5 vật dụng bẩn hơn nhà vệ sinh có thể bạn chưa biết
Điện thoại, bàn phím máy tính, thớt… bạn sử dụng mỗi ngày mà có thể không biết nó tích tụ nhiều vi khuẩn.
Bàn phím máy tính
Những khe hở khó lau chùi và dễ bỏ qua ở bàn phím máy tính là ổ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Làm sạch bàn phím kỹ càng là việc bạn cần làm để tránh tiếp xúc với vi khuẩn gây hại. Nghiên cứu chỉ ra, bàn phím bạn gõ mỗi ngày có lượng vi khuẩn gấp nhiều lần bồn cầu nhà vệ sinh.
Điện thoại di động
Chiếc smartphone theo bạn từ khi thức dậy, vào nhà tắm, phòng vệ sinh, đến bữa ăn, ở văn phòng, lúc làm bếp. Điện thoại chứa nhiều bụi bẩn hơn mắt thường có thể nhìn thấy, chủ yếu từ bàn tay chạm vào.
Nghiên cứu chỉ ra, trung bình mỗi người kiểm tra điện thoại khoảng 47 lần trong ngày. Nhiều người sử dụng điện thoại liên tục kể cả lúc nghỉ trưa, đêm khuya. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn truyền từ tay sang điện thoại và ngược lại, có thể khiến sức đề kháng của bạn yếu đi. Thậm chí virus cúm có thể truyền lên điện thoại của bạn và sang người thân nếu họ sử dụng chiếc điện thoại ấy.
Điện thoại bẩn và chứa vi khuẩn nhiều hơn nhà vệ sinh gấp 10 lần, theo những nghiên cứu về y tế công cộng. Hãy pha dung dịch gồm 60% nước và 40% cồn để vệ sinh mặt trước sau của điện thoại giúp phòng bệnh.
Vệ sinh căn bếp thường xuyên vì từ đây nhiều vi khuẩn có thể tới bữa ăn của gia đình.
Video đang HOT
Đá lạnh
Viên đá mát lạnh chúng ta vẫn thêm vào đồ uống mỗi ngày thường được sản xuất với nguồn nước không rõ nguồn gốc và chưa qua xử lý. Nước đá không sạch là nguồn lây bệnh nguy hiểm, có thể chứa các vi khuẩn thương hàn, tả, viêm đường ruột… Cách nhận biết nước đá sạch là viên đá trong suốt, không mùi không vị, không nổi bọt khí, khi tan ra có thể uống như nước thường.
Trong các vật dụng chứa nhiều vi khuẩn, giẻ hay mút rửa bát luôn đứng đầu bởi chúng ẩm ướt, có mùi và tích tụ nhiều vi khuẩn. Mỗi ngày, thức ăn thừa, nước, vi khuẩn bám vào giẻ rửa bát và càng sinh sôi theo thời gian. Đó là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gây ngộ độc phát triển.
Các nhà khoa học đã phát hiện có khoảng 10 triệu vi khuẩn các loại trên diện tích khoảng 2,54 cm2 của miếng rửa bát, nhiều gấp 200.000 lần so với lượng vi khuẩn đo được tại bồn cầu nhà vệ sinh. Nhiều gia đình làm sạch giẻ rửa bát bằng nước tẩy javer để tránh lây bệnh.
Thớt
Thớt để thái thịt tươi sống và nhiều loại thực phẩm là nơi tích tụ vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Rửa sạch, ngâm thớt qua nước sôi để hạn chế vi khuẩn.
Theo Bold Sky
5 bộ phận 'ở dơ' nhất cơ thể mà bạn ít chú ý
Đây là những nơi trên cơ thể mà nhiều người thường không chú ý đến. Họ có thể bỏ sót hoặc vệ sinh không đúng mức, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh.
Khuỷu tay là phần thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt có nhiều vi khuẩn nhưng lại không được vệ sinh đúng mức - SHUTTERSTOCK
Rốn
"Rốn là nơi ấm áp, lõm vào và có các khe hở nên đã trở thành nơi lý tưởng để vi khuẩn ẩn nấp", Reader's Digest dẫn lời bác sĩ Robert Glatter tại Bệnh viện Lenox Hill (Mỹ).
Nhiều người không có thói quen vệ sinh rốn. Điều này khiến vi khuẩn có nơi ẩn nấp và sinh sôi.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên thường xuyên dùng khăn ngâm trong nước ấm, xà phòng hay cồn để lau sạch bụi và tế bào chết trong rốn.
Đầu móng tay
Vi khuẩn có thể tập trung và phát triển rất nhiều ở đầu móng tay và mặt dưới của phần móng nhô ra.
Do đó, mọi người khi tắm cần phải dùng xà bông hoặc khăn lau loại bỏ những mảng bám trong móng. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Da đầu
Không cần thiết phải gội đầu bằng xà bông hằng ngày nhưng việc kỳ cọ da đầu hằng ngày là thực sự quan trọng. Thói quen này giúp tránh tích tụ tế bào chết, vốn thu hút ve và vi khuẩn, ông Glatter cho biết.
"Kỳ cọ da đầu hằng ngày bằng nước ấm không chỉ giúp tăng lưu thông máu mà còn loại bỏ các tế bào chết, vốn là nguyên nhân gây gàu, khiến da đầu bị ngứa, đỏ và bong da", ông nói thêm.
Lưỡi
"Khi nói đến vệ sinh răng miệng, mọi người thường chỉ nghĩ đến răng, nướu và ít đề cập đến lưỡi, hoặc họ nghĩ rằng dùng nước súc miệng có thể đủ để làm sạch lưỡi", bác sĩ da liễu Sonia Batra nói với Reader's Digest.
Tuy nhiên, lưỡi lại là nơi ẩn nấp của rất nhiều vi khuẩn. Nếu không vệ sinh lưỡi thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát, gây hôi miệng, thậm chí tổn hại đến răng, bà Sonia Batra nói thêm.
Khuỷu tay
Khuỷu tay và những nếp da trên khuỷu tay thường là phần mà chúng ta không để ý đến trong các hoạt động hằng ngày. Chúng ta thường xuyên đặt khủy tay xuống những bề mặt bẩn như bàn làm việc, bàn ăn mà không nhận ra, bác sĩ Glatter tiết lộ.
Da trên khuỷu tay dễ bị khô và nứt, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các vết nứt này, gây nhiễm trùng và mắc bệnh khuẩn tụ cầu vàng.
Do đó, mọi người cần thường xuyên vệ sinh và lau sạch phần khuỷu tay bằng khăn tắm.
Theo thanhnien.vn
Sai lầm khi sơ cứu đa số người mắc phải Bạn sai lầm nếu ngửa đầu ra sau khi chảy máu cam, hóc dị vật thì vỗ lưng, tạt nước vào mặt người bất tỉnh, theo BrightSide. Chảy máu cam Thói quen đa số mọi người là ngửa đầu ra sau để cầm máu. Các chuyên gia cho rằng hành động này khiến máu có thể tràn vào phổi. Hãy giữ đầu thẳng...