5 vũ khí chết chóc TQ có thể dùng để “đè bẹp” Đài Loan
Trong lúc căng thẳng leo thang giữa hai bên Eo biển Đài Loan ngay đầu năm 2019, một chuyên gia đưa ra dự đoán về những vũ khí Trung Quốc có thể dùng trong chiến dịch thu hồi Đài Loan.
Tiêm kích Su-35 do Nga chế tạo
Trong thập kỷ qua, kho vũ khí quân sự Trung Quốc đã trở nên nguy hiểm hơn, một chuyên gia quân sự viết trên báo National Interest. Sự cải thiện này chắc chắn ảnh hưởng đến cán cân quân sự với Đài Loan.
Khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng tăng, vị thế của Đài Loan cũng trở nên bấp bênh hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây cho thấy một thái độ cứng rắn hơn về việc thống nhất Đài Loan.
Tất cả các yếu tố trên cho thấy đã đến lúc đánh giá lại những vũ khí đáng sợ nhất mà Trung Quốc có thể sử dụng trong trường hợp chiến tranh với Đài Loan.
Su-35
Tiêm kích Su-35 do Nga chế tạo là máy bay chiếm ưu thế trên không hàng đầu trong kho vũ khí của quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc mua hơn hai chục máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 trong hai năm qua, giúp không quân nước này tăng khả năng thực hiện các hoạt động không quân tầm xa chống lại Đài Loan hoặc bất kỳ kẻ thù nào khác.
Ngoài cấu hình không đối không đáng gờm, Su-35 còn có khả năng tấn công tinh vi và tầm bắn hiệu quả cho phép nó đe dọa mục tiêu dưới mặt đất.
Không quân Trung Quốc cũng có nhiều máy bay khác có thể thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên bầu trời Đài Loan, ví dụ như tiêm kích J-20. Nhưng tính ở thời điểm hiện tại, Su-35 đã đủ gây vấn đề với lực lượng không quân Đài Loan.
S-400
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga
Năm 2018, Trung Quốc bắt đầu nhận hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga. Là một trong những hệ thống tên lửa đất đối không nguy hiểm nhất thế giới, S-400 có tầm bắn tối đa lên tới 400km, nghĩa là vượt qua cả Đài Loan.
Như một số nhà phân tích từng nói, hiệu quả của S-400 ở tầm xa bị hạn chế. Tuy nhiên, nó vẫn làm phức tạp thêm việc sử dụng không phận của quân đội Đài Loan và có khả năng ngăn chặn toàn bộ việc sử dụng không phận Đài Loan cho mục đích thương mại.
Chưa kết, S-400 cũng có thể ngăn vận chuyển thiết bị và hàng hóa qua đường hàng không và đường biển đến hòn đảo trong điều kiện chiến tranh.
Nếu muốn hạ S-400, Đài Loan phải thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào đất liền Trung Quốc. Chuyên gia nói rằng đây sẽ là một thử thách lớn với quân đội Đài Loan.
Tên lửa đạn đạo
Một trong những sức mạnh quân sự của Trung Quốc là tên lửa đạn đạo
Kho vũ khí lớn của Trung Quốc chứa nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung có thể gây ra thiệt hại thảm khốc cho cơ sở hạ tầng quân sự của Đài Loan. Các căn cứ không quân và cảng Đài Loan có khả năng bị tấn công từ tên lửa Trung Quốc.
Tên lửa chết chóc nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc, theo quan điểm của Đài Loan, là DF-16. Nó có tầm bắn 1.000 km và có thể mang đầu đạn nặng 1500 kg. DF-16 cũng được đánh giá là tên lửa khó có thể bị đánh chặn.
Đài Loan có các hệ thống chống tên lửa đạn đạo nội địa và nước ngoài, nhưng không ai biết chúng có thể chống đỡ tên lửa liên tiếp hay không. Mạng lưới phòng không Đài Loan cũng sẽ phải đối đầu với cả tên lửa hành trình và máy bay có người lái. Đài Loan có thể củng cố thêm các căn cứ không quân và phân tán cơ sở hạ tầng nhưng có lẽ đây chỉ là một giải pháp ngắn hạn.
Hình minh họa tàu đổ bộ lớp 075 LHD
Trung Quốc đang chế tạo lớp tàu đổ bộ tấn công lớn nhất đất nước. Những con tàu lớp 075 này cho phép quân đội thực hiện các cuộc tấn công đổ bộ tinh vi chống lại mục tiêu được bảo vệ. Với trọng lượng 40.000 tấn, Type 075 có kích thước tương tự các tàu đổ bộ lớn nhất của Mỹ nhưng không có nhiệm vụ phòng không và tấn công như các tàu Mỹ.
Mặc dù tàu lớp 075 vẫn chưa chính thức hoạt động, các báo cáo cho thấy Trung Quốc đang chế tạo ba chiếc lớp 075. Cấu hình chính xác của loại tàu này vẫn chưa được biết chắc, nhưng các nhà phân tích cho rằng nó có khả năng chở hơn hai chục máy bay trực thăng tấn công và vận tải. Như vậy là đủ để dùng trong một cuộc tấn công chống lại hệ thống phòng thủ Đài Loan, theo chuyên gia.
Tàu đổ bộ lớp 071 LPD
Vào giữa những năm 2000, Trung Quốc quyết định tăng cường mạnh khả năng tấn công đổ bộ bằng việc mua một lớp tàu vận tải đổ bộ. Có kích thước tương đương tàu San Antonio lớp LPDs của Hải quân Hoa Kỳ, tàu lớp 071 có thể chở 800 binh sĩ, 4 máy bay trực thăng và nhiều phương tiện tấn công đổ bộ nhỏ. Mặc dù tàu lớp 071 chỉ có khả năng phòng thủ tối thiểu, chúng có thể di chuyển với tốc độ 46 km/h. Kết hợp với tàu lớp 075 LHD, tàu lớp 071 là mối đe dọa đáng gờm đối với lực lượng trên biển của Đài Loan. Tính đến tháng 1.2019, Trung Quốc đã sở hữu 6 tàu này và sắp có thêm 2 chiếc.
Kết
Trước đây, Đài Loan đã tận dụng ưu thế công nghệ và khoảng cách của mình để tăng cường phòng thủ với Trung Quốc. Ngày nay, Trung Quốc phát triển nhiều phương tiện để vô hiệu hóa một số lợi thế phòng thủ của Đài Loan. Bắc Kinh cũng đang trong quá trình phát triển một lực lượng viễn chinh hải quân có thể đưa số lượng đáng kể binh lính và phương tiện đến bờ biển Đài Loan. Trừ khi cán cân quân sự này thay đổi, nếu không lợi thế quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan sẽ chỉ tăng lên.
Theo Danviet
Chuyên gia: Trung Quốc và Đài Loan mắc sai lầm ngay đầu 2019
Một chuyên gia về chính trị nhận định Mỹ, Trung Quốc, và Đài Loan đều thể hiện sự "thiếu thông minh" trong những tuyên bố đầu năm 2019.
TV ở Đài Loan phát sóng bài phát biểu ngày 2.1 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tờ SCMP vừa đăng tải một bài bình luận về các động thái gần đây của Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan. Trong đó, Alice Wu, tư vấn viên về chính trị, cựu giám đốc Mạng lưới Truyền thông châu Á Thái Bình Dương ở Đại học California tại Los Angeles, cho rằng Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan đã có những động thái sai lầm trong năm mới 2019.
Vào ngày 31.12.2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á, trong đó bảo đảm sự cam kết của Mỹ trong việc bán vũ khí cho Đài Loan. Đây chính là hành động khiến Trung Quốc "nóng mắt".
Ở Đài Bắc, người đứng đầu Đài Loan Thái Anh Văn dường như cảm thấy phải "tiếp bước" Trump. Trong một bài phát biểu ngày đầu năm mới, bà Thái "giảng giải" cho Bắc Kinh về việc xử lý các mối quan hệ xuyên eo biển và tôn trọng các lựa chọn bầu cử.
Ngày 2.1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng không ai có thể thay đổi sự thật rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc, và người dân ở hai bên Eo biển Đài Loan nên hướng tới "sự thống nhất".
Ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc có quyền sử dụng vũ lực để thu hồi Đài Loan nhưng sẽ nỗ lực để đạt được sự thống nhất hòa bình với hòn đảo.
Đáp lại, bà Thái khẳng định hòn đảo sẽ không chấp nhận mô hình "một quốc gia, hai chế độ" với Trung Quốc, đồng thời khẳng định tất cả các cuộc đàm phán qua eo biển cần được thực hiện trên cơ sở bình đẳng.
Theo Wu, bài phát biểu của ông Tập đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, sự kiện được thực hiện bởi cựu lãnh đạo hai nước - Jimmy Carter và Đặng Tiểu Bình - năm 1979 .
Cựu tổng thống Mỹ Carter gần đây thể hiện sự lo lắng về hướng đi của quan hệ song phương. Carter lưu ý rằng 40 năm trước, ông và Đặng biết rằng họ đang thúc đẩy sự nghiệp hòa bình, và kêu gọi các nhà lãnh đạo hiện tại ổn định lực lượng trên thế giới.
Nỗi ám ảnh với sự vĩ đại đã không làm cho thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn, cũng không giúp tạo ra các mối quan hệ mang tính xây dựng, theo Wu.
Chuyên gia viết rằng đây có thể là thời điểm để ghi nhớ chủ nghĩa thực dụng của ông Đặng hồi đó. Vào năm 1978, khi chủ đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản được đưa ra tại một cuộc họp báo, ông Đặng đã nói: "Sẽ không sao nếu tạm thời tạm gác lại vấn đề này nếu thế hệ chúng ta không đủ khôn ngoan để giải quyết. Thế hệ tiếp theo sẽ có nhiều trí khôn hơn, và tôi chắc chắn cuối cùng họ sẽ tìm được cách để cả hai bên đều chấp thuận".
Theo Wu, đây là một ví dụ điển hình về một nhà chính trị tài ba và ví dụ điển hình của trí tuệ.
Theo Danviet
Mỹ đã sẵn sàng đứng ra bảo vệ Đài Loan trước Trung Quốc? Gần đây, Mỹ có nhiều động thái cho thấy rõ lập trường của nước này về quan hệ Đài Loan - Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc Trung Quốc ngày càng tăng cường sức ép ngoại giao lên Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn nhậm chức lãnh đạo Đài Loan vào năm 2016. Trong vòng chưa đầy ba năm, năm...