5 viễn cảnh chiến tranh ‘chờ đón’ Iraq
Iraq từng chứng kiến sự hy sinh của 4.500 lính Mỹ cùng số tiền gần 1 tỷ USD từ năm 2003 – 2011 để lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein và tái thiết đất nước, giờ tiếp tục rơi vào tình trạng hỗn loạn và khả năng “sụp đổ”.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria cùng sự xâm chiếm và mở rộng của chủ nghĩa cực đoan tại miền bắc và tây Iraq đang đẩy “cái nôi của nền văn minh nhân loại” nằm trong vòng kiểm soát của những phần tử cực đoan Hồi giáo tàn nhẫn tại Trung Đông.
Các tay súng cực đoan từ lực lượng tự xưng “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông” (ISIS) đã chiếm đóng thành phố lớn thứ hai tại Iraq Mosul và giành quyền kiểm soát tỉnh Ninewah sau khi chiếm đóng 2 thành phố Fallujah và Ramadi, phía tây thủ đô Baghdad vào cuối năm ngoái.
Lực lượng an ninh người Kurd giao tranh với quân nổi dậy dòng Sunni ISIS tại vùng ngoại ô Diyala hôm 14/6.
Ngay sau đó, ISIS đã nhanh chóng di chuyển sang khu vực miền nam tới 2 thành phố Samarra và Tikrit. Lực lượng nổi dậy đã giành được 2 thành phố này mà dường như không vấp phải sự phản đối từ chính phủ Iraq. Thậm chí, ISIS còn chiếm cả khu lọc dầu lớn nhất Iraq tại Baiji. Họ cũng không hề giấu giếm ý định chiếm luôn thủ đô Baghdad.
Phản ứng trước sự hung hãn của ISIS, Thủ tướng Iraq Nouri Al Maliki đã thề tấn công đáp trả. Tuy nhiên, việc ISIS tấn công và giành quyền kiểm soát nhiều thành phố lớn tại Iraq cũng như việc các binh sĩ quân đội và cảnh sát Iraq vốn được Mỹ đào tạo đã nhanh chóng giơ tay đầu hàng, đang đặt ra câu hỏi lớn về thực quyền của Thủ tướng Maliki và khả năng chiến đấu của quân đội Iraq.
Trong khi đó, thủ lĩnh dòng người Shiite tại Iraq Moqtada Al Sadr hiện đang kêu gọi các nhóm chiến binh Shiite chuẩn bị mọi công tác bảo vệ những vùng đất linh thiêng và các vùng lân cận với Baghdad bao gồm 2 thành phố trọng điểm Najaf và Karbala.
5 viễn cảnh chiến tranh tại Iraq
Theo đánh giá trong bài viết mang tên “The collapse of Iraq would open a new front in the Sunni-Shi’a war” (Sự sụp đổ của Iraq có thể mở ra mặt trận mới trong cuộc chiến giữa người Sunni – Shi’a [người Shiite - theo cách viết của phương Tây]) đăng trên tờ Global Post, tác giả Gary Grappo, một cựu quan chức ngoại giao cấp cao tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định có 5 viễn cảnh chiến tranh đang chờ đón Iraq.
Thứ nhất, những cư dân dòng Kurd tại Iraq sẽ không tiếp tục chịu yếu thế. Lâu nay, họ đã gặt hái được nhiều thành tựu như nền kinh tế nở rộ, chính trị ổn định và mức thu nhập tăng cao nhờ hoạt động sản xuất dầu mỏ.
Những người tình nguyện tham gia chiến đấu chống lại lực lượng ISIS cầm vũ khí tuần hành trên đường Basra, phía đông nam thủ đô Baghdad hôm 16/6.
Video đang HOT
Lực lượng an ninh Pesh Merga không chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho công dân Kurd mà còn những người dân tộc thiểu số Kurd như Kirkuk sinh sống ở các vùng giáp ranh – nơi có trữ lượng dầu mỏ chưa khai thác dồi dào nhất tại Iraq. Đây có thể là lý do khiến người Kurd ở Iraq quyết định tuyên bố độc lập tách khỏi Baghdad.
Thứ hai, sự chia rẽ lâu nay tại Iraq vẫn tiếp tục tái diễn. Nếu nguời Kurd quyết định đi theo con đường riêng độc lập tại khu phía bắc, chắc chắn, Iraq sẽ lâm vào tình cảnh bị chia rẽ.
Theo đó, những người theo dòng Sunni sẽ giành quyền kiểm soát khu vực phía bắc và tây trong khi các cư dân dòng Shi’a chiếm đóng khu miền đông và nam. Đây là viễn cảnh được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cập hồi năm 2006. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, khả năng hai tộc người này sẽ còn tự tuyên bố thành lập quốc gia cho riêng mình.
Thứ ba, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, sẽ không ra tay trợ giúp chính phủ Iraq trấn áp lực lượng nổi dậy. Với hàng trăm ngàn người Syria tị nạn đang sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này sẽ không thể cưu mang thêm hàng chục ngàn người Iraq chạy trốn chiến tranh.
Trong khi đó, một bộ phận người dân tộc thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang sinh sống tại các tỉnh phía bắc Iraq hiện nằm trong vòng kiểm soát hoặc đối mặt với mối đe dọa tấn công từ ISIS, cũng đang đề nghị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ giúp đỡ. Không chỉ là quốc gia giáp biên giới với Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ còn có quyền lợi kinh tế trọng yếu tại nhiều khu vực trên đất nước Iraq bao gồm tỉnh Ninewah, Samarra và khu tự trị người Kurd.
Thứ tư, mối đe dọa an ninh tới Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng buộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra các hành dộng quân sự và chiểu theo Khoản 5 trong hiệp ước của NATO, các quốc gia trong liên minh quân sự này bao gồm Mỹ được phép hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự xuất hiện của các tay súng cực đoan ISIS tại khu vực biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ cùng với sự đe dọa từ lực lượng phiến quân tại vùng biên giới giáp với Syria đang đặt tình trạng an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng nguy hiểm. Thậm chí, nó được coi là “mối đe dọa tới tất cả các thành viên NATO”. Do đó, khả năng các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu triển khai quân tới khu vực biên giới phía nam. Trong khi, lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức không kích tại Iraq.
Cuối cùng, Iran có nguy cơ rơi vào bất ổn. Nếu các phần tử cực đoan dòng Sunni thuộc lực lượng ISIS duy trì sức mạnh tấn công tới Baghdad cũng như đe dọa các khu vực sống của người Shiite gần thủ đô và khu phía nam của người Shi’a, Iran sẽ đưa ra quyết định điều quân quay trở lại Iraq.
Khung cảnh sau vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh Iraq và ISIS tại thành phố Mosul hôm 10/6.
Nhiều khả năng Thủ tướng Iraq Maliki sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ can thiệp từ Iran. Động thái này sẽ làm bùng nổ cuộc chiến giữa người Sunni – Shiite. Tuy nhiên, nhằm đánh tan quân nổi dậy ISIS khỏi Iraq, Iran sẽ cần triển khai một số lượng lớn binh sĩ và thay thế Mỹ đảm nhận sứ mệnh gìn giữ an ninh trong lịch sử Trung Đông.
Ngoài Khoản 5 trong hiệp ước NATO, cho tới nay, chưa rõ Mỹ và các đồng minh quân sự sẽ đưa ra phản ứng ra sao cho cuộc khủng hoảng an ninh tại Iraq.
Sự trỗi dậy một cách nhanh chóng cả về quân số cũng như sức mạnh của ISIS và các lực lượng cực đoan tại Iraq cũng như Syria chắc chắn sẽ khiến Mỹ đưa ra quyết định rút lại sự ủng hộ cho các phe đối lập để thiết lập nền dân chủ tại Syria. Tuy nhiên, lực lượng ISIS chưa bao giờ giấu giếm tham vọng của mình. Điều này được thể hiện rõ qua cái tên: “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria”.
Hành động quân đội Mỹ rút quân khỏi Iraq hồi năm 2011 là nhằm “chấm dứt cuộc chiến tại quốc gia này”. Song giờ đây, Mỹ và các đồng minh Ả Rập có nguy cơ phải chứng kiến với sự sụp đổ lớn hơn từ cuộc chiến giữa người Sunni – Shiite.
Một hành động quyết đoán và nhanh chóng là vô cùng cần thiết để trấn an mối đe dọa từ cuộc xung đột giữa người Sunni – Shiite. Mặc dù, không thể tránh khỏi việc phải điều động quân sự nhưng chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chỉ có những biện pháp can thiệp “nhẹ nhàng” lần này. Điều này cũng cho thấy một thực tế rõ rằng Baghdad không thể chỉ dựa vào sức mình để bảo vệ đất nước.
Theo Infonet
Tổng thống Putin và Obama "đá xoáy" nhau vì Ukraine
Tổng thống Mỹ chỉ trích Nga hành xử như "kẻ bắt nạt" ở Ukraine, khiến Nhà lãnh đạo Nga phải đáp trả, cáo buộc Mỹ "đạo đức giả".
Tổng thống Putin
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên án cái ông này gọi là "chiến lược đen tối" và hành động "bắt nạt" của Nga ở Ukraine. Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin tố cáo Mỹ "gây hấn" và "giờ trò đạo đức giả". Đây chính là những lời lẽ gay gắt mà hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ tung vào nhau trong cuộc khẩu chiến mới nhất giữa họ. Cuộc khẩu chiến này cũng cho thấy mối quan hệ căng thẳng leo thang giữa hai cường quốc hàng đầu thé giới.
Ngày hôm qua (4/6), Tổng thống Obama đã có cuộc gặp với Tổng thống được bầu của Ukraine - ông Petro Poroshenko ở thủ đô Warsaw của Ba Lan. Trong bài phát biểu kỷ niệm 25 năm nền dân chủ Ba Lan, ông chủ Nhà Trắng đã cam kết Mỹ sẽ ủng hộ nhiều năm cho Ukraine và sau đó chỉ trích Nga, tuyên bố sẽ bảo vệ các nước và vùng lãnh thổ cựu Xô viết ở NATO.
"Làm sao chúng ta có thể cho phép các chiến thuật đen tối của thế kỷ 20 được thực hiện trong thế kỷ mới này", ông Obama hỏi.
Trong một phát biểu ám chỉ đến việc Nga sáp nhập Crimea vào nước này cũng như các hành động của Nga ở Ukraine, ông Obama cảnh báo, "ngày của các đế chế và khu vực ảnh hưởng đã qua rồi".
"Các quốc gia lớn hơn không được phép bắt nạt các nước nhỏ hơn hay áp đặt ý chí của họ bằng họng súng hoặc bằng những binh lính đeo mặt nạ chiếm đóng các tòa nhà", Tổng thống Mỹ cho biết.
"Vì thế, chúng tôi sẽ không chấp nhận sự chiếm đóng của Nga ở Crimea hay những sự vi phạm chủ quyền của Ukraine", ông Obama nhấn mạnh trước khi rời Bỉ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 nhằm tìm kiếm một chính sách phối hợp giữa các nước đối với Moscow.
Trong chuyến thăm đến Ba Lan, Tổng thống Obama cũng đề xuất tạo dựng một quỹ 1 tỉ USD để cung cấp tài chính cho các hoạt động triển khai binh lính, hải quân, không quân của Mỹ trên cơ sở luân phiên ở khắp khu vực Đông Âu. Ông Obama đang thực hiện chuyến công du Đông Âu nhằm thể hiện quyết tâm và năng lực của NATO trong việc đối phó với Nga.
Tổng thống Obama sẽ có cuộc gặp mặt đối mặt với người đồng cấp Nga Putin ở Pháp vào ngày thứ Sáu tới (6/6) ở Pháp. Nhiều nhà lãnh đạo Châu Âu cũng có cuộc gặp với Tổng thống Nga và họ hy vọng theo đuổi các cuộc đối thoại nhằm làm dịu cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tổng thống Putin cho biết, ông không thể hiểu tại sao ông Obama, người trong nhiều tháng qua luôn tìm cách cô lập ông về vấn đề Ukraine, lại không tổ chức một cuộc gặp mặt chính thức với ông trong lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện ở Normandy.
"Đó là sự lựa chọn của ông ấy. còn tôi sẵn sàng đối thoại", ông Putin phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn hai kênh truyền hình Pháp Europe1 và TF1 được tiến hành ở nhà riêng của ông ở khu nghỉ Sochi bên bờ Biển Đen.
Nhà lãnh đạo Nga cáo buộc Mỹ đạo đức giả trong nỗ lực "hung hăng, gây hấn" nhằm trừng phạt Nga trong vấn đề Ukraine.
"Chúng tôi hầu như không có lực lượng quân sự đóng ở nước ngoài, trong khi hãy nhìn xem, khắp nơi trên thế giới đều có các căn cứ quân sự của Mỹ, binh lính Mỹ ở hàng ngàn km cách biên giới của họ", ông Putin phát biểu.
Tổng thống Putin đòi Mỹ đưa ra bằng chứng
Cũng trong ngày hôm qua, Tổng thống Putin đã trả lời thẳng thắng một loạt câu hỏi gai góc từ báo chí Pháp về những vấn đề như Ukraine, Crimea và mối quan hệ giữa Nga với Mỹ. Cuộc hỏi đáp này diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo thế giới tại Pháp để kỷ niệm 70 năm ngày diễn ra cuộc đổ bộ Normandy.
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế kể từ cuối năm ngoái. Trong khi chính phủ được dựng lên sau cuộc đảo chính ở Kiev đang tiến hành một cuộc đàn áp quân sự ở miền đông nam đất nước thì Mỹ nói rằng, quân Nga được cho là có liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine và họ có bằng chứng về điều đó.
Đề cập đến cao buộc trên, ông Putin thẳng thừng nói với báo giới Pháp rằng: "Bằng chứng đó là gì? Tại sao họ lại không trưng ra?".
"Toàn bộ thế giới đều nhớ rằng, Ngoại trưởng Mỹ đã từng trưng ra bằng chứng về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq bằng cách vung vẩy trong tay một cái ống thử nghiệm với bộ giặt ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Cuối cùng, quân Mỹ xâm lược Iraq, Saddam Hussein bị treo cổ và sau đó hóa ra là người ta chẳng phát hiện được bất kỳ loại vũ khí hủy diệt nào ở Iraq. Bạn biết đấy, việc nói có bằng chứng là một chuyện và việc đó là bằng chứng thực sự lại là một điều khác", ông Putin cho biết.
Ông chủ điện Kremlin cũng nói thêm, "sau cuộc đảo chính chống lại hiến pháp ở Kiev hồi tháng 2, điều đầu tiên mà giới chức cầm quyền mới làm là cố tìm cách tước bỏ quyền sử dụng ngôn ngữ bản ngữ của những người thiểu số. Điều đó đã gây ra sự quan ngại rất lớn đối với người dân ở miền đông Ukraine".
"Tôi sẽ không gọi họ là thành phần ủng hộ Nga hay Ukraine. Họ đều là người dân và đều có những quyền cụ thể về chính trị, về con người và họ phải có cơ hội để thực thi những quyền đó. Khi cuộc đảo chính xảy ra, một số người chấp nhận chính quyền đó và vui vì điều đó trong khi những người khác, ví dụ như ở miền đông nam Ukraine, lại không chấp nhận", ông Putin phát biểu.
Theo_VnMedia
Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ - Trung đến gần hơn? Hành động ngang ngược và đơn phương tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các quốc gia láng giềng quanh Biển Đông bao gồm Philippines - đồng minh thân thiết của Washington, có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh Trung - Mỹ. Nhận định trên được ông Abraham M. Denmark, Phó Chủ tịch Các vấn đề Chính trị và An ninh tại...