5 ứng dụng bạn nên xóa nếu không muốn mất tiền ngân hàng, ví điện tử
Mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật tại ThreatFabric đã phát hiện ra 5 ứng dụng độc hại trên Google Play, được thiết kế để đánh cắp tài khoản ngân hàng và ví điện tử.
Theo các nhà nghiên cứu, 5 ứng dụng độc hại đã được tải xuống hơn 130.000 lần trên Google Play. Chúng được thiết kế để phân phối các Trojan ngân hàng như SharkBot và Vultur, có khả năng thực hiện các hành vi gian lận tài chính, đánh cắp tài khoản ngân hàng và ví điện tử.
Các ứng dụng dạng này còn được gọi là Dropper, được thiết kế để “cài đặt” thêm một số loại phần mềm độc hại sau khi xâm nhập vào hệ thống.
Chia sẻ với The Hacker News, các nhà nghiên cứu cho biết Dropper ngày càng trở thành một kỹ thuật phổ biến và hiệu quả để phân phối phần mềm độc hại, đồng thời vượt qua các hạn chế do Google áp đặt.
5 ứng dụng độc hại nhắm mục tiêu vào 231 ứng dụng ngân hàng và tiền điện tử thuộc các tổ chức tài chính ở Ý, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Áo, Mỹ, Úc, Pháp và Hà Lan.
Dưới đây là danh sách các ứng dụng độc hại, 4 ứng dụng trong số đó vẫn có sẵn trên thị trường kỹ thuật số:
Video đang HOT
- Codice Fiscale 2022 (com.iatalytaxcode.app), hơn 10.000 lượt tải xuống
- File Manager Small, Lite (com.paskevicss752.usurf), 0 lượt tải xuống
- My Finances Tracker (com.all.finance.plus), hơn 1.000 lượt tải xuống
- Recover Audio, Images & Videos (com.umac.recoverallfilepro), hơn 100.000 lượt tải xuống
- Zetter Authenticator (com.zetter.fastchecking), hơn 10.000 lượt tải xuống
Mặc dù Chính sách chương trình dành cho nhà phát triển của Google đã giới hạn việc sử dụng quyền REQUEST_INSTALL_PACKAGES nhằm ngăn không cho nó bị lạm dụng để cài đặt các gói ứng dụng tùy ý, nhưng các ứng dụng Dropper sau khi được khởi chạy sẽ vượt qua rào cản này bằng cách mở một trang cửa hàng Google Play giả mạo.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những biến thể mới của phần mềm độc hại đã được bổ sung một số tính năng mới, bao gồm việc ghi lại các yếu tố giao diện người dùng và sự tương tác (nhấp chuột, cử chỉ…) nhằm vượt qua hạn chế chụp ảnh màn hình bên trong các ứng dụng ngân hàng.
Trước đó không lâu, hãng bảo mật Cyble cũng đã phát hiện một phiên bản nâng cấp của Trojan Drinik Android, nhắm vào 18 ngân hàng Ấn Độ bằng cách mạo danh ứng dụng chính thức của cơ quan thuế.
16 ứng dụng Android độc hại cần xóa ngay khỏi điện thoại của bạn
Android là hệ điều hành điện thoại thông minh được sử dụng rộng rãi nhất trên hành tinh.
Tuy nhiên, sự phổ biến tuyệt đối của điện thoại thông minh Android đã khiến chúng trở thành mục tiêu của nhiều loại virus và phần mềm độc hại.
Trong nỗ lực hạn chế mối đe dọa này, Google đã giới thiệu một tính năng được gọi là Google Play Protect - một tính năng bảo mật phân tích định kỳ các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh của người dùng để tìm các phần mềm độc hại.
Google tuyên bố rằng chương trình Play Protect của họ cung cấp một lớp bảo mật bổ sung cho người dùng và cao hơn quá trình kiểm tra bảo mật nghiêm ngặt mà mọi ứng dụng trên Cửa hàng Play được cho là phải trải qua. Tuy nhiên, do có hơn 3,5 triệu ứng dụng Android có sẵn để tải xuống trên Cửa hàng Google Play, nên đã có nhiều ứng dụng độc hại đã được người dùng tải xuống qua các lỗ hổng bảo mật.
Mới đây nhất, các chuyên gia bảo mật tại McAfee đã phát hiện ra 16 ứng dụng độc hại trên CH Play có chứa mã độc phát tán quảng cáo. Điều thú vị là tất cả các ứng dụng bị ảnh hưởng đều thực hiện các chức năng thực dụng chính hãng. Đáng báo động là các ứng dụng này có tổng số lượt cài đặt hơn 20 triệu.
Công cụ bảo vệ người dùng của Google chưa thực hiện hiệu quả khi liên tục để lọt ứng dụng độc hại (Ảnh: Slashgear).
Như đã nêu trước đó, tất cả các ứng dụng bị ảnh hưởng đều ẩn dưới các phần mềm hợp pháp như: Bật đèn pin, đọc mã QR và thậm chí giúp người dùng chuyển đổi các phép đo lường, đơn vị. Tuy nhiên, trong khi các ứng dụng này hoạt động bình thường, một điểm chung là chúng đã âm thầm tải xuống mã bổ sung mà không có sự cho phép của người dùng. Mã độc này đã giúp các nhà phát triển của các ứng dụng thực hiện hành vi gian lận quảng cáo.
Sau khi mã độc được tải xuống, các ứng dụng này sẽ liên tục mở các trang web cụ thể trong nền và tự động nhấp vào liên kết quảng cáo. Tất cả sẽ diễn ra mà không có bất kỳ sự can thiệp hay cho phép nào từ phía người dùng.
Mã cũng cho phép các ứng dụng này bắt chước hành vi của một người dùng điện thoại thông minh thông thường. Ngoài ra, mã độc cũng được thiết kế để thực hiện tất cả những điều này một cách riêng lẻ mà người dùng điện thoại thông minh không cần chạm vào điện thoại của mình.
Dưới đây là danh sách chi tiết 16 ứng dụng độc hại vừa được phát hiện bao gồm: Cozy Camera, Smart Task Manager, Flash Plus, Memo Calendar, WordBook, BusanBus, Candle Protest, QuickNote, Smart Currency Converter, Barcode, Ezdica, Instapp, Tingboard, Flashlite, Calcul, ImageVault
Những mã độc này giúp cho tin tặc có thể kiếm tiền một cách bất hợp pháp. Đồng thời, chúng cũng khiến cho thiết bị của người dùng bị tác động xấu khi làm tăng lưu lượng internet và ảnh hưởng đến thời gian sử dụng pin. Nếu đã lỡ cài đặt các phần mềm độc hại trên, người dùng cần gỡ bỏ cài đặt chúng ngay lập tức./.
Hơn 37% người dùng Việt bị tấn công bởi phần mềm độc hại từ những thứ đơn giản Các đầu USB di động, đĩa CD, DVD... chính làm những nguyên nhân lây lan các phần mềm độc hại khiến người dùng Việt Nam bị tấn công bởi các tội phạm mạng. Theo dữ liệu mới nhất từ Kaspersky Security Network (KSN), trong quý III/2022, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn 30,1 triệu sự cố ngoại tuyến với 37,6% người dùng...