5 triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn cuối
Ung thư đại tràng giai đoạn cuối, người bệnh không chỉ bị ảnh hưởng nhiều tới tinh thần mà còn cả thể xác, chi phí điều trị tốn kém và tỷ lệ sống sót rất thấp.
Bệnh ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng đều có 4 giai đoạn phát triển bệnh. Ở giai đoạn cuối, người bệnh phải chịu nhiều đau đớn nhất cả về thể xác và tinh thần. Ung thư đại tràng nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể khỏi bệnh hoàn toàn.
Tỷ lệ sống trên 5 năm sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng của các bệnh nhân giai đoạn 1, 2 là rất cao. Càng phát hiện muộn, tỷ lệ sống của bệnh nhân càng thấp.
Tỷ lệ sống của ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối là 11%. Ảnh: NTV.
Ung thư đại tràng giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư đại tràng được chia thành 4 giai đoạn chính, gồm:
Giai đoạn IGiai đoạn II (IIa, IIb, IIc)Giai đoạn III (IIIa, IIIb, IIIc)Giai đoạn IV (IVa, IVb)
Giai đoạn I là sớm nhất, lúc này tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện trong đại tràng. Chúng chưa phát triển lớn và lan sang các tế bào khác.
Ở giai đoạn cuối (IV) của bệnh, tế bào ung thư đã phát triển lớn và có sự di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể (di căn xa). Đặc biệt, ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối sẽ thường di căn tới phổi, hạch bạch huyết, xương, não và nhiều nhất là gan.
Phát hiện ung thư đại tràng ở giai đoạn I, tỷ lệ chữa khỏi và sống trên 5 năm sau phẫu thuật rất cao, lên tới 90%. Bước sang giai đoạn II, tỷ lệ giảm còn 80-83%, giai đoạn III là 60% và giai đoạn IV chỉ còn 11%.
Nhìn số liệu trên, chúng ta đều hiểu được tầm quan trọng của việc phát hiện ung thư sớm. Người bệnh cũng không phải tốn nhiều chi phí chữa trị, tổn thương và đau đớn. Ngược lại, khi đã tới ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối, người bệnh và người nhà không chỉ ảnh hưởng nhiều tới tinh thần mà còn cả thể xác, chi phí điều trị nhưng phần trăm sống sót vẫn rất thấp.
Các triệu chứng của giai đoạn cuối
Video đang HOT
Khi mắc ung thư đại tràng giai đoạn cuối, các triệu chứng xuất hiện với tần suất dày và nặng hơn. Người bệnh sẽ phải chịu nhiều đau đớn về thể xác, thậm chí chỉ có thể nằm một chỗ và phải nhờ tới các loại thuốc giảm đau để thoải mái hơn.
Ngoài ra, khi tế bào ung thư đã di căn tới bộ phận nào của cơ thể, chúng sẽ gây ra những triệu chứng liên quan. Dưới đây là 5 triệu chứng phổ biến nhất ở ung thư đại tràng giai đoạn cuối.
Ho nhiều, ho ra máu, khó thở khi bị di căn sang gan và phổi: Khi ở giai đoạn cuối và tế bào ung thư đã di căn đến gan hoặc phổi, người bệnh sẽ phải chịu nỗi đau nhân đôi. Nếu khối u di căn tới phổi, biểu hiện rõ ràng nhất là ho nhiều, ho ra máu, khó thở, hụt hơi, đau tức ngực…
Nếu bị di căn tới gan, bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng vàng da, bị đầy bụng; thường xuyên đau tức ngực; nước tiểu sẫm màu; mờ mắt chóng mặt…
Nếu khối u di căn tới phổi, biểu hiện rõ ràng nhất là ho nhiều, ho ra máu, khó thở, hụt hơi, đau tức ngực… (Ảnh: Huffpost).
Đau bụng dữ dội, táo bón, đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu phổ biến của những người bị mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối, các triệu chứng sẽ nặng hơn. Những cơn đau bụng không còn xuất hiện bất chợt và đau bình thường mà sẽ quặn thắt khiến người bệnh đau đớn.
Ngoài những cơn đau bụng dữ dội kéo dài, tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy và đại tiện ra máu cũng xuất hiện thường xuyên do khối u bị xuất huyết.
Sụt cân nhanh, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống: Bởi quá đau nên người bệnh khó có thể ăn uống, dẫn đến thiếu chất và sụt cân. Bên cạnh đó, việc phải thực hiện điều trị liên tục, truyền nhiều hóa chất cũng gây sụt cân nhanh chóng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện những cơn sốt cao bất chợt. Nguyên nhân có thể từ khối u đã di căn sang hệ thống hạch bạch huyết gây tác động tới cơ thể.
Đau đầu dữ dội, hoa mắt: Thời gian khối u đại tràng di căn lên não là khoảng 33 tháng. Khi đã di căn xa lên tới não tiên lượng sống của người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 5%. Do đó, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các cơ đau đầu thường xuyên, đau từ âm ỉ tới dữ dội; bị hoa mắt mờ mắt, chóng mặt; buồn nôn. Nặng hơn, họ có thể bị co giật.
Đau nhức vùng xương chậu, xương sườn: Khối u đại tràng di căn xa vào xương sẽ mất khoảng 22 tháng. Khi đó, các tế bào ung thư sẽ bám vào xương, chèn ép mô xương và gây ra buồn bực chân tay, đau nhức xương toàn thân. Lúc này, người nhà cần xoa bóp cho bệnh nhân để giảm bớt phần nào những đau đớn.
Đau bụng sau khi ăn đồ béo có nguy hiểm không?
Đau bụng sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm ăn quá nhiều, quá nhanh, khó tiêu, không dung nạp thực phẩm, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng hơn do một số bệnh tiềm ẩn.
Tuy nhiên, đau bụng dữ dội và thường xuyên có thể là dấu hiệu của một mối lo ngại tiềm ẩn về sức khỏe và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Đau bụng sau khi ăn nhiều dầu mỡ
Đau bụng sau khi ăn - đặc biệt là sau khi ăn nhiều dầu mỡ - là dấu hiệu rõ nhất của sỏi mật.
Cơn đau đột ngột và dữ dội ở giữa bụng, ngay dưới xương ức hoặc bụng trên bên phải, đôi khi đau lan ra sau lưng và vai phải, theo Times Of India.
Đau bụng sau khi ăn - đặc biệt là sau khi ăn nhiều dầu mỡ - là dấu hiệu rõ nhất của sỏi mật. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cơn đau xuất hiện sau khi ăn có nghĩa là có một viên sỏi mật đang chặn ống dẫn mật. Túi mật co bóp gây đau. Thông thường, tình trạng này xảy ra sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ.
Cơn đau bụng do sỏi mật thường sẽ tự hết. Nhưng nếu đau bụng thường xuyên và kéo dài, cần đi khám sớm.
Theo Phòng khám Narayara Health (Ấn Độ), cơn đau do sỏi mật thường kèm theo các triệu chứng như:
Buồn nôn và nôn đột ngột: Nếu bắt đầu cảm thấy buồn nôn và nôn đột ngột, đặc biệt là sau khi ăn no, thì tốt nhất bạn nên đi khám ngay lập tức.
Ợ nóng: Hầu hết các triệu chứng sỏi mật bắt chước chứng khó tiêu như ợ chua, đau thắt bụng và trào ngược axit.
Vàng da vàng mắt - Nước tiểu sẫm màu và phân có màu sáng: Đây là dấu hiệu cho thấy ống mật bị tắc. Ngay khi nhận thấy những triệu chứng sỏi mật này, hãy đi khám ngay lập tức.
Sốt và ớn lạnh: Nếu bị sốt, ớn lạnh, đau bụng dai dẳng cùng với buồn nôn từng cơn, nghĩa là đường ra của túi mật đã bị chặn, dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp, vì vậy, cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay.
Cơn đau bụng do sỏi mật thường sẽ tự hết. Nhưng nếu đau bụng thường xuyên và kéo dài, cần đi khám sớm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn uống ngăn ngừa sỏi mật
Một số loại thực phẩm nên tránh, bao gồm:
Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa và chất béo không lành mạnh
Thực phẩm chế biến
Carbohydrate đơn như đường và bánh mì
Một số loại thực phẩm giúp duy trì túi mật khỏe mạnh:
Trái cây và rau
Sữa ít béo
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin C
Protein từ thực vật như đậu phụ, các loại đậu
Chất béo lành mạnh từ các loại hạt và cá
Cà phê đen không đường, theo Narayara Health.
Thực hiện ngay 3 cách sau để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng Ung thư đại tràng gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học theo hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn phòng nguy cơ này. TS Phạm Văn Bình cho biết, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, có tới 70-80% bệnh...