5 vật dụng tiềm ẩn những nguy hiểm cho sức khỏe trong nhà bếp, các bà nội trợ nhất định phải nhớ
Những đồ dùng nhà bếp cực kì nhanh bẩn, chứa đầy vi khuẩn có hại cho sức khỏe mà bạn không để ý đến.
Có những vật dụng quen thuộc trong căn bếp, tưởng chừng như chúng hoàn toàn vô hại nhưng sự thực lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm. Vì vậy, hãy trang bị đầy đủ kiến thức để không vô tình rước họa vào nhà. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê ra những vật dụng nguy hiểm rình rập trong căn bếp có thể bạn chưa biết.
Trên chảo chống dính có lớp Teflon. Chảo khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao đến độ sôi của dầu mỡ, sẽ khiến cho lớp Teflon tự phân hủy và giải phóng ra chất độc axit perflurooctanoic có khả năng gây ung thư và sảy thai. Mặt khác, các loại chảo chống dính có chất lượng tràn lan trên thị trường còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc hơn. Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại xoong, chảo truyền thống bằng gang.
Khăn lau ở môi trường bếp ẩm ướt sẽ nhanh chóng trở thành ổ của vi khuẩn, từ đó các mầm bệnh gây hại phát sinh. Trong quá trình nấu ăn, lau dọn chắc chắn bạn sẽ phải ít nhiều sử dụng đến chúng. Vì thế tránh để vi khuẩn, chất bẩn tích tụ gây hạn, bạn nên thay khăn lau bếp mỗi tháng một lần.
Video đang HOT
Những chiếc nồi nhôm có ưu thế là dẫn nhiệt tốt và giá thành rẻ, được rất nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sử dụng nồi nhôm có thể gây hại vì khi nấu sẽ sinh ra muối nhôm gây độc cho cơ thể người. Một khi cơ thể bị nhiễm nhôm cao sẽ gây giảm hồng cầu trong máu, làm mất canxi và photpho trong xương nên tốt nhất chúng ta không nên dùng nồi nhôm nấu ăn trong khoảng thời gian dài.
Bồn rửa bát
Bồn rửa chén bát thực sự là một nơi “vô cùng kém vệ sinh”. Nơi này hội tụ nhiều yếu tố để vi khuẩn sinh sôi như vụn thực phẩm, môi trường ẩm ướt. Chúng ta cần chú ý vệ sinh bồn rửa bát thật kỹ càng và tránh ngâm bát đũa lâu trong bồn.
Thớt
Theo một nghiên cứu đến từ trường Đại học Arizona, Mỹ, số vi khuẩn ở bề mặt thớt là 4.000 vi khuẩn/1cm2, nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu. Thớt được dùng để thái đồ sống lưu lại rất nhiều vi khuẩn gây ngộ độc, tiêu chảy như salmonella và campylobacter. Đặc biệt là những vết xước trên bề mặt thớt có rất nhiều vụn gỗ, nhựa. Chắc chắn bạn sẽ không muốn những vụn này có trong thực phẩm hoặc cơ thể mình đúng không?
Hình ảnh: Minh họa
4 kiểu nấu nướng làm hỏng thức ăn mà bạn không biết
Ngày càng có nhiều người chọn cách tự nấu ăn tại nhà thay vì ăn ở hàng quán. Biết và tránh một số sai lầm khi nấu ăn không những giúp món ăn ngon hơn mà còn tiết kiệm được nhiều thời gian.
Khi nấu trên chảo chống dính, người nấu không nên dùng xẻng bằng kim loại vì có thể làm tróc lớp chống dính trên chảo - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Với những người quá bận rộn thì ăn tại các hàng quán dường như là lựa chọn tối ưu để tiết kiệm thời gian nấu nướng. Tuy nhiên, nếu bạn có thời gian, hãy nấu ăn tại nhà vì lựa chọn này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, theo Eat This, Not That.
Khi nấu ăn tại nhà, người nấu có thể lựa chọn những món mình mình thích, quá trình chế biến cũng cẩn thận và vệ sinh hơn. Họ có thể lựa chọn thành phần thực phẩm lành mạnh, nhiều rau củ và ít chất béo.
Vì thiếu kinh nghiệm nấu ăn tại nhà, mọi người có thể mắc những sai lầm sau:
1. Chảo chưa nóng đã cho nguyên liệu vào
Dù là chiên trứng hay xào rau cải thì nhiệt độ chảo vẫn là yếu tố quan trọng. Muốn thức ăn ngon, thực phẩm chỉ được cho vào khi chảo đã nóng.
Nếu chảo chưa nóng mà đã cho thịt, trứng hay rau củ vào thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để chín. Ngoài ra, cách nấu này cũng tăng nguy cơ thức ăn mất đi hương vị do tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu, theo Eat This, Not That.
2. Nấu thức ăn khi vẫn còn đông lạnh
Thực phẩm khi để trong tủ đông quá lâu, chẳng hạn như thịt, thì cần phải rã đông trước khi chế biến. Cách rã đông phổ biến nhất là ngâm thịt trong nước lạnh. Tuy nhiên, quá trình này thường mất thời gian.
Đôi khi, vì muốn nhanh nên nhiều người không rã đông mà bắt đầu chế biến thịt ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh. Kiểu nấu này dù nhanh nhưng lại khiến thịt không ngon.
Nếu bạn chiên hay xào thịt sẽ thấy món ăn có rất nhiều nước. Nguyên nhân là do thịt đông lạnh khi vừa mang ra khỏi tủ lạnh còn tích rất nhiều hơi ẩm, theo Eat This, Not That.
3. Cắt thịt tươi và rau củ trên cùng 1 thớt
Mọi người nên cắt thịt và rau củ, trái cây trên 2 tấm thớt khác nhau. Vì khi cắt chung một thớt, vi khuẩn trên thịt hoàn toàn có thể lây nhiễm vào rau củ, trái cây và gây bệnh cho người ăn.
4. Dùng xẻng kim loại khi chiên trên chảo chống dính
Không chỉ xẻng mà bất kỳ dụng cụ nấu nướng nào bằng kim loại đều có thể gây xước lớp chống dính trên chảo.
Qua thời gian, chảo sẽ không còn chống dính tốt được nữa. Do đó, người nấu cần phải ưu tiên dùng xẻng bằng nhựa hay gỗ, theo Eat This, Not That.
Bất ngờ với 7 đồ vật quen thuộc dùng không đúng cách rước họa vào thân Dưới đây là một số đồ dùng vô cùng quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ rất ảnh hưởng đến sức khoẻ. 1.Giấy bạc bọc thực phẩm Hấp thu lượng nhôm quá mức cho phép có thể gây hại đối với sức khỏe. Giấy nhôm (giấy bạc) hiện được rất nhiều người ưa thích sử dụng...