5 triệu người Mỹ bỏ liều vắc xin thứ 2
Gần 5 triệu người Mỹ, chiếm khoảng 8% dân số được tiêm vắc xin ngừa COVID-19, đã bỏ qua liều thứ 2 cho dù đó là vắc xin của Moderna và Pfizer. Lý do chủ quan là sợ tác dụng phụ, hoặc cảm giác khó chịu sau khi tiêm vắc xin.
Vắc xin Moderna được trích sẵn vào ống tiêm tại một trung tâm y tế ở New York trong thời gian chờ người đến tiêm – Ảnh: AFP
Sử dụng công nghệ mRNA, vắc xin COVID-19 của Pfizer và Moderna được đánh giá là tiên tiến nhất thế giới, không ghi nhận các tác dụng phụ đáng kể như những đối thủ khác đang có mặt trên thị trường. Đây cũng là 2 loại vắc xin chủ lực trong chiến dịch tiêm chủng của Mỹ.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, gần 5 triệu người đã không tiêm liều vắc xin thứ 2, và con số đó ngày càng tăng lên, theo báo New York Times .
Có khá nhiều lý do được đưa ra cho việc bỏ liều thứ 2. Trong các cuộc phỏng vấn với New York Times , một số người nói rằng họ lo sợ về các tác dụng phụ, vốn được xem khá nhẹ như nóng rát ở chỗ tiêm. Những người khác thì tự tin cho rằng bản thân đã được bảo vệ đầy đủ chỉ với 1 liều tiêm.
Lý do khiến New York Times ngạc nhiên nhất là một số đơn vị tiêm chủng tự động hủy lịch hẹn của người đã đăng ký vì hết vắc xin. Trong một số trường hợp khác, họ chuyển người được tiêm tới một cơ sở khác còn vắc xin. Tuy nhiên vắc xin trong kho lại khác với vắc xin mà họ đã được tiêm trước đó.
Video đang HOT
“Một số người đã tranh giành hoặc cầu cứu nhân viên đơn vị tiêm chủng để tìm được nơi còn vắc xin giống với loại mình đã tiêm. Số đông khác chỉ đơn giản là bỏ cuộc”, New York Times nêu thực tế.
Bà Susan Ruel, 67 tuổi, ở khu Manhattan, là một trong số những người như vậy. Bà đăng ký tiêm vắc xin của Pfizer, nhưng mũi đầu tiên và mũi thứ hai tiêm ở 2 nơi khác nhau.
Sau khi tiêm mũi đầu và thấy vẫn ổn, bà Ruel đến trung tâm thứ hai theo lịch hẹn. Tuy nhiên, nhân viên tại trung tâm này thông báo chỉ còn vắc xin Moderna. Một nhân viên thông báo tại một trung tâm khác cùng hệ thống vẫn còn vắc xin Pfizer và chỉ cách đó khoảng 3km.
Bà Ruel lập tức lên đường nhưng khi đang ngồi trên tàu điện ngầm, bà nhận được thông báo trung tâm bà sắp tới cũng vừa hết vắc xin Pfizer.
Quyết tâm phải được tiêm vắc xin Pfizer, Ruel quay trở lại một trung tâm khác vào ngày hôm sau và may mắn được tiêm như ý muốn. Nhưng không nhiều người có đủ kiên nhẫn hoặc may mắn như bà Ruel.
Bảng hướng dẫn khu vực tiêm vắc xin Moderna và Pfizer tại một trung tâm y tế ở California – Ảnh: REUTERS
Các quan chức đã đủ mệt mỏi với việc thuyết phục hàng triệu người không tin tác dụng vắc xin đến các điểm tiêm phòng. Nay với số người bỏ liều thứ 2 ngày một nhiều, khối lượng công việc lên ngành y tế lại càng lớn.
Tại Arkansas và Illinois, các quan chức y tế đã thành lập các đội chuyên gọi điện, nhắn tin hoặc gửi thư cho người dân để nhắc nhở họ đi tiêm phòng lần thứ hai. Ở Pennsylvania, các quan chức đang cố gắng tiêm mũi thứ 2 cho sinh viên trước khi nghỉ hè. Bang South Carolina đặc biệt phân bổ vài ngàn liều dự trữ cho những người quá hạn tiêm mũi thứ hai, bất chấp vẫn còn nhiều người khác chờ đợi mũi đầu tiên.
Các bằng chứng từ phòng thí nghiệm và thực tiễn cho thấy những người bỏ qua liều thứ 2 gặp nhiều rủi ro. Một mũi tiêm kích hoạt phản ứng miễn dịch yếu hơn 2 mũi, và có thể khiến người tiêm dễ bị nhiễm các biến thể mới, nguy hiểm hơn của virus.
Mặc dù một mũi tiêm vẫn bảo vệ người tiêm khỏi virus corona gây COVID-19, không ai rõ tác dụng miễn dịch đó sẽ kéo dài trong bao lâu, theo New York Times .
Theo dữ liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, gần 140 triệu người Mỹ đã được tiêm vắc xin COVID-19, trong đó 94,8 triệu người được tiêm đầy đủ 2 liều.
Mỹ áp thêm trừng phạt với Myanmar
Bộ Tài chính Mỹ áp lệnh trừng phạt với hai doanh nghiệp nhà nước Myanmar để làm suy giảm nguồn thu của chính quyền quân sự.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/4 ra tuyên bố cho biết họ đã đưa công ty gỗ Myanmar Timber Enterprise (MTE) và công ty ngọc trai Myanmar Pearl Enterprise vào danh sách đen. Lệnh trừng phạt này sẽ đóng băng tất cả tài sản tại Mỹ của các doanh nghiệp và cấm người Mỹ giao dịch với họ. Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh ngành công nghiệp ngọc trai và gỗ là nguồn lực kinh tế cho quân đội Myanmar.
Người biểu tình Myanmar dựng chướng ngại vật tại Yangon hồi cuối tháng ba. Ảnh: Reuters .
Tổ chức phi lợi nhuận quốc tế Cơ quan Điều tra Môi trường tháng này cho biết chính quyền quân đội Myanmar thu lợi từ việc xuất khẩu gỗ tếch thông qua MTE. Loại gỗ tếch này đôi khi được xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu, được sử dụng để sản xuất đồ nội thất sang trọng và boong của các du thuyền cao cấp.
"Các biện pháp trừng phạt đối với MTE là đòn giáng mạnh vào chính quyền quân sự, vốn trực tiếp thu lợi từ những khu rừng có giá trị và đang ngày càng suy giảm của đất nước", Faith Doherty, người đứng đầu chiến dịch bảo vệ rừng của Cơ quan Điều tra Môi trường, nói.
Doherty cho biết các lệnh trừng phạt đồng nghĩa với việc gỗ hoặc sản phẩm gỗ từ Myanmar không thể được xuất khẩu sang Mỹ và kêu gọi Bộ Tư pháp Mỹ "cảnh giác trong việc giám sát gỗ Myanmar vào thị trường của họ".
Myanmar rơi vào khủng hoảng kể từ sau cuộc đảo chính hồi tháng hai, khi quân đội bắt Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử khác. Biểu tình phản đối đảo chính diễn ra gần như hàng ngày và chính quyền quân sự đã sử dụng vũ lực để giải tán. Nhóm hoạt động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết 738 người đã bị lực lượng an ninh Myanmar giết kể từ cuộc đảo chính và 3.300 người đang bị giam. 20 người bị kết án tử hình và đang lẩn trốn.
Nhiều người Mỹ ủng hộ chấm dứt cơ chế thẩm phán Tòa án Tối cao trọn đời Kết quả một cuộc thăm dò dư luận công bố ngày 18/4 cho thấy gần 2/3 những người Mỹ được hỏi cho rằng nên đặt ra giới hạn nhiệm kỳ đối với các thẩm phán Tòa án Tối cao thay vì cơ chế làm việc trọn đời như hiện nay. Trụ sở Tòa án tối cao Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN Phóng...