5 tuýp bạn không thể… kết thân
Tuýp bạn 1: Bạn sẵn sàng lắng nghe bạn í tâm sự, còn bạn í thì ngược lại.
Ai cũng cần có những đứa bạn thân thiết để tâm sự nhỏ to chuyện riêng tư bí mật. Vì thế, mỗi khi bạn í có chuyện gì buồn, bạn đều bỏ tất những chuyện riêng để lôi nó đi ăn uống, tạo điều kiện để đứa bạn thân cảm thấy khá hơn và tập trung lắng nghe nó nói. Bạn cũng thường xuyên là chuyên gia tâm lý cho nó từ áo quần đến chuyện tình cảm gà bông.
Thế nhưng, bạn đâu phải người hùng! Cũng có lúc bạn gặp rắc rối. Có thể bạn í không thay bạn giải quyết được, nhưng có ai đó lắng nghe bạn vẫn sẽ thấy khá hơn. Ngặt nỗi, khi bạn cần thì bạn í lặng mất tăm, nào là bận rộn hay mình phải thế này thế nọ, rồi động viên bạn vài câu …như không. Ôi! bạn í lúc nào cũng bận khi bạn cần nhất.
Nếu tình trạng này luôn lặp lại. Bạn nên nghĩ lại xem bạn í có thật sự xem bạn là “best friend” không nhé. Hay liệu bạn chỉ là cái máy xả stress không hơn không kém thui!
Tuýp bạn 2: Nếu bạn không đồng ý, bạn như chẳng tồn tại
Mỗi khi hội bạn thân của bạn có một quyết định hệ trọng nào đấy cần biểu quyết thì bạn lại lo lắng. Lý do: bạn thường đưa ra những ý kiến khác lạ với tụi nó. Mặc dù không phải là “kẻ chống đối”, nhưng vì ý kiến riêng lẻ nên hầu như ý kiến của bạn… không hề có trọng lượng.
Chỉ có 2 cách cho bạn chọn. Một là phải chấp nhận ý kiến “chán òm” của hội bạn. Hai là bạn chấp nhận như một người không tồn tại và không có lời mời nào cho kế hoạch đó.
Dù là một ý kiến riêng, nhưng nếu được hội bạn quí mến, họ sẽ sẵn sàng nghe ý kiến của bạn. Tụi bạn bạn sẽ luôn có đủ kiên nhẫn để nghe một kế hoạch quái lạ do bạn vạch ra hay thuyết phục bạn vào ý kiến của số đông. Nếu bạn bị “ghẻ lạnh” như thế, suy nghĩ lại vị trí của mình trong lòng tụi bạn nhé!
Video đang HOT
Tuýp bạn 3: Bạn í lúc nào cũng khó khăn tài chính
Giúp đỡ bạn bè những lúc khó khăn là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, đứa bạn thân của bạn dường như lúc nào cũng khó khăn. Vì khó khăn nên bạn í cũng quên trả lại tiền như đã hứa. Đã vậy còn than thở và nhờ bạn giúp đỡ thêm.
Trong khi ấy, tài chính của bạn cũng do bố mẹ cung cấp. Giỏi lắm thì với đồng lương làm thêm ít ỏi, bạn cũng không thể xoay sở cho chính mình đầy đủ nữa. Giúp đỡ bạn bè là tốt nhưng cần suy nghĩ lại rằng đứa bạn thân ấy có thông cảm cho hoàn cảnh của bạn hay không? Hay bạn í chỉ nghĩ đến khó khăn tài chính của mình? Như vậy thì bạn í có vẻ ích kỉ rùi!
Tuýp bạn 4: Là bạn thân thì không có bí mật riêng!!!
Chuyện bạn thân chia sẻ những bí mật cho nhau cũng thường tình ấy mà. Tuy nhiên, ai cũng có quyền giữ những bí mật riêng cho mình. Trong khi nhỏ bạn, lấy tư cách bạn thân để ép buộc bạn nói ra những bí mật. Với một lý do rất đơn giản là bạn thân phải tin tưởng nhau.
Nếu cô bạn ấy giận dỗi chỉ vì bạn không kể cho bạn ấy nghe hết chuyện riêng của mình thì không việc gì bạn phải chủ động làm hòa. Càng thân với nhau thì càng phải tôn trọng quyết định và tính cách của nhau đúng không nào. Bạn bè thôi, có phải là điệp viên đâu mà đi sói mói kĩ lưỡng đến từng milimet thế nhỉ!
Tuýp bạn 5: Cô bạn “thông tin”
Bạn rất muốn biết những người xung quanh nhận xét thế nào về mình. Bạn không thể biết được điều ấy nếu không có một người trung gian kể cho bạn nghe. Khi kết thân với bạn í, bạn có thể lắng nghe mọi người bàn tán mình thế nào. Không cần bạn chủ động dò hỏi. Đề tài về bạn luôn được nhắc tới khi hai đứa gặp nhau. Và bạn bắt đầu thấy tác dụng phụ của kiểu thông tin “quá liều”.
Bao nhiêu lời xì xầm dù xấu xí nhất cũng được cô bạn thuật lại đầy nhiệt tình và hào hứng. Thử đặt câu hỏi xem có cần thiết phải thuật lại những điều xấu xí mãi thế không? Bạn í có hiểu cảm giác của bạn không? Thay vì tham gia vào một nhóm nói xấu bạn để lấy thông tin và kể lại bạn biết. Cô ta có đứng ra bênh vực bạn không?
Một đứa bạn tốt là một đứa bạn nói cho bạn nghe những khuyết điểm của bạn. Nhưng đứa bạn thân phải biết tìm cách giúp bạn tốt hơn mà không cần phải nói ra những thứ “đau lòng”…
Theo About
Giật mình vì những "loa phát thanh" tuổi teen nơi công cộng
Những người ngồi gần Quang đều phải giật mình vì giọng cậu to còn hơn loa phường, oang oang nhắn gửi với bạn qua điện thoại: "Tối nay trận Ý thế nào? Hôm qua thua mất 20 quả, đen thật!"...
"Loa phát thanh" nơi công cộng
Hè đến, Dương và các anh chị trong nhà rủ nhau đi Cát Bà tắm biển, tránh luôn cái nóng nực ở Hà Nội. Mọi người đi bằng xe chất lượng cao Hoàng Long. Xe êm ái, không khí mát mẻ và yên tĩnh vì ra khỏi Hà Nội tầm chục cây là hành khách đã ngủ gà gật gần hết. Dương cũng đang lim dim mắt định ngủ, thì bỗng...
"Mai hả, Quỳnh đây. Gọi mày mãi không được thế! Có chuyện này hay lắm buôn cho nhé. Thằng Thành bây giờ cặp với con Ly, bỏ con Liên rồi!"... Giọng nữ choe chóe phát lên từ hàng ghế đằng sau, Dương hết hồn quay xuống nhìn thì thấy một cặp đôi trẻ, chàng thì ngồi thêm nếm ở ngoài, còn nàng thì cứ oang oang buôn chuyện. Tiếng nói chuyện cứ chan chát, trong khi hành khách trên xe thì hết quay lại nhìn, đến dành cho cô nàng đang buôn ánh mắt khó chịu. Có người nhắc nhở: "Em ơi nói nhỏ thôi!", thì cô nàng giảm volume xuống một chút rồi ngay đoạn cao trào là lại gào lên thích thú. Suốt từ đấy cho đến tận Hải Phòng, cặp đôi xì tin vẫn liên tục chọn phương án "gọi điện cho người thân" để thông báo đang đi "nghỉ trăng mật" ở Cát Bà. Dương thở dài, đúng là chuyến xe "quả tạ"!
Nói chuyện điện thoại ầm ỹ nơi công cộng là một thói quen xấu đấy teen ạ! (Ảnh minh họa)
Thật không may nếu ngồi cạnh những chiếc "loa phường" di động. Nhưng lại thật lạ lùng, là bạn có thể gặp những "cái loa" này ở bất cứ đâu, trên xe khách, quán cafe, bến xe buýt, rạp chiếu phim... Trên tay họ luôn là "chú dế", dường như đã được nạp sẵn vài chiếc thẻ hoặc sim khuyến mại để thả phanh buôn chuyện. Buôn chuyện với bạn bè là sở thích của mỗi người, là chuyện riêng tư chẳng ai thèm quan tâm đâu. Khổ nỗi, "cái loa" ấy đang ở giữa chỗ công cộng chứ không phải phòng riêng. Những âm thanh không mong muốn cứ đập vào tai mọi người, ai mà chịu cho nổi!!
Đang ngồi cafe ở một quán thuộc dạng yên tĩnh và lịch sự nhất Hà thành, Hồng Nguyên (sn1991) và vài cô bạn phải giật mình vì đám khách ở ô bên cạnh. Các vị khách mặt non choẹt, có cậu còn mặc nguyên đồng phục đang thi nhau alô cho "đồng đội", dặn dò "phải "thụt két" của bố mẹ cẩn thận vào vì đêm nay có chuyến bay lên tận sao Hỏa". Quá ngứa tai, hội của Nguyên chuyển sang chỗ khác, nhưng tiếng ồm ồm của các dân chơi tuổi teen đang vỡ giọng vẫn cứ vang lên khắp quán.
"Mày ra thuê thằng thợ khóa cho nhanh. Anh em đang ngồi đợi, lấy "đồ" chưa? Tối nay lên New Square rồi về khách sạn"... Đáng lẽ những cái chuyện cực "tế nhị", và không nên oang oang vì mức độ xấu xí và vi phạm pháp luật. Thì các cậu vẫn cứ hồn nhiên gào thét lên trong quán hầu hết khách đều là người lớn lịch sự. Tất cả mọi người đều ngoái lại nhìn ngó, vẻ mặt rất khó chịu.
Oang oang để thể hiện?
Dường như, chiếc điện thoại di động bây giờ ngoài công dụng để liên lạc, còn có một việc quan trọng nữa là để chủ nhân của nó khoe khoang, thể hiện. Ở chốn đông người mà thể hiện được sự giàu có, mối quan hệ ngất trời, hay chứng tỏ mình là dân chơi thì chắc là khoái lắm (!??).
Có những cô nàng, cứ ra cafe là rút alô ra thể hiện mối quan hệ với ca sĩ này, diễn viên nọ, rồi khoe mới mua LV với Gucci ở nước ngoài. Khoe đủ thứ miễn sao để những người xa lạ biết mình chảnh lắm. Không hiểu ra chỗ toàn người lạ thì thể hiện để được cái gì?
Hoặc ngồi ở những quán trà chanh, cafe mùa World Cup này, các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những câu chuyện "trên 9 tầng mây" của một vài bạn trẻ. Nghe qua, ai cũng nghĩ họ giàu có kinh khủng, nói cá độ tiền chục, thậm chí trăm triệu mà nhẹ như lông hồng. Một tối thua đến vài chục quả (triệu) mà hôm sau vẫn tỉnh bơ ngồi cafe điều người này người kia đem tiền đến trả. Nhưng lắm khi, tưởng thế mà không phải thế!
Vào đợt World Cup, bạn bè thấy M.Quang (sn1993) chăm ra hàng trà chanh ở đầu phố hơn. Cứ chiều đến là cậu cầm điện thoại ra ngồi nhìn trời nhìn đất, và không quên gọi tứ tung để "hỏi về tình hình bóng bánh" và "thu xếp tiền nong". Có hôm, những người ngồi gần Quang đều phải giật mình vì giọng cậu to còn hơn cả loa phát thanh: "Tối nay trận Ý thế nào? Hôm qua thua mất 20 quả. Đen thật. Hỏng mất con thắt lưng Hermes rồi!". Cậu cứ thế gào lên về tỉ số các trận đấu, rồi tình hình độ bóng trên mạng ra sao, và thông báo về số tiền chục triệu thắng thua mỗi ngày, khiến mọi người phải tròn mắt nhìn Quang. Thấy người khác nhìn, Quang lại càng tăng volume và tiếp tục khoe những thứ đồ hiệu "đang đặt trên mạng, chỉ chờ trúng 30 quả đêm nay là sẽ rước về"...
Nhưng sự thực là gì? Quang cũng cá độ bóng, nhưng không phải 20-30 triệu như câu chuyện trên điện thoại, mà là 500 nghìn. Còn khoe đồ hiệu, Quang gọi về cho... đứa em họ, không quên dặn "Tao nói gì mày cứ kệ, cứ ầm ừ là được!". (!?)
Thật không hiểu, Quang muốn khoe điều gì ở đây? Khoe mình đang vi phạm pháp luật "cá độ" bóng đá hay khoe mình là cái "thùng rỗng kêu to"?
Theo PLXH
Đập phá đồ để xả stress - thói quen tai hại của teen Có nhiều cách để giải tỏa "stress" hữu hiệu nhưng một bộ phận teen lại chọn cách giải tỏa xì trét cực kì tai hại bằng cách đập, ném không tiếc tay các đồ đạc từ nhỏ nhất cho đến những món đồ đắt tiền như máy ảnh, điện thoại... Đập phá không tiếc tay T.Hưng (18t) sở hữu vóc dáng và khuôn...