5 trò chơi huyền thoại gắn liền cùng tuổi thơ
Không có hình ảnh 3D hay các hiệu ứng đẹp mắt, thế nhưng Contra, Tetris, Bomberman, Mario cùng Battle City là nền tảng cho các trò chơi hiện đại cũng như đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người.
Khi những chiếc điện thoại feature phone vẫn còn là một thứ đồ dùng “xa xỉ”, smartphone hay tablet là những khái niệm “xa vời” và Internet phải cần đến vài năm nữa mới đạt được sự phổ biến, giới trẻ thuộc thế hệ 8X và 9X “đời đầu” có rất nhiều trò chơi thú vị để giải trí mà đến nay có thể phiên bản mới hoặc làm lại của chúng không còn thu hút được nhiều sự chú ý nữa thì những ấn tượng ban đầu vẫn khó có thể nào phai nhạt.
1. Contra
Contra là series video game theo phong cách “chạy và bắn súng” được Konami tung ra lần đầu tiên vào năm 1987 dưới dạng game arcade. Về sau, nó xuất hiện với rất nhiều phiên bản khác nhau và cũng dần dần có mặt trên một số lượng nền tảng rất phong phú.
Với cách chơi đơn giản nhưng đầy kịch tính bằng cách nhập vai một nhân vật được trang bị vũ khí để vượt qua những thử thách đưa ra, Contra đã chinh phục được không ít người trẻ Việt Nam thuộc thế hệ 8X cũng như 9X đời đầu.
Vào năm 2011, Contra đã bất ngờ trở lại dưới một phong cách hiện đại hơn trên các nền tảng di động phổ biến là iOS và Android với tên gọi Contra Evolution cùng lời giới thiệu “mang trò chơi những năm 1980 thế kỉ trước trong phong cách đồ họa thế kỉ 21″.
2. Tetris
Video đang HOT
Từ những chiếc máy chơi điện tử “huyền thoại” với màn hình đơn sắc cho tới smartphone, cho dù xuất hiện trên nền tảng nào đi nữa, trò chơi “ xếp hình” vẫn chưa bao giờ có dấu hiệu bị người dùng đưa vào quên lãng.
Có lẽ đây là một trong số ít những trò chơi có khả năng trường tồn cùng thời gian đến vậy. Tính tới thời điểm hiện tại, rất nhiều biến thể của Tetris đã xuất hiện, mới đây nhất có thể kể tới chính là Candy Crush Saga, trò chơi giúp cho hãng sản xuất King đạt lợi nhuận không tưởng sau khoảng thời gian ngắn ra mắt.
3. Bomberman
Bomberman cũng là một trong những trò chơi khó quên đối với rất nhiều người. Trong trò chơi này, bạn sẽ nhập vai một nhân vật có khả năng… đặt bom để phá tường và vượt qua các nhân vật “phá đám” với mục đích tìm ra cánh cửa dẫn sang “level” khác. Mục tiêu cuối cùng của Bomberman là giải cứu công chúa.
Trò chơi trên cũng “quyến rũ” ở điểm có hỗ trợ chế độ chơi “multiplayer” với tối đa 4 người tham gia rất vui nhộn và không kém phần kịch tính. Về sau, có khá nhiều trò chơi trực tuyến cũng được thiết kế theo phong cách Bomberman và được cộng đồng mạng đón nhận nhiệt tình.
4. Mario
Là một trong những tựa game được phát hành theo kiểu nhượng quyền thành công nhất trong lịch sử, Mario có rất nhiều phiên bản trò chơi khác nhau và hình ảnh Mario cũng đã “ăn sâu” vào kí ức của rất nhiều người.
Nhiệm vụ chính của người chơi trong Mario cũng là… giải cứu công chúa. Sau khoảng thời gian dài phát triển, rất nhiều phiên bản khác nhau của Mario đã ra đời. Thế nhưng, đối với nhiều người thì Mario phiên bản gốc vẫn là trò chơi hấp dẫn nhất từng được ra mắt.
5. Battle City
Còn được người chơi Việt gọi bằng cái tên “bắn tăng”, Battle City lần đầu tiên được ra mắt bởi nhà phát hành Namco vào năm 1985. Battle City có 35 màn chơi khác nhau và người chơi có nhiệm vụ điều khiển một chiếc xe tăng chống lại những chiếc xe tăng khác của đối thủ.
Màn chơi sẽ kết thúc khi bạn “hạ” được 20 chiếc xe tăng “địch” hoặc khi khu căn cứ của bạn bị xe tăng đối thủ bắn phá hay bạn đã hết “mạng”. Đơn giản là vậy như Battle City đã lấy đi khá nhiều thời gian của các bạn trẻ lúc bấy giờ.
Phía trên là 5 trò chơi gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người, vậy đối với bạn, đâu là trò chơi giúp bạn gợi nhớ về tuổi thơ? Hãy chia sẻ cùng mọi người trong phần bình luận phía dưới nhé!
Theo Gamek
Thị trường game console Nhật Bản bị sụt giảm mạnh
Trong năm 2013, thị trường game mobile Nhật Bản đã chạm ngưỡng 5,1 tỷ USD, trong đó thì riêng game smartphone đã đem lại 3,5 tỷ USD và có được mức tăng trưởng thần tốc. Giới chuyên môn chia sẻ rằng, hiện nay thị trường game mobile Nhật Bản đang rất thịnh vượng và lớn mạnh hơn cả thị trường game console, vốn được coi là niềm tự hào của xứ mặt trời mọc trong nhiều năm qua.
Dựa theo số liệu từ bản báo cáo mới của tổ chức Computer Entertainment Supplier's Association (tên viết tắt: CESA) tại Nhật Bản cho thấy, thị trường game console Nhật Bản đã sụt giảm 15,7% trong năm ngoái.
Nhà phân tích Serkan Toto cho biết, thị trường ngành game console (bao gồm cả phần cứng và phần mềm cộng lại) ở Nhật Bản trong năm 2013 đã đạt 4 tỷ USD, giảm mạnh so với con số 4,8 tỷ USD trong năm 2012. Doanh thu phầ cứng console trong năm 2013 cũng chỉ đạt 1,5 tỷ USD so với 1,9 tỷ USD trong năm trước đó.
Ảnh minh họa
Ngược lại, người tiêu dùng Nhật Bản đang tiếp tục dành tình cảm cho game mobile. Trong năm 2013, thị trường game mobile Nhật Bản đã chạm ngưỡng 5,1 tỷ USD, trong đó thì riêng game smartphone đã đem lại 3,5 tỷ USD và có được mức tăng trưởng thần tốc. Giới chuyên môn chia sẻ rằng, hiện nay thị trường game mobile Nhật Bản đang rất thịnh vượng và lớn mạnh hơn cả thị trường game console, vốn được coi là niềm tự hào của xứ mặt trời mọc trong nhiều năm qua.
Theo các con số thống kê bởi CESA, hệ thống Nintendo DS đang thống trị thị trường game console Nhật Bản với tỷ lệ 46,7% trong năm 2013, xếp thứ hai là PlayStation 3 với 21,8%, trong khi đó thì PS Vita cũng đã đạt 11,7%. Dự tính, trong năm 2014 thì thị trường game console Nhật Bản sẽ khá khẩm hơn khi PlayStation 4 đã được bán rộng rãi từ hồi tháng 2 năm nay và Microsoft cũng định tung ra Xbox One vào khoảng tháng 9 tới.
Theo VNE
Gạch trong game xếp hình đi đâu sau khi biến mất? Một giả thiết về điểm đến của những khối hộp trong game xếp hình sau khi chúng ta ăn được những hàng ngang. Trong các thể loại game xếp hình, mỗi khi các khối hình lấp kín một hàng ngang là chúng sẽ biến mất và mang lại điểm cho người chơi - đây là nguyên lý không hề thay đổi trong suốt...