5 vật dụng tuyệt đối không nên để trong ô tô mùa nắng nóng
Giữa thời tiết nắng nóng gay gắt, việc để một số vật dụng dễ biến dạng, cháy nổ trong khoang nội thất ô tô có thể làm hư hỏng nội thất thậm chí còn nguy cơ gây hỏa hoạn.
Việc để một số vật dụng dễ biến dạng, cháy nổ trong khoang nội thất ô tô mùa nắng nóng có thể làm hư hỏng nội thất thậm chí còn nguy cơ gây hoả hoạn
Thời tiết nhiều tỉnh thành trên cả nước đang bước vào những ngày nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ ngoài trời tại một số nơi lên đến hơn 39 độ C. Với ô tô, thời tiết nắng nóng tác động trực tiếp lên thân xe làm cho nhiệt độ trong khoang nội thất có thể lên đến 50 – 60 độ C, cao hơn từ 10 – 20 độ C so với bên ngoài.
Thời tiết nắng nóng tác động trực tiếp lên thân xe làm cho nhiệt độ trong khoang nội thất có thể lên đến 50 – 60 độ C, cao hơn từ 10 – 20 độ C so với bên ngoài ẢNH: TRẦN HOÀNG
Với ô tô, việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi không vận hành, không chỉ khiến lớp sơn ngoại thất nhanh phai màu xuống cấp mà còn khiến các chi tiết nội thất như bảng táp lô, vô lăng, ghế ngồi nhanh chóng bị làm nóng… Trong trường hợp đỗ xe ngoài trời nắng, để tránh làm hư hại và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, người dùng ô tô nên lưu ý không để một số vật dụng dễ biến dạng, cháy nổ được liệt kế dưới đây:
1. Cục sạc dự phòng cho các thiết bị di động
Video đang HOT
Phần lớn các thiết bị sạc dự phòng hiện này đều sử dụng pin lithium-ion. Loại pin này có chứa thành phần chất lỏng nhạy cảm với các phản ứng hóa học. Nếu để cục sạc dự phòng trong môi trường nhiệt độ cao như khoang nội thất ô tô đỗ dưới trời nắng nóng trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đoản mạch dẫn đến cháy nổ.
Tuyệt đối không nên để cục sạc dự phòng trong khong nội thất ô tô
Hiện nay, phần lớn các mẫu ô tô đều có cổng sạc cho các thiết bị di động. Vì vậy, nếu thực sự không cần thiết, người dùng ô tô không nên để cục sạc dự phòng trong xe để tránh nguy cơ cháy nổ, đặc biệt khi đỗ xe dưới trời nắng.
2. Cồn và các loại bình xịt
Để phòng chống nguy cơ nhiếm virus corona trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành, nhiều người dùng ô tô thường mang theo dung dịch cồn rửa tay, bình xịt sát khuẩn theo bên mình để sử dụng. Ngoài ra nhiều người cũng để những chai xịt vệ sinh, xịt khử mùi nội thất trong xe… Các chai xịt này đều được nén khí kết hợp van điều áp, vì vậy khi để trong khoang nội thất ô tô đỗ giữ trời nắng nóng, nhiệt độ tăng cao có thể khiến áp suất bên trong các bình xịt tăng và dẫn tới nguy cơ phát nổ.
Vì vậy, với một số chai xịt cần thiết phải mang theo, người dùng ô tô lưu ý nên mang ra khỏi xe khi đỗ xe dưới trời nắng nóng.
3. Điện thoại di động và các thiết bị có pin
Dưới tác động nhiệt độ trong khoang nội thất có thể làm pin trong điện thoại di động, máy ảnh biến dạng, phản ứng dẫn đến cháy nổ
Không nên để bất kỳ thiết bị điện tử nào có pin, chẳng hạn như điện thoại di động, máy ảnh… trong ô tô. Bởi dưới tác động nhiệt độ trong khoang nội thất có thể làm pin trong điện thoại di động, máy ảnh biến dạng, phản ứng dẫn đến cháy nổ.
4. Bật lửa
Nhiều người dùng ô tô có thói quen hút thuốc thường mang theo bật lửa bên mình. Đây là vậy dụng rất đễ cháy nổ khi để quên trong khoang nội thất ô tô giữa thời tiết nắng nóng. Vì vậy, khi sử dụng ô tô trong mùa nắng nóng, tài xế chủ xe nên chú ý không để bật lửa trong ô tô. Tốt nhất không nên hút thuốc khi đang sử dụng xe để tránh nguy cơ cháy nổ và mùi hôi khó chịu cho khoang nội thất.
5. Sáp thơm, dung dịch khử mùi nội thất
Dưới tác động của nhiệt độ tăng cao trong khoang nội thất ô tô có thể làm sáp thơm biến dạng, nóng chảy… làm bẩn các chi tiết nội thất
Nước hoa, sáp thơm…để trong xe hay cắm vào cửa gió điều hoà dưới tác động của nhiệt độ tăng cao trong khoang nội thất ô tô có thể bị biến dạng, nóng chảy… làm bẩn các chi tiết nội thất. Thậm chí nếu để lâu sẽ hình thành nên những vết ố vàng rất khó làm sạch.
Lái ô tô số sàn, có nên ngắt côn cho xe tự trôi?
Thói quen từ khi đi xe máy côn tay, đến khi lái ô tô số sàn, tôi thi thoảng lại đạp hết côn để xe tự trôi. Không biết khi làm như vậy có hại gì cho xe hay không?
Tôi mới có bằng lái ô tô được gần 2 năm và đang sử dụng một chiếc xe số sàn cũ. Với tôi, lái xe số sàn đem lại cảm giác rất "đã" khi tứ chi cùng hoạt động, đặc biệt là chân trái đạp côn kết hợp tay phải sang số.
Nhiều người cho rằng, lái xe số sàn có cảm giác "phấn khích" hơn so với lái xe số tự động.
Do thói quen khi chạy xe máy côn tay thường bóp côn, "vê ga", đến lúc lái ô tô, tôi cũng thường đạp hết côn để xe tự trôi theo quán tính khi đường thông thoáng và có tốc độ cao. Tôi cho rằng làm như vậy sẽ tiết kiệm nhiên liệu và máy êm hơn.
Tuy nhiên, không biết thao tác ngắt côn nhiều như vậy có hại gì cho hộp số hay lá côn trên ô tô hay không? Rất mong nhận được ý kiến tư vấn từ các chuyên gia và những người có kinh nghiệm lái xe số sàn.
Những khoang nội thất tạo danh tiếng hạng sang cho Mercedes-Benz Các biên tập viên của tạp chí AutoTrend đã chọn ra 12 khoang nội thất định nghĩa sự sang trọng của xe Mercedes-Benz trong thời đại của họ. Nội thất của chiếc Mercedes-Benz 300SE (giai đoạn 1961 đến 1965) được coi là sang trọng nhất thời đó với sự kết hợp của gỗ, da và kim loại. Tay chuyển số gắn trên vô...