5 xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất Đông Nam Á
Một điều rất đáng ngạc nhiên đó là trong danh sách 5 MBT hàng đầu khu vực ASEAN lại không có loại nào do hai cường quốc quân sự Mỹ và Nga sản xuất.
1. Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 Revolution
Leopard 2 Revolution là một gói nâng cấp theo dạng module dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 – phiên bản phổ biến nhất của dòng xe tăng Leopard 2, được Rheinmetall thực hiện vào năm 2010. Indonesia là khách hàng đầu tiên mua được xe tăng Leopard 2 Revolution với số lượng 61 chiếc và trở thành quốc gia sở hữu loại xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất, hiện đại nhất Đông Nam Á.
MBT Revolution được phát triển phù hợp với tác chiến đô thị và các cuộc xung đột cường độ thấp, khác hẳn nguyên gốc Leopard 2A4 chế tạo trong Chiến tranh Lạnh dành cho các cuộc xung đột cường độ cao dựa trên trận chiến của xe tăng trong địa hình mở. Xe được bổ sung giáp bị động composite dạng module hóa bằng vật liệu nano-gốm và hợp kim titan-thép hiện đại, đặc biệt hữu hiệu khi chống lại các loại súng phóng lựu chống tăng dạng RPG hay mìn tự chế.
Leopard 2 Revolution được điều khiển bởi kíp chiến đấu 4 người, xe có trọng lượng 60 tấn; dài 9,7 m; rộng 3,7 m; cao 2,5 m; động cơ diesel MTU MB-873 Ka501 công suất 1.500 mã lực cho tốc độ tối đa 72 km/h; tầm hoạt động 550 km. Vũ khí trang bị gồm pháo nòng trơn 120 mm L44, 1 súng máy 12,7 mm và 1 súng máy 7,62 mm đồng trục.
2. Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4SG
Leopard 2A4SG là phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 được cải tiến theo yêu cầu của Lục quân Singapore, đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở biến thể này là xe có tháp pháo rộng hơn với nhiều bề mặt nghiêng do các lớp giáp phụ bổ sung tạo ra chứ không vuông vắn như tháp pháo nguyên bản. Bên cạnh đó xe cũng được trang bị diềm chắn xích dày hơn và giáp dạng lồng thép ở nửa sau thân xe và tháp pháo.
Leopard 2A4SG bên cạnh Leopard 2A4
Leopard 2A4SG có trọng lượng 52 tấn; dài 9,6 m; rộng 3,7 m; cao 2,9m, xe vẫn sử dụng động cơ diesel MTU MB-873 Ka501 và pháo nòng trơn 120 mm L44 tương tự Leopard 2 Revolution của Indonesia nhưng khẩu súng máy ở nóc tháp pháo là loại 7,62 mm chứ không phải 12,7 mm. Hiện tại Lục quân Singapore có trong biên chế khoảng 200 xe tăng Leopard 2A4SG.
3. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot
T-84 là xe tăng chiến đấu chủ lực do Ukraine sản xuất dựa trên T-80UD. Ukraine buộc phải phát triển một mẫu xe tăng mới do T-80UD bị chia sẻ bản quyền với Nga nên nước này không thể xuất khẩu một cách tự do, nhìn chung T-84 có hình dạng khá giống và mang những đặc điểm tiêu biểu của họ xe tăng T-80.
T-84 Oplot là biến thể hiện đại nhất của T-84, chính thức được giới thiệu vào năm 2003 với tháp pháo hàn hình hộp kiểu phương Tây thay thế cho tháp pháo tròn truyền thống của Liên Xô. Lớp bảo vệ của Oplot gồm giáp phức hợp composite phía trong và giáp phản ứng nổ thế hệ 3 Nozh bên ngoài. Bên cạnh đó, xe còn được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Varta gồm 3 hệ thống con: bộ cảnh báo laser, bộ gây nhiễu hồng ngoại và thiết bị tạo khói, đi kèm thiết bị quan sát toàn cảnh với cảm biến nhiệt.
Nhờ hệ thống nạp đạn tự động nên kíp chiến đấu của T-84 Oplot chỉ cần 3 người, xe có trọng lượng 46 tấn; dài 9,664 m; rộng 3,775 m; cao 2,76 m. Trái tim của Oplot là động cơ diesel V12 6TD-2 công suất 1.200 mã lực cho tốc độ tối đa 70 km/h, tầm hoạt động 540 km. Vũ khí trang bị gồm pháo nòng trơn 125 mm KBA3 có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng, 1 súng máy 12,7 mm điều khiển từ bên trong và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm. Hiện tại Lục quân Thái Lan đã nhận được 5 xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot trên tổng số 44 chiếc đã đặt hàng.
4. Xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M Pendekar
Chương trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Ba Lan bắt đầu từ năm 1991 với nhiệm vụ hiện đại hóa dòng xe tăng T-72 xuất khẩu của Liên Xô, kết quả của dự án này là đã cho ra đời xe tăng PT-91 Twardy. Về cơ bản, PT-91 Twardy chính là xe tăng T-72M1 nhưng đã được nâng cấp bằng cách tăng cường hỏa lực, độ an toàn cho tổ lái và có tính cơ động cao hơn. Ngoài ra, xe vẫn giữ thiết kế khung thấp nổi tiếng của dòng xe tăng Liên Xô. Điểm dễ nhận thấy nhất ở PT-91 là trên xe lắp giáp phản ứng nổ Erawa, nó được đánh giá tốt hơn so với Kontakt-1 của Nga ở chỗ khe giữa các viên gạch ERA khít hơn.
PT-91M Pendekar là biến thể được Ba Lan sản xuất theo đơn đặt hàng của Quân đội Hoàng gia Malaysia, xe có trọng lượng 45,9 tấn; dài 9,67 m; rộng 3,59 m; cao 2,19 m. Vũ khí của PT-91M gồm pháo nòng trơn 2A46M 125 mm với hệ thống kiểm soát hỏa lực của Pháp, 1 súng máy 12,7 mm điều khiển từ trong xe và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm. Xe được trang bị động cơ diesel PZL-Wola S-12U công suất 850 mã lực cho tốc độ tối đa 60 km/h, tầm hoạt động 650 km. Hiện nay Quân đội Malaysia có tất cả 48 chiếc PT-91M biên chế trong một trung đoàn tăng.
5. Xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-2000
Video đang HOT
MBT-2000 hay còn gọi là VT-1A là phiên bản xuất khẩu của xe tăng chiến đấu chủ lực Type-90-II do Trung Quốc sản xuất. Về cơ bản thì MBT-200 vẫn là một thiết kế dựa trên các dòng xe tăng thế hệ trước khi trong nó chứa 10% từ Type-59, 15% từ Type-69, 20% từ Type-85/88C, còn lại 55% là các thành phần mới. Loại xe tăng này còn được sản xuất theo giấy phép tại Pakistan với tên gọi Al Khalid.
Hỏa lực chính của MBT-2000 là pháo nòng trơn 125 mm dựa trên mẫu 2A46 của Nga, đi kèm với 1 súng máy 12,7 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm. MBT-200 có trọng lượng 48 tấn; dài 10,07 m; rộng 3,4 m; cao 2,37 m; động cơ diesel V6 của xe là loại KMDB 6TD-2 công suất 1.200 mã lực cho phép chạy ở tốc độ tối đa 62 km/h, tầm hoạt động 450 km. Trong biên chế Quân đội Myanmar hiện có một số lượng chưa xác định xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-2000.
Theo Tri Thức
Những thông tin ít biết về lực lượng xe tăng Triều Tiên
Theo Topwar, quân đội Triều Tiên hiện có khoảng 3.500 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực và xe tăng hạng trung cung cùng hơn 1.000 xe tăng hạng nhẹ.
Trang mạng Topwar (Nga) ngày 30/10 đăng bài viết cho hay: Lực lượng xe tăng của Triều Tiên bắt đầu hình thành vào năm 1948 với sự giúp đỡ tích cực của Trung Quốc và Liên Xô.
Năm 1948, trung đoàn huấn luyện xe tăng số 15 đã được thành lập. Lúc này, trung đoàn chỉ có 2 xe tăng T-34-85 và khoảng 30 sĩ quan xe tăng Liên Xô. Chỉ huy của trung đoàn là đại tá Yu Kn Soo, người trước đây từng là một trung úy trong Hồng quân Liên Xô tham gia cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 và sau đó là chỉ huy Trung đoàn bộ binh số 4 của quân đội Triều Tiên.
Xe tăng và bộ binh Triều Tiên trong một cuộc tấn công.
Trong tháng 5 năm 1949, trung đoàn huấn luyện xe tăng 15 bị giải tán và các học viên đã trở thành cán bộ của Lữ đoàn xe tăng 105. Lữ đoàn 105 gồm có các Trung đoàn xe tăng 1, 2, 3 (tương ứng là các trung đoàn 107, 109 và 203 sau này). Đến tháng 10 năm 1949, lữ đoàn đã được trang bị đầy đủ với các xe tăng chiến đấu chủ lực T-34-85.
Trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh, Triều Tiên có 258 xe tăng T-34-85, một nửa trong số đó thuộc Lữ đoàn 105. Ngoài T-34-85, quân đội Triều Tiên còn được trang bị 75 pháo tự hành SU-76M.
Xe tăng IS-2 trong một cuộc diễu hành ở Bắc Kinh.
Mặc dù theo tiêu chuẩn hiện đại, lực lượng xe tăng của Triều Tiên được cho là khá "nghèo nàn" ở châu Á nhưng trong năm 1950, số lượng xe tăng của nước này chỉ đứng sau Hồng quân Liên Xô.
T-34-85 đã được sử dụng với cường độ lớn nhất trong hai tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh Triều Tiên. Hầu hết các binh sĩ Hàn Quốc chưa bao giờ nhìn thấy xe tăng và quân đội nước này nên đã hoàn toàn bất lực trong việc ngăn chặn xe tăng của Triều Tiên.
T-34-85 trong cuộc diễu binh tại Bình Dưỡng ngày 15/8/1960.
Tình hình chiến sự thay đổi đáng kể từ khi có sự tham gia của Mỹ. Washington đã vội vàng đưa đến Hàn Quốc các xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee để đối phó với T-34-85 nhưng cũng đã thất bại. Tuy nhiên từ khi có sự xuất hiện của M26 Pershing, các xe tăng của Triều Tiên đã không còn là bậc thầy trên chiến trường và lợi thế lúc này nghiêng về phía quân đội Hàn Quốc.
Trong cuộc chiến tranh, T-34-85 của Triều Tiên đã tiêu diệt 34 xe tăng Mỹ (gồm 16 M4A3E8 Sherman, 4 M24 Chaffee, 6 M26 Pershing và 8 M46 Patton). Đổi lại, 97 xe tăng T-34-85 của nước này đã bị quân đội Mỹ phá hủy.
Xe tăng T-34 của Triều Tiên không còn là vua chiến trường khi Mỹ sử dụng M26 Pershing.
Để đối phó với các xe tăng Mỹ, Trung Quốc đã triển khai các xe tăng Liên Xô IS-2 với pháo chính 122mm đến Triều Tiên, tuy nhiên, điều này cũng không giúp nước này lấy lại lợi thế ban đầu.
Tính đến ngày 27 tháng 7 năm 1953, tức là ngày kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, trong trang bị của quân đội Triều Tiên có 382 xe tăng hạng trung T-34-85.
Ê-kíp chiến đấu của xe tăng T-34-85 Triều Tiên đã phá hủy máy bay ném bom F-80 của Mỹ.
Hiện nay, trong biên chế của quân đội Triều Tiên ước tính có khoảng 3.500 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực và xe tăng hạng trung (T-54, T-55, T-62 của Liên Xô, Type 59 của Trung Quốc, các biến thể khác nhau của Chonma-Ho - bản sao của T-62 và Sn'gun-915 hay P'okp'ung-Ho (xe tăng mới nhất do Triều Tiên tự sản xuất) cùng hơn 1.000 xe tăng hạng nhẹ (560 chiếc PT-76 của Liên Xô, 500 chiếc tăng nội địa Type 82, một số xe tăng Type 62 và Type 63 của Trung Quốc (hiện đã ngừng hoạt động).
Lực lượng xe tăng Triều Tiên bao gồm một quân đoàn xe tăng (với ba sư đoàn xe tăng) và 15 lữ đoàn thiết giáp. Trong Quân đoàn xe tăng có 5 trung đoàn xe tăng (mỗi trung đoàn có 4 tiểu đoàn xe tăng hạng nặng, 1 tiểu đoàn xe tăng hạng nhẹ, 1 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo tự hành).
Công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên sản xuất ba loại xe tăng, với năng lực sản xuất hàng năm ước tính khoảng 200 chiếc.
Các xe tăng Liên Xô đầu tiên được đưa cung cấp sau chiến tranh Triều Tiên tất nhiên là T-54, loại xe tăng hiện vẫn đang còn phục vụ trong quân đội nước này.
Xe tăng T-54 của Triều Tiên.
Đã có 700 chiếc T-54 được Liên Xô chuyển giao cho Triều Tiên, bao gồm 400 chiếc trong giai đoạn 1967-1970 và 300 chiếc trong giai đoạn 1969-1974.
Xe tăng tiếp theo của Liên Xô gia nhập quân đội Triều Tiên là -55. Đã có 300 chiếc T-55 được chuyển giao từ Liên Xô: 250 chiếc trong giai đoạn 1967-1970 và 50 chiếc trong giai đoạn 1972-1973. 500 chiếc T-55 hay Type 59 được lắp ráp theo giấy phép trong giai đoạn 1975-1979.
Tổng cộng, số lượng các xe tăng T-54/T-55 và Type 59 do Liên Xô và Trung Quốc cung cấp và lắp ráp tại Triều Tiên ước tính khoảng 2.100 chiếc.
Vào những năm 1970, Triều Tiên bắt đầu tiếp nhận các xe tăng chiến đấu chính T-62 với pháo nòng trơn 115 mm mạnh mẽ.
500 chiếc tăng T-62 đã được chuyển giao từ Liên Xô gồm 350 chiếc trong giai đoạn 1971-1975 và 150 chiếc trong giai đoạn 1976-1978.
Xe tăng Chonma-Ho của quân đội Triều Tiên.
470 chiếc T-62 đã được sản xuất theo giấy phép dưới tên gọi Chonma-Ho trong giai đoạn 1980-1989. 150 chiếc xe tăng đã được cung cấp cho Iran trong giai đoạn 1982-1985 và tham gia trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq. Hiện có khoảng 75 chiếc Chonma-Ho vẫn đang phục vụ trong quân đội Iran.
Xe tăng Chonma-Ho I của quân đội Iran.
Xe tăng Chonma-Ho liên tục được Triều Tiên hiện đại hóa với nhiều biến thể khác nhau. Ước tính có khoảng 800-1.200 chiếc Chonma-Ho cùng các biến thể của nó đã được sản xuất.
Chonma-Ho I của Iraq bị Mỹ chiếm năm 2003.
Chonma-98
Chonma-214 - trọng lượng 38 tấn
Chonma-215 - trọng lượng 39 tấn
Chonma-216 - trọng lượng 39 tấn
Các xe tăng đầu tiên của Triều Tiên được xem như một xe tăng hạng nhẹ, được biết đến với tên gọi Mỹ đó là M 1985, một trong những loại xe tăng đổ bộ lớn nhất thế giới. Xe tăng được trang bị pháo chính 85mm và súng máy 7,62mm. Có ít nhất khoảng 500 chiếc M 1985 đã được sản xuất.
Khi Hàn Quốc quyết định phát triển mẫu xe tăng mới K1 dựa trên dòng M1 Abrams của Mỹ, Triều Tiên đã quyết định phải phát triển xe tăng mạnh mẽ hơn, hiện đại hơn.
Triều Tiên đã mua lại một vài chiếc T-72 của Liên Xô để mổ xẻ công nghệ. Ngoài ra, một số nguồn tin cho rằng, Triều Tiên cũng đã mua được một chiếc T-90 và một số xe tăng Type 88 của Trung Quốc để nghiên cứu.
Dựa trên việc phân tích nghiên cứu các công nghệ trên các dòng xe tăng thế hệ mới của Nga và Trung Quốc, Triều Tiên đã phát triển và cho ra đời mẫu thử xe tăng P'okpoong-Ho (Bão Phong Hổ) đầu những năm 1990. Từ khi được ra đời, Bão Phong Hổ được xem là "quả đấm thép" mạnh nhất của Lục quân Triều Tiên có sức chiến đấu không thua kém xe tăng Hàn Quốc.
Bão Phong Hổ
Xe tăng Bão Phong Hổ trang bị hệ thống vũ khí tương tự xe tăng T-72 và T-80 của Nga gồm: pháo nòng trơn cỡ 125mm, một súng máy hạng nặng trên nóc tháp pháo và một súng máy đồng trục pháo chính.
Số lượng các xe tăng Bão Phong Hổ trong quân đội Triều Tiên hiện nay không nhiều, ước tính chỉ khoảng 200 chiếc.
Theo Tri Thức
Quân đội Ai Cập tập trận lớn trên biển, đất liền Các tàu chiến, xe tăng Ai Cập gần đây đã có cuộc tập trận lớn dường như là nhằm đối phó với tình hình căng thẳng trong khu vực. Đáng lưu ý, trong cuộc tập trận này, Hải quân Ai Cập đã cho thấy một số loại vũ khí Trung Quốc mà nước này đang sử dụng. Trong ảnh là loại tàu pháo...