5 vụ bắn, bắt giữ tàu TQ đánh bắt trái phép
Không chỉ Argentina “mạnh tay” bắn chìm tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép, mà Philippines, Indonesia, Nga… cũng đã có những biện pháp cứng rắn khi tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền hoặc đi vào vùng tranh chấp.
Cảnh sát biển Philippines tuần tra
1. Philippines bắt giữ, xét xử 11 ngư dân Trung Quốc
Tàu tuần tra Philippines đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc vào ngày 6.5.2014 khi chiếc tàu này lảng vảng ở gần bãi Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền phi pháp. Tàu cá nặng 15 tấn, chứa hàng trăm con rùa biển thuộc loài cần được bảo vệ.
Philippines bắt giữ 11 thuyền viên, 2 trong số 11 thuyền viên đang ở tuổi vị thành niên sau đó được đưa trả về Trung Quốc. 9 ngư dân còn lại bị kết án phạm tội về môi trường và săn bắt trộm, phải nộp phạt 100.000 USD mỗi người. Tòa án còn tuyên bố tịch thu ngư cụ và con tàu của nhóm ngư dân.
2. Indonesia đánh chìm tàu Trung Quốc
Tháng 5.2015, Indonesia đã phá hủy một tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng biển của Indonesia gần Biển Đông. Con tàu Gui Xei Yu 12.661 đã bị chìm ở Pontianak, Kalimantan sau khi phát nổ. Đây là một trong 41 tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển của Indonesia bị bắn chìm.
Indonesia bắn chìm hàng chục tàu nước ngoài khai thác trái phép trong đó có tàu Trung Quốc
3. Nga truy đuổi, đâm tàu Trung Quốc, bắt giữ 36 ngư dân
Video đang HOT
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga đã bắt giữ 2 tàu Trung Quốc và 36 ngư dân hồi tháng 7 năm 2012 vì đánh bắt trái phép trong vùng biển Nga kiểm soát.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga đã bắn nhiều phát đạn cảnh báo trong suốt 3 tiếng truy đuổi. Cuối cùng, tàu của Nga đâm thẳng vào tàu cá Trung Quốc và bắn trực tiếp vào tàu khi các thủy thủ chống cự không chịu cập bờ. Không có người thiệt mạng hoặc bị thương trong vụ việc.
Con tàu Trung Quốc với 17 thuyền viên và 22,5 tấn mực ống không có giấy phép đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga. Ngay sau đó, một tàu đánh cá khác của Trung Quốc với 19 ngư dân cũng đã bị bắt giữ tại vùng biển gần đó.
Phía Trung Quốc cho rằng Nga đã có một hành động liều lĩnh. “Hành vi hung hăng của một vài người Nga không chỉ làm tổn hại đến niềm tin của Trung Quốc trong việc nuôi dưỡng mối quan hệ ngoại giao lâu dài với Nga, mà còn cung cấp lý do cho những lực lượng muốn phá hoại quan hệ Nga – Trung.”
4. Argentina bắn chìm tàu Trung Quốc, bắt 4 ngư dân
Argentina bắn chìm và bắt giữ 4 ngư dân Trung Quốc
Mới đấy nhất, hải quân Argentina đã truy đuổi và bắn chìm tàu Lỗ Yên Viễn Ngư 010, con tàu đánh bắt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Argentina. Đầu tiên, lực lượng bảo vệ bờ biển đã bắn đạn cảnh báo. Chính quyền Arghentina cho biết con tàu Trung Quốc phản ứng bằng cách tắt đèn báo hiệu và cố tình lao tới để va chạm.
Hải quân Argentina đã bắt giữ 4 ngư dân Trung Quốc nhảy khỏi tàu. Họ sẽ phải hầu hòa ở Argentina. 28 ngư dân còn lại được một tàu cá Trung Quốc gần đó cứu.
5. Hàn Quốc bắn tàu Trung Quốc vì nhầm là Triều Tiên
Hàn Quốc đã bắn đạn cảnh cáo vào một tàu tuần tra của Trung Quốc, tưởng đó là một tàu của Triều Tiên hồi cuối năm 2015.
Lúc đầu Hàn Quốc nhầm đây là một còn tàu của Triều Tiên xâm nhập lãnh thổ Hàn Quốc. Vì tàu hải quân Triều Tiên thường xuyên kiểm tra biên giới biển Hoàng Hải, nhưng đây lại là tàu tuần tra Trung Quốc đang tìm kiếm tàu đánh bắt trái phép của Trung Quốc.
Tàu tuần tra của Hàn Quốc ở vùng biển Hoàng Hải
Theo Hàn Quốc, ngư dân Trung Quốc ngày càng đi sâu vào vùng biển của nước này để đánh bắt. Các tàu thép lớn quét tất cả mọi thứ dưới đáy biển, khiến Seoul đã phải yêu cầu chính quyền Bắc Kinh có một biện pháp quản lý cứng rắn hơn.
Từ năm 2011-2015, hơn 2.200 tàu của Trung Quốc đã bị phạt vì đánh cá bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Số lượng ngư dân bị bắt giữ đã tăng từ 2 người năm 2010 lên 66 người trong năm 2013.
Theo Danviet
TQ trồng cây trên đảo phi pháp sau kế hoạch đưa dân
Trung Quốc trồng cây trên các thực thể chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đẩy kế hoạch đưa dân thường ra Biển Đông.
Theo trang web của cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Bắc Kinh lập trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hoạt động trồng cây được tổ chức vào ngày 10 - 31/3, trên hầu hết các thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lực lượng tham gia trồng cây gồm quân đội, cảnh sát và cư dân đồn trú tại các thực thể.
Cụ thể, Trung Quốc dự kiến trồng mới 500.000 cây con tại cồn cát Tây, đảo Bắc, đảo Duy Mộng, đảo Ba Ba, đảo Cây ở Hoàng Sa và tại đá Subi, đá Vành Khăn, đá Chữ Thập ở Trường Sa. Các cây giống được Bắc Kinh chọn gồm phi lao, dừa, bão táp và một số loài hoa. Trung Quốc sẽ trồng tổng cộng 200.000 cây tại quần đảo Hoàng Sa và 300.000 cây tại các đá ở quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc trồng cây tại đá Subi, quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: sansha.gov.cn
Trong năm 2015, Trung Quốc đã trồng hơn 300.000 cây giống tại các thực thể nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
Hồi đầu năm 2016, máy bay dân dụng của hãng hàng không Hải Nam, Trung Quốc, ngày 15/1 ngang nhiên đưa một nhóm người dân, tiếp cận trái phép đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thông tin được tờ Hoàn Cầu thời báo ngang nhiên công bố nước này đã cho phép nhóm người dân đầu tiên đến đá Chữ Thập mà vốn được xây dựng phi pháp trên Biển Đông.
Nhóm khách được đưa tới đá Chữ Thập là người nhà của các binh sĩ đồn trú trái phép tại đây.
Phối cảnh đô thị xây dựng ở bãi đá Chữ Thập. Ảnh: Mạng quân sự Trung Quốc Sohu
Feng Wenhai, người giữ chức "Phó thị trưởng Tam Sa", thông báo Bắc Kinh chào đón tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên đảo và chính quyền sẽ khởi động chương trình hợp tác giữa nhà nước với tư nhân. Trung Quốc lập ra cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
""Thành phố" cũng sẽ quy hoạch và xây một trung tâm cứu hộ y tế trên đảo, lắp cáp quang ngầm vào năm nay. Sóng Wi-fi sẽ phủ kín mọi đảo không người ở và bãi đá", Tân Hoa xã dẫn lời Feng nói.
Sân bay trên đảo Phú Lâm cũng sẽ tiếp nhận những chuyến bay thường xuyên trong năm 2016, Feng nói thêm.
Trong một diễn biến có liên quan, Trung Quốc hôm qua ngang nhiên điều một con tàu gần 10.000 tấn có tên "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" để phục vụ tuyến du lịch phi pháp tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chuỗi hành động phi pháp liên tiếp của Trung Quốc đang bị các nước trong khu vực và trên thế giới lên án mạnh mẽ.
Kim Hoa(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
"Mỹ không thừa nhận nếu Trung Quốc lập ADIZ trái phép ở biển Đông" Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ - Đô đốc Harry Harris tuyên bố Trung Quốc có thể sẽ đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông nhưng Mỹ sẽ không thừa nhận. "Tôi quan ngại bởi động thái (lập ADIZ) gây bất ổn và khiêu khích. Chúng tôi sẽ không chấp nhận nó giống như...