5 trải nghiệm thú vị khi ngao du miền Tây mùa nước nổi
Là vùng đất “9 con rồng” hạ lưu dòng Mekong chảy vào nước Việt, miền Tây Nam Bộ bao đời nay luôn là bài ca đất phương Nam bi tráng mà đầy cảm xúc về văn hóa, lịch sử.
Với đặc thù kênh rạch chằng chịt, nhắc đến miền Tây là nhắc đến sông nước – miệt vườn, là vựa lúa thẳng cánh cò bay, là tôm cá theo dòng con nước… Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi với sự trù phú của vùng hạ lưu đồng bằng châu thổ, miền Tây được xem là vùng đất mang vẻ đẹp mênh mang đầy thanh bình, của tự do hào sảng, của cái tình – tình người, tình sông, tình đất – khiến cho nhiều người tới đây, đều đi thương về nhớ, mong mỏi một ngày được quay trở lại.
Mùa nước nổi, mùa buồn, mùa vui của người dân miền Tây
Du lịch miền Tây những năm gần đây đã bắt đầu phát triển khi được quan tâm và quảng bá nhiều hơn trước. Du khách trong nước và quốc tế đặc biệt ưa thích trải nghiệm du lịch sông nước kết hợp với tham quan miệt vườn ăn trái, hay hình thức hóa thân thành người nông dân miền Tây trong bộ bà ba sinh hoạt như một người dân địa phương đích thực.
Khi hết mùa nước nổi cũng là chuẩn bị cho mùa xuân, mùa của những vựa hoa trên sông nước
1. Du lịch sông Tiền – Khám phá “tứ linh”
Được gọi với cái tên mỹ miều, “tứ linh” tức bộ bốn cồn Long – Lân – Quy – Phụng chia đều 2 bên bờ sông Tiền, là một bức tranh tiêu biểu nhất cho miền sông nước của 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Ngay từ lúc đứng trên cầu Rạch Miễu, cũng là ranh giới hành chính của 2 tỉnh, du khách đã có thể chiêm ngưỡng cùng lúc cả 4 cồn xanh mướt mắt trải dài theo dòng sông Tiền. Về vị trí địa lý cồn Long và cồn Lân hiện thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh tiền Giang còn cồn Quy, cồn Phụng lại thuộc địa giới huyện Châu Thành xứ dừa Bến Tre.
Miền Tây không có núi non hùng vĩ như miền Bắc nhưng luôn mang vẻ đẹp rất bình dị
Đừng quên thưởng thức những đặc sản làm từ dừa của mảnh đất Bến Tre, Tiền Giang…
Chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh chừng 70km theo đường QL1A hướng cao tốc Trung Lương (bạn cũng có thể đi qua cầu Mỹ Lợi), rất dễ dàng để có thể tìm đến bến phà Tân Long, là nơi xuất phát cho hành trình khám phá tứ linh này. Một ngày trải nghiệm cùng lúc 4 cồn với những đặc trưng riêng biệt chắc chắn sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc nhất tới du khách: từ việc len lỏi kênh rạch chằng chịt lau sậy trên những chiếc thuyền ba lá, cưỡi ngựa thăm quan xưởng sản xuất kẹo dừa, thưởng thức cây ăn trái trong không gian “đờn ca tài tử”…
Cuộc sống của người miền Tây gắn chặt với sông nước và những con lũ mùa nước nổi
2. Rừng tràm Trà Sư
Tiếp tục với hành trình xuôi về phía Nam, chúng ta đến với các vườn – rừng quốc gia, khu sinh thái đặc chủng miền sông nước, nơi đất rừng phương Nam hiện ra với khung cảnh thiên nhiên hoang dã và thuần chất nhất trải dài theo vòng xoay 13 tỉnh miền Tây. Từ rừng quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang đến U Minh Hạ – Cà Mau, từ khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đến Vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp, và không thể không kể đến rừng tràm Trà Sư thuộc tỉnh An Giang. Đặc điểm chung đây đều là những nơi được quy hoạch khai thác du lịch kết hợp bảo tồn quy mô lớn và là niềm tự hào của tỉnh.
Video đang HOT
Rừng tràm Trà Sư là khu sinh thái rất độc đáo của miền Tây, càng đẹp hơn trong mùa nước nổi
Hàng trăm loại động thực vật đặc hữu cũng như hệ thống kênh rạch chằng chịt để bạn khám phá cả ngày
Rừng tràm Trà Sư nằm tại địa bản xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là nơi có hệ sinh thái điển hình vùng ngập nước phía Tây sông Hậu, với 850ha rừng tràm vươn mình lên giữa thảm bèo xanh mướt giăng kín mặt nước. Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, rừng tràm Trà Sư cũng là nơi hiếm hoi quanh năm xanh mướt một màu. Được một lần dạo thuyền vỏ lái, hay tên gọi tắc ráng, len lỏi trên những “con đường bèo màu xanh”, tay mơn man dòng nước mát, mắt ngắm nhìn hệ nguyên sinh đặc sắc nơi đây, hẳn sẽ là một kỷ niệm khó quên.
Cánh đồng Tà Pạ mùa nước nổi xanh mướt một màu
3. Chợ nổi Cái Răng, Ngã Bảy
Nhắc đến miền Tây là phải nhắc đến văn hóa chợ nổi. Với đặc thù kênh rạch đan xen chằng chịt, sinh hoạt buôn bán thông thương cũng được người miền Tây thực hiện ngay trên thuyền mà họ sinh sống. Nhu cầu giao thương, trao đổi hàng hóa trải qua hàng trăm năm đã hình thành lên các chợ nổi. Có tiếng nhất phải kể đến chợ nổi Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), chợ nổi Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long), chợ nổi Phụng Hiệp (hay chợ Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng). Và đặc biệt nhất cũng là nổi tiếng nhất chính là chợ nổi Cái Răng của tỉnh Cần Thơ, luôn là điểm đến hút du khách nhất.
Tham dự các phiên chợ nổi là trải nghiệm “phải làm” khi tới miền Tây
Nơi cuộc sống của người dân gắn liền với những con thuyền lênh đênh trên sông nước
4. Lướt vỏ lái về mũi cực Nam – Cà Mau
Mũi Cà Mau được coi là điểm cực Nam tổ quốc, thuộc địa phận xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển và cách trung tâm thành phố Cà Mau chừng 100km. Do rất gần biển nên tại đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Ước muốn được một lần trong đời đặt chân đến vùng tận cùng của đất nước chính là mơ ước của rất nhiều người con đất Việt, cũng khiến cho hành trình về Cà Mau luôn là điểm nóng nhất của du lịch miền Tây.
Đất Mũi Cà Mau – nơi cực Nam của tổ quốc
Nơi đây được ví như mũi tàu vươn mình ra biển khơi
Từ thị trấn cuối cùng của Tổ quốc – thị trấn Năm Căn, có rất nhiều phương tiện để đến với mũi Cực Nam, từ cano đến đường bộ ra tận đất Mũi, nhưng có lẽ hấp dẫn du khách nhất chính là những mũi thuyền vỏ lãi lướt sóng trên sông Cửa Lớn, một cảm giác rất mạo hiểm khi thoạt nhìn đây là phương tiện có vẻ nhìn rất “mong manh” trước sóng gió.
An Giang là vùng đất rất đặc biệt và độc đáo giữa miền Tây mênh mông đồng ruộng
5. An Giang – vùng đất Bảy núi
An Giang cùng với Đồng Tháp là hai tỉnh đầu nguồn của dòng sông Tiền sông Hậu, là nơi cảm nhận những con nước lên xuống rõ nhất. Cùng với Kiên Giang, An Giang cũng là tỉnh có những ngọn núi ở miền Tây mà người ta thường gọi với cái tên vùng đất Bảy núi. Với đặc trưng là nhiều dân tộc sinh sống như người Chăm, Khmer… nên văn hóa lịch sử của vùng đất đầu nguồn con nước này rất thú vị để bạn có thể khám phá.
Lễ hội đua bò chùa Rô thường được tổ chức vào khoảng tháng 9 hàng năm
Lễ hội nhổ mạ và cấy lúa cũng được bắt đầu ngay sau hội đua bò
Cả những ngôi chùa hàng trăm năm tuổi, cả những cánh đồng thốt nốt ở Tịnh Biên, hồ trên núi trong vắt Tà Pạ. Đắm mình trong hàng chục lễ hội đặc sắc như đua bò chùa Rô, đua bò Bảy núi, lễ hội nhổ mạ xuống đồng cấy lúa… hay đơn giản là lênh đênh sông nước thưởng thức vô vàn món đặc sản mà chỉ có ở mùa nước nổi miền Tây.
Hồ Tà Pạ trong xanh trên núi
Những ngôi chùa Khmer độc đáo là điểm đến không thể bỏ qua khi tới An Giang
An Giang có rừng tràm Trà Sư, kênh Vĩnh Tế, có làng Chăm Đa Phước với nhà thờ Hồi giáo Mubarak độc đáo, với những tấm lụa được dệt thủ công hay câu chuyện đi tu để thành người của con trai Khmer… Tất cả đều hiện rõ trong cuộc sống hàng ngày nơi mảnh đất biên viễn, nơi vui buồn mỗi khi nước lũ dâng cao.
Theo dep.com.vn
Thăm miền Tây dịp Tết Dương lịch, đi mãi chẳng hết chỗ chơi
4 ngày nghỉ Tết Dương là khoảng thời gian hợp lý cho các tín đồ du lịch xách ba lô lên và khám phá hết miền Tây thương nhớ.
Cánh đồng quạt gió (Bạc Liêu): Bạc Liêu là điểm đến quen thuộc với các tín đồ xê dịch khi tới miền Tây. Nơi đây sở hữu cánh đồng quạt gió có quy mô lớn nhất Việt Nam, là điểm check-in nổi như cồn được giới trẻ yêu thích. Nhà máy điện giới thuộc địa phận ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) khoảng 20 km. Ảnh: Minhphuong.mipu, 50.01.kg.
Tham quan nhà công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu): Công tử Bạc Liêu đã trở thành giai thoại nổi tiếng mảnh đất miền Tây sông nước. Ngôi nhà của vị công tử lẫy lừng này tọa tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Với thiết kế theo phong cách Pháp, đây từng được xem là dinh thự hoành tráng nhất Nam Kỳ lục tỉnh đầu thế kỷ 20. Du khách đến đây ngoài việc tham quan, chiêm ngưỡng căn nhà, còn được nghe lại lịch sử về công tử ăn chơi khét tiếng nhất miền Nam một thời. Ảnh: Esleyy_pham.
Làng nổi Tân Lập (Long An): Du lịch tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long, du khách nhất định phải ghé làng nổi ẩn mình trong rừng tràm xanh ngút ngàn ở Long An. Làng Tân Lập thuộc địa phận xã Mộc Hóa, còn có tên gọi khác là rừng tràm Tân Lập. Tới đây, bạn sẽ được khám phá con đường mòn xuyên rừng, chiêm ngưỡng những rặng tràm cao ngút trời, xanh mát.Ảnh: le.quynh.98.
Rừng tràm Trà Sư (An Giang): Rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên (An Giang), có diện tích khoảng 850 ha với hệ sinh thái phong phú. Vào mùa nước nổi, rừng tràm là điểm "sống ảo" quen mặt với các tín đồ du lịch. Tại đây, bạn sẽ được ngồi xuồng để thưởng ngoạn vẻ đẹp của khu rừng ngập mặn. Ảnh: Hoàng Minh Thương.
Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp): Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có diện tích đất ngập nước lớn nhất vùng Đồng Tháp Mười. Vườn Tràm Chim được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 4 của Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới với hơn 232 loài chim với nhiều loại quý hiếm như công đất, giang sen, điên điển, cò quắm, cò thìa... Đặc biệt, vườn là nơi cư ngụ của sếu đầu đỏ - loài chim có trong danh sách đỏ thế giới về những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Nơi đây là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thiên nhiên, thích khám phá. Ảnh: Kyleledotnet.
Chùa Phước Kiển (Đồng Tháp): Phước Kiển Tự là ngôi chùa nhỏ ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp mang lối kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á đặc trưng. Điều đặc biệt ở ngôi chùa này là khu vực ao sen có những lá sen khổng lồ cõng được người. Theo lời người dân địa phương, loài sen này xuất hiện trong ao của nhà chùa từ năm 1992 và tồn tại cho đến bây giờ. Không ai biết tên gọi chính xác của chúng nên người ta thường gọi bằng nhiều tên khác nhau. Có người gọi là sen vua, có khi gọi là súng nia, cây nong tằm... Khách du lịch đặc biệt hứng thú khi check-in bên những lá sen khổng lồ ở chùa Phước Kiển. Ảnh: Vntrip, hueandsuntravel.
Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ): Nhắc đến Cần Thơ,chắc hẳn ai cũng biết đến chợ nổi Cái Răng. Khu chợ mang đậm nét văn hóa của người miền Tây sông nước. Bạn có thể tìm mua đủ loại nông, hải sản tại chợ nổi này. Ngoài ra, ngồi xuồng check-in, lênh đênh trên dòng sông Cần Thơ cũng là một trải nghiệm thú vị với khách du lịch. Ảnh: Jiaafuu.
Chùa Dơi (Sóc Trăng): Chùa Dơi có kiến trúc Khmer đặc trưng, hòa trộn giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Campuchia, là địa danh nổi tiếng tại tỉnh Sóc Trăng. Tên gọi của chùa gắn liền với hiện tượng hàng nghìn con dơi từ cánh rừng gần đó thường kéo về đậu ở sân chùa vào mỗi chiều. Các vị sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là phước lành nhà Phật cho ngôi chùa này nên họ rất tích cực bảo vệ bầy dơi. Ảnh: Kristy.nguyen93.
Cù lao Thới Sơn (Tiền Giang): Cù lao Thới Sơn còn có tên gọi khác là cồn Thái Sơn hay cồn Lân, nằm ở hạ lưu sông Tiền, thuộc xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Cù lao này là điểm du lịch miệt vườn lý tưởng tại miền Tây. Đến với cù lao Thới Sơn, du khách sẽ được trải nghiệm hình thức du lịch đặc trưng của vùng sông nước như đi xuồng quanh rừng ngập mặn, nghe đờn ca tài tử, thăm vườn trái cây... Ảnh: Maimai.2012, Yan_yan.
Theo zing
Vẻ đẹp bình dị hiếm có của chợ nổi Cái Răng Chợ nổi Cái Răng là một trong ba chợ nổi lớn nhất Cần Thơ. Vẻ đẹp bình dị, đời thường, cảnh sinh hoạt làng quê đã tạo nên cảnh đẹp hiếm có của địa danh này. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp dân dã của chợ nổi Cái Răng Chợ nổi Cái Răng ở trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung...