5 tính năng ưu việt của sát thủ siêu âm thầm lặng tầm xa Checkmate
Dưới đây là 5 tính năng nổi bật nhất có thể khiến chiến đấu cơ tàng hình Checkmate trở nên hấp dẫn trên thị trường xuất khẩu.
Chiến đấu cơ tàng hình Checkmate dự kiến sẽ được đưa vào trang bị từ năm 2026 và sẽ là dòng máy bay chiến đấu một động cơ đầu tiên của Nga được vận hành sau 51 năm kể từ khi MiG-27 gia nhập Không quân Liên Xô vào năm 1975.
Checkmate được cho sẽ sở hữu nhiều tính năng chiến kỹ thuật ưu việt. Nguồn: militarywatchmagazine.com
Sau F-35, Checkmate là tiêm kích thế hệ năm thứ hai sử dụng một động cơ. Checkmate nhẹ hơn đáng kể và ít phải bảo dưỡng hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm nào khác. Hiện tại J-20 và F-35 là những máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được sản xuất quy mô lớn, F-22 gặp khó khăn phải chấm dứt sản xuất trong vòng chưa đầy 4 năm sau khi chiếc đầu tiên đi vào hoạt động, công suất sản xuất Su-57 đang ở mức rất thấp (chỉ 5 chiếc dự kiến sẽ được đưa vào trực chiến vào cuối năm 2021).
Checkmate không được hỗ trợ kinh phí từ chính phủ Nga mà từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, có tiềm năng thành công lớn trên thị trường xuất khẩu với hơn 300 chiếc dự kiến sẽ được sản xuất. Được coi là sự kế thừa tự nhiên của MiG-29 đang được sử dụng rộng rãi, nó có thể thay thế các mẫu máy bay chiến đấu cũ hơn như F-16, MiG- 21 và MiG-23, phần lớn sẽ bị loại biên từ năm 2025-2035.
Vũ khí không đối không tiến tiến
Tên lửa không đối không có tầm xa nhất trong quân đội Mỹ là AIM-120D, tầm tấn công 180 km, trong khi hầu hết các chiến đấu cơ của Mỹ và đồng minh sử dụng AIM-120C, có tầm bắn 105 km; hoặc thậm chí là các tên lửa cũ hơn, chẳng hạn như AIM-120B hoặc AIM-7, có tầm bắn ngắn hơn.
Với tốc độ bay Mach 6, R-37 là tên lửa không đối không nhanh nhất và tầm xa nhất trên thế giới. Ban đầu được phát triển cho máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound của Không quân Nga, tên lửa này sau đó đã được thu nhỏ và trở thành thế hệ thứ hai của tên lửa không đối không tầm xa thời hậu Xô viết kế nhiệm R-77, được phát triển như một sự kế thừa của R-27 vào những năm cuối Chiến tranh Lạnh.
Checkmate sẽ được tích hợp R-37M, với radar AESA mạnh, cho phép dẫn đường cho tên lửa tới các mục tiêu cách xa 400 km, mang lại cho Checkmate lợi thế áp đảo trong chiến đấu ngoài tầm nhìn. Trong tương lai, máy bay này có thể sẽ được tích hợp các tên lửa không đối không và không đối đất tầm xa có khả năng bay với vận tốc siêu âm.
Khả năng tàng hình
Là máy bay thế hệ thứ năm, Checkmate đang được thiết kế như một máy bay chiến đấu tàng hình và dù ít chú trọng đến tiết diện phản xạ radar, nó vẫn được cho là sẽ có hệ số này thấp hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác của Nga và bất kỳ máy bay chiến đấu có người lái nào được phát triển bên ngoài Trung Quốc hoặc Mỹ trong ít nhất một thập kỷ sau khi nó đi vào hoạt động vào năm 2026.
Máy bay này có một cửa hút khí duy nhất dưới thân máy bay, là cửa hút siêu âm không chuyển hướng, không chỉ đảm bảo cung cấp luồng không khí ổn định cho động cơ, tránh các hệ thống cơ khí và điều khiển phức tạp, giúp chặn mặt quạt động cơ khỏi sóng radar từ hầu hết các góc độ. Được kết hợp với tên lửa R-37M và bộ cảm biến mạnh, bao gồm radar AESA tín hiệu radar của máy bay sẽ giảm đáng kể. Checkmate sẽ là một máy bay khó bị khóa và sẽ được tối ưu hóa để tiêu diệt mục tiêu tầm xa.
Chi phí bảo trì thấp
Các máy bay chiến đấu một động cơ thường được đánh giá cao do yêu cầu bảo dưỡng thấp mà F-35 gặp khó khăn là ngoại lệ đáng chú ý duy nhất trong những năm gần đây. Một trong những tính năng hấp dẫn nhất của Checkmate là chi phí vận hành và nhu cầu bảo dưỡng thấp hơn nhiều so với Su-57, thậm chí có thể so với Su-30 hoặc Su-35. Checkmate sẽ đặc biệt hấp dẫn trên quan điểm bảo trì đối với các quốc gia đang vận hành hoặc có ý định vận hành máy bay chiến đấu Su-57 do sự giống nhau giữa chúng, đặc biệt là động cơ.
Chi phí vận hành là phần lớn chi phí của máy bay chiến đấu trong suốt thời gian tồn tại của nó chứ không phải chi phí mua, do đó, việc chế tạo và vận hành tương đối rẻ có thể sẽ là chìa khóa thành công của Checkmate – giống như đối với MiG-21 của Liên Xô và F-16 của Mỹ. Dễ dàng bảo trì cũng cho phép các nhà khai thác duy trì tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu cao.
Siêu hành trình và siêu cơ động
Hiệu suất bay ấn tượng của Checkmate sẽ là một yếu tố chính, với máy bay chiến đấu được cho là có khả năng siêu chính xác cho phép nó bay siêu âm trong khoảng cách xa mà không cần sử dụng bộ đốt sau kém hiệu quả về nhiên liệu. Đây là một tính năng mà đối thủ cạnh tranh của nó mà F-35 còn thiếu, và máy bay phản lực tàng hình mới sẽ là một trong số rất ít máy bay một động cơ có khả năng làm được như vậy.
Liên Xô là quốc gia đầu tiên có được máy bay phản lực chiến đấu có thể bay siêu thanh trong thời gian dài và được chế tạo để không chiến, sau khi đưa vào sử dụng MiG-31 Foxhound vào năm 1981, mặc dù về mặt kỹ thuật đây không phải là một khả năng siêu tốc.
Tính năng này chỉ mới được tích hợp trên các máy bay chiến đấu hiện đại gần đây. Theo các nguồn tin, Checkmate cũng sẽ sử dụng động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, mặc dù vẫn chưa chắc chắn liệu động cơ này có được tích hợp cho tất cả các biến thể hay không do chi phí cao của nó. Điều này sẽ cung cấp khả năng cơ động cực cao và hiện chỉ được sử dụng trên các máy bay chiến đấu Su-35, Su-57 và J-10C của Trung Quốc.
Cất hạ cánh ngắn
Khi đi vào hoạt động, Su-57 đã được các phương tiện truyền thông Nga đặc biệt ca ngợi vì khả năng hoạt động từ đường băng ngắn, trái ngược với các máy bay hạng nặng thời Chiến tranh Lạnh như MiG-25 vốn yêu cầu đường băng rất dài để cất và hạ cánh. Checkmate được cho là có thể hoạt động từ các bãi đáp thậm chí ngắn hơn so với “người anh” nặng hơn của nó, điều này cực kỳ hữu ích khi đối mặt với các cuộc tấn công của kẻ thù từ các sân bay nhà.
Giống như các máy bay hạng trung và hạng nhẹ được chế tạo để triển khai gần tiền tuyến hơn, Checkmate gần như chắc chắn sẽ được thiết kế để hoạt động từ những sân bay ngắn và đường băng xấu mà máy bay chiến đấu phương Tây không thể sử dụng – một lợi thế có tính quyết định, rất quan trọng để duy trì máy bay hoạt động trong trường hợp chiến tranh lớn xảy ra.
Ấn Độ "mê" tiêm kích tàng hình Checkmate của Nga vừa ra mắt
Không quân Ấn Độ hiện chưa có chiến đấu cơ nào tương tự J-20 của Trung Quốc và New Delhi muốn nâng cấp năng lực quân sự bằng việc mua siêu tiêm kích tàng hình Checkmate thế hệ thứ 5 của Nga.
Nguyên mẫu siêu tiêm kích Checkmate được trình làng tại MASK 2021 (Ảnh: Bloomberg).
tBáo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 26/7 dẫn lời các nhà phân tích quân sự cho biết, Ấn Độ muốn mua siêu tiêm kích tàng hình mới có tên Checkmate (Chiếu hết) của Nga để giúp đối đầu với lực lượng của Trung Quốc dọc theo biên giới tranh chấp.
Theo nguồn tin, hồi đầu tuần này, nhà sản xuất máy bay Nga Sukhoi đã "trình làng" nguyên mẫu của tiêm kích Checkmate mới tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế MAKS-2021 ở ngoại ô thủ đô Moscow.
Sukhoi cho biết, siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 này có tốc độ tối đa Mach 2, tầm hoạt động 3.000 km và tải trọng chiến đấu 7,4 tấn.
Checkmate dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2023 và việc bàn giao có thể bắt đầu vào năm 2026. Nga có kế hoạch sản xuất 300 tiêm kích mới này trong vòng hơn 15 năm để thay thế các phi đội máy bay chiến đấu đã già cỗi của họ
Ông Putin "mục sở thị" tiêm kích mới của Nga cạnh tranh với F-35 Mỹ
Chi tiết về công nghệ được sử dụng cho Checkmate vẫn chưa được công bố. Nhưng Wei Dongxu, một nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh cho rằng, thiết kế khí động học của loại tiêm kích mới này cho thấy nó có khả năng tàng hình tốt hơn so với Sukhoi Su-57, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga, vốn đã đi vào hoạt động vào tháng 12/2020.
Hiện thế giới chỉ có 3 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 khác đang hoạt động là Chengdu J-20 của Trung Quốc, F-22 và F-35 của Lockheed Martin của Mỹ. F-35 là tiêm kích tàng hình duy nhất có sẵn để bán, nhưng chỉ các đồng minh của Mỹ mới được mua.
Nhu cầu mua tiêm kích tàng hình ngày càng lớn như thế này khiến việc mua bán bị quá tải vì dây chuyền sản xuất của Lockheed Martin chỉ có thể cung cấp từ 100-200 chiếc mỗi năm.
Các nhà sản xuất đã nhấn mạnh khả năng tàng hình và chi phí tương đối thấp của Checkmate, được kỳ vọng là điểm mang lại lợi thế bán hàng lớn của mặt hàng này. Theo Giám đốc tập đoàn quốc phòng và hàng không quốc gia Nga (Rostec), ông Sergei Chemezov, Checkmate sẽ có giá từ 25-30 triệu USD - một lợi thế về giá đáng kể so với F-35 khi tiêm kích của Mỹ này có giá ít nhất 100 triệu USD.
Giám đốc Chemezov còn cho biết thêm, Checkmate dự kiến sẽ trở thành chiến đấu cơ được các quốc gia ở Trung Đông, châu Á - Thái Bình Dương và châu Mỹ Latinh săn đón.
Ông Zhongping, nhà bình luận quân sự Trung Quốc và là cựu huấn luyện viên của quân đội Trung Quốc, cho rằng bên mua tiềm năng nhất sẽ là Ấn Độ, vốn là một trong những khách hàng lớn của Nga.
New Delhi được cho là đã thảo luận với tập đoàn Lockheed Martin về việc mua F-35, nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng. Trên thực tế, Ấn Độ rất mong muốn sở hữu một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 sau các cuộc đụng độ biên giới gay cấn với Trung Quốc ở vùng biên giới vốn luôn "nóng" giữa hai nước.
Sau cuộc đụng độ chết người này, Trung Quốc đã triển khai các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 là J-20 tới các sân bay tiền tiêu. Trong khi đó, màn đáp trả tốt nhất mà Ấn Độ có thể thực hiện là triển khai Dassault Rafales - một máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 do Pháp sản xuất.
Vẫn còn quá sớm để dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu Ấn Độ mua được máy siêu tiêm kích tàng hình Checkmate.
Nhưng một đối tượng khác cũng có thể bị tác động là chiến đấu cơ FC-31, một tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 khác của Trung Quốc và hiện vẫn đang được phát triển dành cho thị trường quốc tế.
Tiêm kích FC-31 có các thông số kỹ thuật gần giống với F-35, và đã trải qua một số sửa đổi kể từ chuyến bay đầu tiên vào năm 2012, nhưng hiện vẫn chưa rõ giá bán.
Vừa trình làng, tiêm kích mới của Nga đã châm ngòi "cuộc chiến" đặc biệt Mới chỉ được hé lộ nguyên mẫu đầu tiên nhưng tiêm kích Checkmate của Nga được cho sẽ kích hoạt một cuộc chiến quyết liệt giữa các cường quốc xuất khẩu quân sự thế giới. Toàn cảnh nguyên mẫu máy bay Checkmate (Ảnh: Aero Times). Tại triển lãm hàng không MAKS tuần trước diễn ra ở thủ đô Moscow, Nga đã khiến giới...