5 vùng đất có tên dài nhất thế giới
Nhiều địa điểm trên thế giới có tên dài tới hơn 40 ký tự khiến dân bản địa cũng khó đọc chính xác.
Ảnh: Simon.
Azpilicuetagaraycosaroyarenberecolarrea: Vị trí thứ 5 trong danh sách thuộc về cái tên có 39 chữ cái. Đây là một vùng đất nhỏ, bình dị ở Navarra, Tây Ban Nha. Cái tên “Azpilicuetagaraycosaroyarenberecolarrea” được đặt theo tiếng của xứ Basque, tạm hiểu là “cánh đồng thấp vùng Azpilkueta”. Theo nhiều nghiên cứu, Azpilicuetagaraycosaroyarenberecolarrea nói riêng và vùng Navarra nói chung là những nơi “xanh nhất châu Âu”. 70% điện năng vùng này được chuyển hóa từ năng lượng tự nhiên.
Ảnh: Alcherton.
Tweebuffelsmeteenskootmorsdoodgeskietfontein: Đứng sát Azpilicuetagaraycosaroyarenberecolarrea là Tweebuffelsmeteenskootmorsdoodgeskietfontein, một địa điểm với 44 ký tự. Đây là cánh đồng ở vùng Tây Bắc Nam Phi. Cái tên này mang ý nghĩa “Dòng suối nơi 2 con trâu bị giết chỉ với một viên đạn”. Vùng đất này cũng giữ vị trí dẫn đầu trong danh sách những cái tên một từ dài nhất châu Phi. Anton Goosen, nhạc sĩ Nam Phi, từng đặt tên một bài hát trong album Putonnerwater là “Tweebuffelsmeteenskootmorsdoodgeskietfontein”.
Ảnh: Webster.
Chargoggagoggmanchauggagoggchaubunagungamaugg: Vị trí thứ 3 trong danh sách “đọc mỏi miệng” thuộc về hồ nước Chargoggagoggmanchauggagoggchaubunagungamaugg (Mỹ). Tên đầy đủ của hồ nước này có 44 ký tự và thường được rút gọn thành Chaubunagungamaug. Do tên gọi quá dài, địa danh này thu hút nhiều khách hiếu kỳ ghé thăm. Chargoggagoggmanchauggagoggchaubunagungamaugg cũng là địa điểm có tên dài nhất nước Mỹ.
Video đang HOT
Ảnh: STSTW.
Llanfairpwllgwyngyllgogerychwyrndrobwllllantysiliogogogoch: Ngôi làng ở xứ Wales với cái tên 58 ký tự cán đích ở vị trí thứ 2. Xét riêng khu vực châu Âu, làng này dẫn đầu danh sách những địa điểm có tên dài nhất. Tên ngôi làng thường được gọi tắt là Llanfair PG hoặc Llanfairpwll.
Ảnh: Shutterstock.
ngahoronukupokaiwhenuakitanatahu: Ngọn đồi ở New Zealand dẫn đầu với cái tên kéo dài 85 ký tự. Người địa phương vẫn hay gọi tắt địa điểm này là Taumata. Tên ngọn đồi này được đặt theo tiếng Maori, có nghĩa “Đỉnh núi nơi Tamatea, người đàn ông leo núi, khai phá đất đai, thổi sáo mũi cho người tình”. Sách kỷ lục Guinness đã chính thức công nhận đây là địa điểm có tên dài nhất thế giới. Nhiều người địa phương thừa nhận họ tự hào khi đủ khả năng phát âm tên nơi này trôi chảy.
Theo news.zing.vn
1001 thắc mắc: Muốn chuyển nhà lên sao hỏa, bạn phải trả bao tiền?
Khoảng cách từ Trái đất tới bề mặt sao Hỏa vào khoảng 402 triệu km. Theo ước lượng của các hãng và công ty vũ trụ hàng đầu thế giới, chi phí đưa con người lên vũ trụ là con số không nhỏ.
Dự án Mars One với mục tiêu đưa người lên sao hỏa
Khoảng cách từ Trái đất tới bề mặt sao Hỏa vào khoảng 402 triệu km. Dựa trên tính toán chi phí thực tế của các tàu thăm dò vũ trụ, người ta có thể ước lượng được khoản chi phí cần thiết cho chuyến "du ngoạn" hành tinh đỏ của con người.
Chi phí dự án phóng tàu thám hiểm Curiosity lên sao Hỏa "ngốn" hết 2,5 tỷ USD.
Như vậy, theo ước lượng của các hãng và công ty vũ trụ hàng đầu thế giới, chi phí đưa con người lên vũ trụ là con số không nhỏ.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ước tính khoảng 100 tỷ USD. Tập đoàn Công nghệ Thám hiểm Không gian (SpaceX) ước tính 36 tỷ USD.
Chi phí cho hành trình tiếp cận hành tinh đỏ như vậy là quá đắt đỏ, bởi với số tiền trên nếu ở Trái đất, bạn có thể chi trả "thừa thãi" cho các chuyến du lịch vòng quanh thế giới.
Mức sống trên sao Hoả vô cùng đắt đỏ
Quyết định đi lên sao Hỏa, đồng nghĩa với việc bạn phải chuẩn bị mọi thứ để sinh hoạt trên đó.
Công việc đầu tiên là chuẩn bị các phòng, cabin cho con người "trú ẩn", nó giống như việc xây dựng một căn nhà trên Trái đất.
Theo tính toán, kinh phí cho một cabin rộng 120m3 trên sao Hỏa vào khoảng 267 triệu USD (theo Nasa), 150 triệu USD (theo SpaceX).
Bên cạnh chi phí chỗ ở, chi phí ăn uống cũng không "kém cạnh". Lượng thức ăn, đồ uống cần cho một người trưởng thành mỗi ngày ước tính: 3,7 lít nước, 2 lọ đồ ăn (1200 - 1500 kcal).
Theo NASA, chi phí vận chuyển đồ ăn, uống từ Trái đất lên sao Hỏa mỗi năm vào khoảng 42 triệu USD. SpaceX ước tính vào khoảng 13 triệu USD.
Đó là những khoản dự tính chi phí ban đầu, còn khi đã ổn định và bắt đầu cuộc sống trên sao Hỏa, con người sẽ phải bắt đầu trồng trọt và tìm kiếm nguồn nước để sinh hoạt trực tiếp trên đó.
Thế nhưng, chi phí cho "ý tưởng" không hề nhỏ, nếu con người quyết định khai phá sao Hỏa và trồng trọt, họ sẽ phải vận chuyển máy móc và thiết bị phục vụ cho việc trồng trọt lên trên đó. Khoản chi phí ước tính vào khoảng 15,4 triệu USD (theo NASA) hoặc 4,6 triệu USD (theo SpaceX).
Việc truyền dữ liệu liên lạc giữa Trái đất và sao Hỏa cũng cần phải duy trì. Theo tính toán, 1 phút gọi điện thoại tiêu tốn 209,71 USD, gửi một email khoảng 75kb cũng ngốn mức tiền tương tự.
Đặc biệt, nếu ai đó muốn xem video "Gangnam Style" trên Youtube sẽ phải chi trả khoảng 37 USD.
Sau khi thống kê tất cả các chi phí cần thiết, mức "chi phí tổng" do NASA đưa ra là 121 tỷ USD, theo SpaceX là 48 tỷ USD cho 15 người sinh sống trên sao Hỏa trong vòng 1 năm, mỗi người sử dụng một tên lửa riêng để đi lên.
Công ty Hà Lan đã đưa ra dự án Mars One vào năm 2011. Mục tiêu là đưa tàu vũ trụ có người lái lên sao Hỏa để tạo ra nền tảng sống mới ở nơi này. Đến nay còn 706 người đang tranh 4 suất đầu tiên du hành đến hành tinh đỏ. Theo kế hoạch thì một số robot sẽ được gửi đến sao Hỏa, chúng sẽ xây dựng trước các mô đun dân cư và các tiện nghi sinh hoạt để chuẩn bị đón con người. Sau 2 năm hoàn thành nhiệm vụ, các robot sẽ lùi xuống hàng thứ hai để tàu vũ trụ chở người đổ bộ lên sao Hỏa phóng đi từ năm 2022 và đáp xuống hành tinh đỏ vào năm 2023, đó là chuyến bay một chiều với thời gian bay 7 tháng.
Tìm ra cách giúp trồng cây trên sao Hỏa
Các nhà khoa học của NASA và Đại học Edinburgh (Anh) đã tìm ra cách làm cho bề mặt sao Hỏa phù hợp với nông nghiệp bằng cách sử dụng tấm Aerogel siêu nhẹ ngăn tia UV có hại. Thiết bị mới này được gọi là "tấm Aerogel", là một tấm vật liệu siêu nhẹ được sáng chế bắt chước hiệu ứng nhà kính của Trái đất, sẽ và biến bề mặt khô cằn, lạnh lẽo của sao Hỏa thành đất phù hợp để canh tác.Aerogel vốn là vật liệu siêu nhẹ và xốp, được tạo nên từ 97% chất khí, chỉ 3% là silica. Các nhà khoa học cho rằng tấm silica dày 2cm đến 3cm sẽ chặn các tia UV có hại, cho phép lượng ánh sáng vừa đủ để thực vật quang hợp và giữ nhiệt đủ để làm tan băng trong đất của sao Hỏa.Các nhà khoa học đã áp dụng thử nghiệm thành công cách thức này trong môi trường nhân tạo giống như trên sao Hỏa. Các tấm Aerogel sẽ được đặt trực tiếp trên mặt đất để trồng tảo và thực vật thủy sinh hoặc đặt trên cao để tạo hiệu ứng nhà kính thích hợp cho thực vật trên cạn phát triển.
Theo tienphong.vn
Xôn xao UFO lấp ló trong miệng núi lửa Mặt trăng Một vật thể giống UFO lấp ló trong miệng núi lửa Mặt trăng gây sửng sốt. Theo video ghi lại, hình ảnh vật thể giống UFO lấp ló trong miệng núi lửa Mặt trăng. Tại hố sâu núi lửa, bỗng dưng xuất hiện một đốm kỳ lạ di chuyển lập lò trong miệng núi lửa Mặt trăng chỉ trong khoảng vài giây ngắn....