5 vũ khí Mỹ khiến Iran khao khát
Trong bài viết trên National Interest, chuyên gia Kyle Mizokami đã đặt giả thuyết: Nếu Iran được tiếp cận với kho vũ khí của Mỹ thì nước này sẽ chọn những hệ thống nào để trang bị?
5 vũ khí Mỹ khiến Iran khao khát
Dưới đây là 5 dự đoán của ông Mizokami:
1. Máy bay không người lái MQ-9 Reaper
Máy bay không người lái Reaper sẽ là vũ khí cực kỳ hữu ích với Iran.
Do tiếp giáp với nhiều quốc gia thù địch (cả trên bộ và trên biển), lại có địa hình đồi núi và đang bị cuốn vào các cuộc xung đột trên khắp Trung Đông, Iran có thể sử dụng máy bay không người lái Reaper cho nhiều nhiệm vụ, từ tuần tra biên giới cho tới tấn công trên biển và yểm trợ đường không tầm gần cho các lực lượng liên minh trên mặt đất.
Đây sẽ là phương tiện tình báo, giám sát và trinh sát giá rẻ đối với quân đội Iran.
2. Trực thăng tấn công AH-64 Apache
Hỗ trợ cho phi đội máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Iran sẽ là trực thăng tấn công AH-64 Apache. Chúng được trang bị pháo 30mm, các giá treo bên ngoài thân có khả năng mang tới 16 tên lửa Hellfire, 76 rocket cỡ 70mm.
Sự kết hợp giữa máy bay không người lái Reaper và trực thăng tấn công Apache sẽ nhanh chóng đưa Iran và những lực lượng mà nước này hậu thuẫn trở thành 2 trong số các thế lực mạnh nhất ở Trung Đông.
Những chiếc Reaper của Iran có thể nhận dạng kẻ địch và tiến hành các cuộc tấn công nhanh để chớp thời cơ. Sau đó, trực thăng Apache có thể được huy động để tung ra hỏa lực mạnh hơn.
Apache có khả năng tiêu diệt các phần tử được vũ trang hạng nhẹ của đối phương, tên lửa tầm xa Hellfire cho phép nó tránh được mối đe dọa từ tên lửa phòng không vác vai như FN-6 (do Trung Quốc sản xuất).
Một phi đội gồm 4 trực thăng Apache sẽ gây tổn thất nghiêm trọng cho bất cứ tàu chiến nào hoạt động ở vịnh Ba Tư, thậm chí có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ nhỏ như tàu tác chiến cận bờ (LCS) của Mỹ.
Video đang HOT
Giới thiệu trực thăng AH-64E Apache
3. Tàu tác chiến cận bờ (LCS)
Mặc dù không cần tới lực lượng hải quân quy mô lớn nhưng Iran sẽ có lợi hơn nếu sở hữu một số tàu chiến tiên tiến, được thiết kế để hoạt động tại các vùng ven biển.
Các tàu LCS có thể giúp Tehran tuần tra lãnh hải, đe dọa tàu đối phương, hộ tống phương tiện chở vật liệu quân sự cho Iran cùng các lực lượng được nước này hậu thuẫn trên khắp Trung Đông, đồng thời biểu dương quốc kỳ Iran.
Chúng còn giúp phô trương thanh thế của Hải quân Iran trước “kẻ thù không đội trời chung” là Hải quân Ả Rập.
4. Tiêm kích F-35B Joint Strike Fighter
Trong bất cứ cuộc xung đột nào với phương Tây, Iran đều đứng trước bất lợi lớn. Không chỉ yếu thế về số lượng, nước này còn phải đối mặt với các lực lượng không quân và hải quân được huấn luyện chuyên nghiệp, từng tiến hành chiến dịch quân sự tại Serbia, Kosovo, Iraq, Libya, Syria và nhiều nơi khác.
Các căn cứ không quân của Iran có thể trở thành mục tiêu dễ bị tấn công. Mặc dù hệ thống phòng không S-300 và S-400 mang lại cho nước này khả năng phòng thủ đáng tin cậy nhưng trước sức mạnh áp đảo của phương Tây, lực lượng phòng không của Iran sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Để đối phó, Tehran có thể phân tán lực lượng không quân tứ phương, bố trí máy bay chiến đấu tới các sân bay dân sự nhỏ hơn, đường cao tốc hay thậm chí là các hang động trên sườn đồi.
Điều này khiến kẻ địch gặp khó khăn hơn nhiều nếu muốn phát hiện và vô hiệu hóa không quân Iran, trong khi vẫn cho phép các chỉ huy không quân của nước này tập hợp lực lượng tác chiến khi cần thiết.
Song lý tưởng nhất là Tehran có trong tay một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm tiên tiến, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ không-đối-không, không-đối-đất và có khả năng cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng.
Với tiêu chí này, lựa chọn duy nhất hiện nay dành cho Iran chính là phiên bản F-35B của Mỹ.
Mỹ phô diễn khả năng cất-hạ cánh của F-35B
5. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III
Giống như Iraq và Triều Tiên, Iran đã dành nhiều thập kỷ theo đuổi cả chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa. Khả năng tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân là mục tiêu đã ấp ủ từ lâu, đồng thời là “át chủ bài” để các quốc gia này chống lại bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào họ.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-30 Minuteman giấu mình trong các silo ở dãy núi Zagros sẽ giúp Iran răn đe Ả Rập Saudi, Mỹ và những quốc gia muốn gây hấn với nước này.
Do không bị giới hạn bởi các hiệp ước kiểm soát vũ khí nên tên lửa Minuteman III có thể mang nhiều đầu đạn, mỗi đầu đạn tấn công một mục tiêu khác nhau.
Tuy nhiên, “chiếc ô” hạt nhân ấy có thể sẽ khuyến khích nước Cộng hòa Hồi giáo theo đuổi chính sách đối ngoại thậm chí còn hung hăng hơn để gây nhiều thiệt hại cho các nước láng giềng.
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của chuyên gia Kyle Mizokami.
Theo Soha News
Siêu cơ "bóng ma" B-2 đã tới Guam, Trung Quốc "run lập cập"
Máy bay ném bom B-2 "bóng ma" của Không lực Mỹ đã bắt đầu các hoạt động huấn luyện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Sau khi được triển khai tới căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, Không quân Mỹ bắt đầu triển khai các hoạt động huấn luyện máy bay ném bom B-2 Spirit tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Vào đầu tháng 8 này, 3 chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Không lực Mỹ đã được triển khai từ căn cứ Whiteman tới quần đảo Guam. Ảnh: Một trong ba chiếc B-2 tại Guam.
Trước mỗi chuyến bay, việc đầu tiên các kỹ thuật viên phải làm là kiểm tra tình trạng máy bay.
Những chiếc B-2 có chiều cao khoảng 5,18m.
B-2 Spirit là máy bay ném bom tàng hình duy nhất trên thế giới hiện nay.
Máy bay tàng hình B-2 Spirit có chiều dài 21m, sải cánh 52,4m, trọng lượng rỗng 71,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 170,6 tấn.
B-2 được thiết kế tối ưu khả năng tàng hình chống radar nên hình dạng của chúng rất kỳ lạ.
Ảnh: B-2 cất cánh rời Guam thực hiện huấn luyện. Hàng năm Mỹ vẫn luân phiên triển khai máy bay ném bom B-2 tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
B-2 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực không có đốt phụ F118-GE-100 cùng lượng nhiên liệu 75,75 tấn cho tốc độ tối đa 1.010km/h, tốc độ hành trình 900km/h.
Tuy tải trọng vũ khí của B-2 chỉ 18 tấn, thua kém hơn B-52 với B-1B, nhưng lợi thế của nó là khả năng tàng hình chống radar của đối phương, có khả năng đột phá hệ thống phòng không phức tạp nhất thế giới.
Các máy bay ném bom B-2 tới châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc vẫn hung hăng, ngang ngược leo thang các hành động gây căng thẳng với các nước láng giềng ở Biển Đông, nhất là sau phán quyết của tòa án quốc tế về vụ kiện của Philippines.
Theo Kiến Thức
Mỹ phát triển siêu vũ khí mới đề phòng chiến tranh với Trung Quốc Quân đội Mỹ đang phát triển một loại siêu vũ khí mới, là sự hợp nhất giữa súng máy và súng phóng lựu. Loại siêu vũ khí mới này đang trong giai đoạn đầu của kế hoạch sản xuất. Theo yêu cầu được đặt ra, loại siêu vũ khí mới là sự tổng hợp tinh xảo nhất, hiện đại nhất có thể thay...