5 tư thế yoga dành riêng cho người bệnh gan nhiễm mỡ
Cùng với thay đổi chế độ ăn, tăng cường tập luyện, các động tác yoga cũng giúp tăng cường sức khỏe và giảm bớt lượng mỡ tích tụ trong gan, giảm gan nhiễm mỡ.
1. Luyện tập các tư thế yoga có lợi gì cho gan nhiễm mỡ?
BS. Saurabh Sethi, chuyên gia tiêu hóa, gan và nội soi can thiệp tại San Fracisco (Mỹ) cho biết, gan nhiễm mỡ có thể gây viêm, tổn thương gan, thậm chí có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Bằng cách thay đổi lối sống kết hợp tập thể dục và các tư thế yoga có thể giúp hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ.
Cụ thể, những tư thế này làm giảm bớt chất béo tích tụ trong gan khi chúng sử dụng hết năng lượng trong khi thực hiện.
Bệnh gan mạn tính ngăn cản quá trình oxy hóa và lưu lượng máu thích hợp nên gan không thể loại bỏ tất cả các vi khuẩn gây bệnh, chất béo chuyển hóa. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới nhất tại Mỹ, yoga được biết đến là phương pháp cung cấp máu tươi đã được lọc sạch cho mọi bộ phận của cơ thể, do đó, hoạt động bình thường của gan cũng được kích thích.
Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan gây nguy hiểm cho sức khỏe.
2. Các tư thế yoga hỗ trợ trị gan nhiễm mỡ
2.1 Hơi thở của lửa (Kapalbhati Pranayama)
Đây là một kỹ thuật yoga đã được thiết lập để cải thiện lưu thông máu cho toàn bộ cơ thể. Do đó, nó có hiệu quả kích thích gan và hỗ trợ chữa các vấn đề liên quan đến gan nhiễm mỡ.
Cách thực hiện:
Ngồi thẳng lưng, hai chân khoanh tròn trước mặt. Hít sâu và thở ra mạnh qua lỗ mũi, giống như đang cố gắng thổi nến bằng mũi. Thực hiện nhịp độ ổn định, 90-120 lần thở ra trong 1 phút. Bạn có thể bắt đầu với 2-3 hiệp với 30 lần thở ra và tăng dần số lần khi đã cảm thấy thoải mái.
Lưu ý: Bạn có thể đặt tay lên bụng để cảm nhận bụng phình lên khi hít vào và lõm lòng thuyền khi thở ra.
Tư thế hơi thở của lửa.
2.2 T ư thế con cá
Tư thế yoga này giúp kích thích và tăng cường sức khỏe cho gan.
Video đang HOT
Cách thực hiện:
Bắt đầu bằng cách ngồi xếp bằng và đưa chân trái đặt sát bắt chéo chân trái qua chân phải. Đảm bảo rằng đầu gối được nâng lên khỏi mặt đất và hướng lên trên. Giữ bàn chân trái của bạn bằng cách di chuyển bàn tay phải của bạn qua chân trái. Nhấn chân trái về phía bụng khi bạn quay đầu về bên phải.
Tư thế con cá.
2.3 T ư thế cánh cung (Bow pose)
Đây là tư thế giúp tăng cường chức năng gan để sử dụng chất béo dự trữ làm nguồn năng lượng cho cơ thể. Bài tập này còn giúp giảm mỡ bụng và săn chắc các cơ quan vùng bụng.
Cách thực hiện:
Nằm sấp dưới sàn. Co hai chân về phía mông, đưa hai tay ra sau nắm lấy cổ chân. Sau đó nâng cao ngực và căng chân về phía sau cùng một lúc. Cố gắng giữ vị trí càng lâu càng tốt và sau đó trở lại trạng thái ban đầu.
Tư thế cánh cung
2.4 Tư thế mặt bò
Giúp lưu thông máu trong gan, tăng cường chuyển hóa chất béo tích tụ.
Cách thực hiện:
Ngồi thẳng lưng, hai chân xếp bằng trước mặt, sau đó đưa chân trái đặt sang bên đùi phải. Giữ lưng thẳng, đưa tay trái lên trên, gập ra sau lưng. Tay phải vòng xuống dưới, ra sau lưng nắm lấy tay trái. Cố gắng nắm chặt tay và giữ tư thế càng lâu càng tốt.
Tư thế mặt bò trước và sau
2.5 T ư thế nửa con thuyền
Tư thế yoga này giúp bạn làm sạch các độc tố có hại từ gan.
Cách thực hiện:
Bắt đầu bằng cách nằm ngửa, hai tay xuôi thân. Cố gắng nâng cao ngực và chân của cùng một lúc sao cho lưng giữ thẳng, hai cẳng chân song song với sàn, hai tay song song sàn. Dồn trọng lượng lên mông. Hít vào và thở ra chậm và sâu. Cố gắng giữ tư thế càng lâu càng tốt. Quay trở lại tư thế ban đầu và lặp lại.
3. Những lưu ý cần thiết khi thực hiện các động tác yoga cho gan nhiễm mỡ
Nên tập khi bụng đói. Các động tác, tư thế nên được thực hiện chậm rãi và thoải mái, giữ cho cơ thể và hơi thở luôn trong tâm trí. Thực hiện các bài tập khởi động và giãn cơ trước khi thực hiện bất kỳ tư thế nào để tránh chấn thương. Nên giữ nước cho cơ thể bằng cách nhấp vài ngụm nước nhỏ trước khi tập. Mặc quần áo thoải mái khi thực hiện các tư thế. Thở đều và không nên nín thở nếu không có yêu cầu đặc biệt
Gợi ý những bài tập yoga cho năm mới khỏe đẹp
Để duy trì cuộc sống khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống, việc thường xuyên tập luyện cũng có vai trò rất quan trọng. Nếu không có nhiều thời gian rảnh rỗi, bạn có thể tham khảo 5 bài tập yoga dưới đây, giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng và khỏe đẹp hơn mỗi ngày.
1. Tư thế yoga ngồi xếp bằng
Tư thế ngồi xếp bằng có tên tiếng Phạn là Sukhasana. Đây là tư thế khoanh chân cơ bản trong yoga và thiền, giúp mở hông, kéo dài đầu gối, mắt cá chân và tăng sức mạnh cho lưng.
Để thực hiện tư thế này, hãy ngồi khoanh chân trên thảm tập yoga, đặt hai tay lên đầu gối, lòng bàn tay hướng lên. Thở đều và giữ tư thế khoảng vài phút hoặc kết hợp các kỹ thuật thở sâu hoặc thiền.
Tư thế ngồi xếp bằng.
2. Tư thế gác chân lên tường
Tư thế gác chân lên tường là tư thế yoga đảo ngược mà ai cũng có thể thực hiện. Kết hợp với việc tập trung hít thở, tập luyện tư thế gác chân lên tường thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức, phù nề ở đùi cũng như bàn chân, giải tỏa căng thẳng, kéo giãn cột sống, giảm đau lưng...
Để thực hiện, bạn hãy nằm trên giường hoặc trên sàn ở sát cạnh tường, cố gắng áp sát mông vào tường càng nhiều càng tốt. Sau đó gác chân lên tường, bạn có thể điều chỉnh tư thế sao cho cơ thể nằm vuông góc với tường, chân áp chặt vào tường. Hai tay đặt dọc theo cơ thể hoặc đặt trên bụng.
Trong quá trình tập luyện, hãy tập trung vào hơi thở, bạn có thể thử kéo dài hơi thở của mình bằng cách hít một hơi thật sâu và thở ra chậm rãi qua mũi. Cố gắng giữ tư thế trong ít nhất 5 phút để đạt được hiệu quả tối ưu.
Tư thế gác chân lên tường.
3. Tư thế con mèo - con bò
Tư thế con mèo - con bò là sự kết hợp của hai tư thế: Tư thế con mèo và tư thế con bò. Hai tư thế này thường được ứng dụng rộng rãi, có tác dụng thư giãn và ngăn ngừa đau lưng. Bài tập này khá đơn giản, đặc biệt phù hợp nếu bạn thường xuyên phải ngồi làm việc trong thời gian dài.
Cách thực hiện như sau:
Chống người bằng hai tay và đầu gối, căn chỉnh sao cho cổ tay nằm bên dưới vai và đầu gối nằm bên dưới hông. Cột sống tạo một đường thẳng nối vai với hông.
Nhón ngón chân, đẩy mông lên cao đồng thời võng lưng thấp hết mức có thể, mở ngực. Đầu ngẩng cao, hướng nhìn lên trần nhà. Đây là tư thế con bò.
Trở về tư thế ban đầu.
Tiếp theo đẩy xương chậu về phía trước, cong lưng hướng lên trần nhà hết mức có thể để tạo tư thế con mèo. Lúc này đầu cúi xuống, ánh nhìn hướng về phía rốn, siết chặt hông.
Trở lại tư thế ban đầu, lặp lại bài tập trên để kéo giãn cơ lưng, chú ý hít thở đều.
Tư thế con mèo.
4. Tư thế cái cây
Tư thế cái cây là tư thế yoga cơ bản giúp cải thiện khả năng thăng bằng, kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho cơ thể.
Các bước thực hiện như sau:
Bắt đầu ở tư thế đứng thẳng, hai chân chụm vào nhau, hai tay thả lỏng để dọc theo cơ thể.
Dồn trọng lực cơ thể lên chân trái, gập cong chân phải lại, bàn chân phải đặt lên phần đùi trong của chân trái.
Hai lòng bàn tay úp vào nhau, đặt trước ngực ở tư thế cầu nguyện hoặc nhẹ nhàng nâng 2 cánh tay lên trên đầu và chắp tay lại trước ngực.
Giữ thẳng lưng và duy trì tư thế từ 30 giây đến 1 phút.
Hạ chân xuống, lặp lại tư thế và đổi chân.
Tư thế cái cây.
5. Tư thế đứa trẻ
Tư thế đứa trẻ hay còn gọi là tư thế em bé, là một trong những tư thế yoga cơ bản, vừa có tác dụng nghỉ ngơi, chuyển đổi giữa các tư thế, vừa giúp cơ thể thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Do đó, động tác này thường được thực hiện vào cuối buổi tập để kéo giãn cơ thể, hạ nhiệt sau chuỗi các bài tập.
Cách thực hiện như sau:
Từ tư thế ngồi quỳ gối trên sàn, gập người về phía trước giữa hai đùi, hít thở sâu;
Từ từ mở rộng hông, thư giãn giữa hai đùi, đưa hai tay duỗi thẳng về phía trước, lòng bàn tay úp xuống;
Thả lỏng vai, giữ tư thế trong khoảng 1 phút hoặc lâu hơn;
Nâng người từ từ để trở lại tư thế ban đầu.
Tư thế đứa trẻ.
5 tư thế yoga giúp tóc mọc nhanh và bồng bềnh Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giúp tóc mọc nhanh và dày, tại sao bạn không thử 5 tư thế yoga này? Một số tư thế yoga đơn giản sẽ đảm bảo tóc bạn phát triển nhanh chóng, đồng thời cải thiện vẻ ngoài, độ chắc và khỏe của chúng. Không chỉ vậy, chúng còn hứa hẹn sẽ đẩy lùi quá...