5 vũ khí “đồ cổ” Liên Xô vẫn thách thức mọi chiến trường
Một số loại vũ khí do Liên Xô chế tạo đã trở thành huyền thoại và vẫn được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột trên khắp thế giới.
Vũ khí của Liên Xô phản ánh một triết lý thiết kế hoàn toàn khác biệt. Phương Tây thích những vũ khí được thiết phức tạp và đắt tiền, họ lựa chọn chất lượng hơn số lượng. Trong khi đó, Liên Xô thích những loại vũ khí đơn giản và rẻ, có thể sản xuất với số lượng lớn và dễ dàng thay thế.
Dựa trên triết lý này, nhà báo Michael Peck của tạp chí Foreign Policy đã liệt kê 5 loại vũ khí tốt nhất của Liên Xô:
1. Súng trường AK-47
AK-47 không đơn thuần là một súng trường tấn công, mà nó là một biểu tượng, tuyên bố chính trị. Súng trường AK-47 là vũ khí ưu thích của lính du kích và các phần tử khủng bố trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Với hơn 100 trệu khẩu được sản xuất, AK-47 xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Lấy cảm hứng từ mẫu súng trường tấn công Stg-44 của Đức quốc xã, súng trường AK-47 được thiết kế đơn giản, rẻ và bền. Đây là loại vũ khí hoàn hảo cho lính nghĩa vụ của Liên Xô và quân đội của những nước Thế giới thứ 3. Về mức độ sát thương trong vòng hơn 60 năm qua, AK-47 có thể là loại vũ khí nguy hiểm nhất trên Trái đất.
Video đang HOT
2. Xe tăng T-34
Sức mạnh của xe tăng T-34 đã khiến các binh sĩ Đức kinh hãi trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Với một khẩu pháo 76,2 mm đầy uy lực, vỏ thép dày 5cm và bánh xích rộng giúp di chuyền qua địa hình bùn đất ở Nga, T-34 vượt trội về mọi mặt so với bất kỳ xe tăng nào của phía Đức ở cùng thời kỳ.
Một chiếc T-34 chỉ bị hư hại nhẹ sau khi bị trúng 23 viên đạn từ súng chống tăng 37-mm. Giống như xe tăng Tiger khiến quân đội Mỹ và Anh kinh hãi khi đối mặt với xe tăng hạng nặng của Đức, bộ binh Đức phải bỏ chạy trước T-34.
Mặc dù vậy, xe tăng T-34 vẫn có một số hạn chế. Không giống như xe tăng của phương Tây có chỉ huy xe tăng và pháo thủ riêng, chỉ huy của T-34 đồng thời cũng là pháo thủ. Điều này đồng nghĩa vị trí này vừa phải điều khiển pháo vừa phải chỉ huy xe tăng (phiên bản T-34/85 sau đó đã được bổ sung vị trí pháo thủ). Xe tăng T-34 được thiết kế rất chật hẹp, khiến các binh sĩ mệt mỏi, nó cũng thiếu máy thu thanh và thường xuyên chết máy.
Khoảng 84.000 chiếc xe tăng T-34 đã được chế tạo và người Đức đã ấn tượng đến mức họ cân nhắc chế tạo một phiên bản riêng dựa trên loại tăng này.
3. Pháo phản lực Katyusha
BM-13 Katyusha là một trong những loại pháo phản lực mạnh nhất trong lịch sử. Giống như xe tăng T-34, Katyusha đã gây sốc mạnh cho quân đội Đức vào năm 1941. Theo một nguồn tin, 4,35 tấn chất nổ công phá mạnh hủy diệt một khu vực rộng 4 ha trong từ 7 đến 10 giây. Người Đức đã phát triển một hệ thống phóng rocket đa nòng riêng mang tên Nebelwerfer hay người Mỹ gọi là Screaming Mimi”.
Rocket không dẫn đường thường không chính xác nhưng hệ thống pháo phản lực này hoạt động rất hiệu quả đối với Liên Xô. Quân đội Liên Xô thường tập hợp một số lượng lớn pháo Katyusha để tấn công hệ thống phòng thủ của Đức, trước khi điều bộ binh tấn công. Cho dù rocket không chính xác, nhưng kẻ thù không bị giết cũng quá choáng váng để chống cự.
Mỹ sau đó đã cải tiến một số hệ thống phóng rocket đa nòng không dẫn đường thành vũ khí dẫn đường bằng GPS. Đối với các cuộc chiến tranh chống du kích mà Mỹ tham gia trong nhiều năm, tấn công một khu vực bằng loại pháo này là phản tác dụng, nhưng Katyusha phát huy tác dụng trong trường hợp nhóm vũ trang Hezbollah tấn công vào tác thành phố của Israel hay Hồng quân Liên Xô càn quét tàn quân Đức.
4. Máy bay chiến đấu Mig-15
Đối với các phi công Mỹ đã quen với chiếm ưu thế trên không trong những năm cuối của cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, sự xuất hiện của chiến đấu cơ Mig-15 trên bầu trời Triều Tiên là một cú sốc. Thực tế, các máy bay chiến đấu của Liên Xô nguy hiểm đến mức các máy bay tiêm kích hộ tống B-29 của Mỹ phải chuyển các cuộc tấn công Triều Tiên từ ban ngày sang ban đêm.
Dựa trên công nghệ thu giữ được từ người Đức cũng như các động cơ phản lực mà Anh lỡ bán cho Moscow, Mig-15 bay nhanh, linh hoạt và được trang bị vũ khí hạng nặng. Các máy bay chiến đấu trước đó của Mỹ, như P-80 và F-84 đã thua kém Mig-15 về đẳng cấp. Chỉ đến khi chiến đấu cơ F-86 Sabres ra đời, các phi công Mỹ mới có thể đối đầu ngang ngửa với Mig-15.
Hơn 18.000 chiếc Mig-15 đã được chế tạo bởi Liên Xô, các thành viên của Khối Hiệp ước Warszawa và Trung Quốc. Loại máy bay chiến đấu này từng hoạt động trong không quân của hơn 40 quốc gia trên thế giới.
5. Súng chống tăng RPG-7
Sẽ là không chính xác khi nói rằng RPG-7 cách mạng hóa vũ khí chống tăng. Trong nửa cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, sử dụng vũ rocket chống tăng đã trở nên phổ biến, bao gồm lính Mỹ, Anh và Đức. Nhưng chính xác khi khẳng định rằng RPG-7 đã trở thành nền tàng cho vũ khí chống tác vác vai.
RPG-7 được sử dụng như một loại vũ khí phá boongke và phòng không (loại vũ khí này đã bắn hạ máy bay Blackhawk của Mỹ ở Somalia) cũng như một loại vũ khí đa mục đích khi cần.
Trong khi RPG-7 từng thu được nhiều thành công trong các cuộc xung đột, ngày nay RPG-7 chỉ còn phù hợp để tấn công các phương tiện hạng nhẹ hơn là xe tăng hiện đại. Nhưng RPG-7 quá phổ biến đến mức trở thành một biểu tượng giống như AK-47. Chiến binh mang theo một chiếc ống dài trên vai là hình ảnh nổi bật của phần lớn các cuộc xung đột trên thế giới trong 50 năm qua. RPG-7 và các phiên bản khác do Trung Quốc và Iran chế tạo được sử dụng trong tất cả các cuộc xung đột kể từ đầu năm 1960.
Theo Tri Thức