cuộc đua dường như đã kết thúc", Chris Jankowski, một cố vấn đảng Cộng hòa khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Chiến thuật châm chọc của Clinton tại tranh luận tổng thống Mỹ Chiến thuật châm chọc, đả kích của Clinton dường như đã phát huy tác dụng trong phiên tranh luận tổng thống cuối cùng khi bà nhiều lần đẩy được ông Trump vào thế bí. Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Hillary Clinton tối 19/10 trong phiên tranh luận cuối cùng với đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump ở Đại học...