5 vật liệu phổ biến giúp thiết kế bàn ghế ngoài trời bền đẹp
Dưới đây là những vật liệu phổ biến nhất phù hợp với mục đích thiết kế bàn ghế ngoài trời.
Trên thực tế, chúng ta không thể phủ nhận gỗ tếch là loại gỗ tốt nhất để thiết kế đồ dùng ngoại thất. Vì thuộc loại gỗ cứng nên bề mặt gỗ tếch rất cứng, cho bàn ghế độ bền cao. Bên cạnh việc đảm bảo tính thẩm mỹ, bàn ghế làm từ gỗ tếch còn có khả năng chống chịu được gió lớn, nước, tia UV.
Bàn ghế vật liệu gỗ tếch. (Đồ họa: Trang Thiều)
Tuy nhiên, gỗ tếch đòi hỏi bảo quản đúng cách để không bị ngấm quá nhiều nước, bởi nó có thể hút ẩm dẫn đến mục, mốc.
Vật liệu gỗ tự nhiên
Bàn ghế vật liệu gỗ tự nhiên. (Đồ họa: Trang Thiều)
Gỗ tự nhiên mang đến sự vững chắc, bền bỉ và vẻ đẹp tự nhiên gần gũi cho không gian ngoại thất. Tuy nhiên, sản phẩm bàn ghế gỗ chất lượng sẽ có giá cả tương đối cao, ngoài ra nếu đặt chúng ở ngoài trời thì chúng ta phải thường xuyên bảo dưỡng nếu không muốn chúng bị hư hại vì tác động của thời tiết.
Vật liệu thép không gỉ
Thép không gỉ là hợp kim sắt và crom, bổ sung thêm một lượng nhỏ carbon giúp tăng độ cứng và tăng khả năng chống ăn mòn. Thép không gỉ có ưu điểm là bền, đẹp và hiện đại, phù hợp với không gian ngoại thất.
Video đang HOT
Bàn ghế vật liệu thép không gỉ. (Đồ họa: Trang Thiều)
Tuy thép không gỉ có giá thành đắt đỏ nhưng có thể chống chọi mọi thứ từ gió to, mưa lớn hay nhiệt độ cao. Ngoài ra, nếu yêu thích vẻ đẹp hiện đại, sạch sẽ thì thép không gỉ là lựa chọn tuyệt vời.
Vật liệu nhôm, inox
Bàn ghế vật liệu nhôm. (Đồ họa: Trang Thiều)
Những món đồ ngoại thất làm từ nhôm luôn bền bỉ và chống chọi lại mọi yếu tố thời tiết, đặc biệt không tốn quá nhiều thời gian bảo quản. Bên cạnh đó, giá thành chất liệu nhôm, inox thường rẻ hơn các vật liệu khác và có mẫu mã khá đa dạng. Tuy nhiên, nhôm rỗng thường nhẹ nên không thể sử dụng ở những nơi có gió to.
Vật liệu gỗ nhựa
Bàn ghế gỗ nhựa được cấu tạo bằng 2 phần đó là: phần khung xương được làm từ gang, sắt hoặc thép và phần bề mặt được cấu tạo từ gỗ nhựa. Sản phẩm này có độ bền cao, có khả năng chống cong vênh, mối mọt và điều kiện thời tiết bất lợi.
Bàn ghế vật liệu gỗ nhựa. (Đồ họa: Trang Thiều)
Giá thành bàn ghế gỗ nhựa rất phải chăng, phù hợp với mức thu nhập chung và thường được sử dụng ở các khu vực như vườn, sân thượng, công viên, khuôn viên…
Giúp bạn lựa chọn vật liệu ốp tường nhà bếp hoàn hảo
Dưới đây là 5 vật liệu ốp tường nhà bếp độc đáo, giúp không gian nấu nướng nhà bạn thêm hoàn hảo.
Gạch men
Đây chắc chắn là vật liệu ốp tường phổ biến nhất bởi tính linh hoạt và thiết thực. Gạch men phong phú về họa tiết, màu sắc, điển hình là họa tiết gạch vân gỗ, vân đá. Hơn nữa, gạch men có đặc tính chống trầy xước, chống nước, chịu nhiệt, dễ thi công và có độ bền cao.
Gạch men với đa dạng hoa văn sẽ khiến không gian bếp thêm hiện đại. (Đồ họa: Trang Thiều)
Tuy nhiên, gạch men cũng dễ bị vỡ và sứt mẻ khi va đập, khả năng chống trầy xước kém. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc tính của vật liệu trước khi lựa chọn.
Thép không gỉ
Đây là một trong những ý tưởng tuyệt vời giúp không gian nấu nướng mang đậm chất công nghiệp. Đặc biệt, vật liệu này được sản xuất dưới dạng nguyên tấm hoặc dạng miếng nhỏ nên dễ dàng gắn trực tiếp lên tường với keo dán chuyên dụng hoặc ốc vít.
Thép không gỉ là vật liệu ốp tường nhà bếp được ưa chuộng. (Đồ họa: Trang Thiều)
Thép không gỉ là một trong những vật liệu ốp tường bếp rất được ưa chuộng hiện nay. Nó có giá thành vừa phải, có độ cứng cao, chịu nhiệt tốt và rất dễ vệ sinh. Tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng, bề mặt tấm chắn sẽ xuất hiện các vết trầy xước gây mất thẩm mỹ và thậm chí còn bị nứt vỡ.
Kính cường lực
Kính ốp bếp cường lực thường ở dạng tấm khổ lớn, được cắt khoét bằng công nghệ CNC hiện đại cho phù hợp với kích thước cụ thể của tường bếp nên không hình thành mạch vữa. Đặc biệt, kính cường lực có khả năng chịu lực cao gấp 3-4 lần so với các loại kính thông thường và chịu được sức nóng lên đến 220 độ C mà không bị biến dạng.
Kính cường lực ốp bếp đang trở nên thịnh hành. (Đồ họa: Trang Thiều)
Hơn nữa, vật liệu này không thấm nước, khó bám bụi, có độ phẳng, độ bóng cao giúp phản xạ ánh đèn làm tăng ánh cho căn phòng. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ khi lựa chọn màu sắc kính bởi việc thay mới kính ốp bếp không đơn giản.
Đá nhân tạo thạch anh
Đá nhân tạo thạch anh được tạo ra bằng cách pha trộn khoảng 90% bột thạch anh cùng các chất phụ gia. Đá nhân tạo có khả năng chịu nhiệt tốt, chống trầy xước và cực kỳ bền bỉ.
Đá nhân tạo thạch anh có độ bền cao, chống trầy xước. (Đồ họa: Trang Thiều)
Vật liệu này tồn tại dưới dạng các tấm lớn, giúp hạn chế các đường mạch vữa khi thi công. Ngoài ra, rất dễ dàng lau sạch với nước ấm hay nước rửa bát. Ngoài ra, đá nhân tạo thạch anh còn phong phú về màu sắc để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ khác nhau của người dùng. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm thi công, bạn phải nhờ sự giúp đỡ của thợ lành nghề bởi quy trình này khá phức tạp.
Gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên là vật liệu quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất nói chung và ốp tường nhà bếp nói riêng. Gỗ tự nhiên tương đối bền, dễ lau chùi, tạo nên không gian ấm cúng và thân thiện với môi trường.
Bạn cần thường xuyên tra dầu bảo quản khi sử dụng gỗ ốp tường nhà bếp. (Đồ họa: Trang Thiều)
Tuy nhiên, vật liệu này chống ẩm kém, dễ nấm mốc, bám bẩn. Do vậy, bạn phải thường xuyên tra dầu bảo quản khi sử dụng chất liệu này để ốp tường bếp.
Cách bài trí bàn làm việc hợp phong thủy để sự nghiệp thăng tiến Việc bài trí bàn làm việc hợp phong thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt là khi bạn thuê văn phòng tại các cao ốc, thì càng phải biết cách bài trí. Nên chọn chất liệu nào? Theo các chuyên gia phong thủy thì gỗ tự nhiên chính là vật liệu tốt nhất để đóng bàn làm việc. Bởi bản...