5 tiêu chí để đánh giá khả năng kiểm soát dịch Covid-19 tại Việt Nam
Trong giai đoạn bình thường mới, ngành y tế chấp nhận sẽ có số ca mắc nhất định trong cộng đồng, tuy nhiên, độ phủ vaccine phòng Covid-19 phải thật cao.
Trong dự thảo hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ do Bộ Y tế đang xây dựng, ngành y tế có điều kiện các địa phương sẽ chấp nhận có số ca mắc nhất định trong cộng đồng để tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, sinh hoạt của người dân.
Chấp nhận có số ca mắc nhất định trong cộng đồng
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″.
Theo Bộ Y tế, hướng dẫn này được xây dựng căn cứ trên hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kinh nghiệm và lộ trình mở cửa của gần 40 nước, thực tiễn và quy định phòng, chống dịch tại Việt Nam. Đồng thời, đây còn là tổng hợp tiếp thu ý kiến góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia, các bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
Đường phố TP.HCM trong những ngày tăng cường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Ảnh: Quỳnh Danh.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), cho hay mục tiêu của hướng dẫn là hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do Covid-19; Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân; Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, dự thảo hướng dẫn đã cho phép nhiều hoạt động được thực hiện, kể cả khi có dịch.
“Thích ứng” ở đây là ở mức bình thường mới, đồng nghĩa việc chúng ta không theo đuổi không có ca mắc Covid-19 mà chấp nhận có số ca mắc nhất định trong cộng đồng để tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, sinh hoạt của người dân.
Tuy nhiên, địa phương cần duy trì và tăng cường triển khai các biện pháp dự phòng để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và điều chỉnh linh hoạt với thực tiễn. Các trường hợp mắc trong cộng đồng vẫn cần phải phát hiện sớm, khoanh vùng ở phạm vi hẹp nhất có thể, cách ly, điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Người dân TP Thủ Đức được xét nghiệm tầm soát Covid-19 trong đợt cao điểm xét nghiệm diện rộng tại TP.HCM từ 20/9 đến 30/9. Ảnh: Duy Hiệu.
Các trường hợp F1 vẫn cần được cách ly phù hợp để ngăn chặn nguồn lây nhiễm. Về phía người dân, nguyên tắc 5K cần được tuân thủ nghiêm ngặt.
Nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp này, việc mở cửa không có kiểm soát sẽ gây ra hệ luỵ rất lớn đối với sức khoẻ và tính mạng của người dân, có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong.
5 chỉ số điều kiện đánh giá cơ bản
Dự thảo hướng dẫn đã đưa ra 2 nhóm chỉ số để đánh giá mức độ lây nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế; đảm bảo khả thi trong quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương, đến cấp xã, phường và quy mô nhỏ hơn.
Cụ thể, có 5 chỉ số, điều kiện đánh giá cơ bản gồm 3 chỉ số nền bắt buộc nhằm đảm bảo tỷ lệ tử vong cũng như đảm bảo cho hệ thống y tế có thể đáp ứng ở mức độ cao nhất. Hai chỉ số còn lại phản ánh việc phân loại cấp độ dịch.
3 chỉ số nền:
- Chỉ số 1: 80% người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vaccine.
- Chỉ số 2: 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có 2 bình oxy và 100% huyện xây dựng kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động.
- Chỉ số 3: Tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng; bảo đảm tối thiểu 2% số giường hồi sức cấp cứu (ICU) trên tổng số ca bệnh theo dự báo tình hình dịch tại địa phương ở cấp độ 4 tại các cơ sở y tế của tỉnh/thành phố.
Lực lượng shipper xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19 tại quận Gò Vấp. Ảnh: Duy Hiệu.
2 chỉ số phân loại cấp độ dịch:
- Chỉ số 4: Số ca mắc mới/100.000 dân/tuần.
- Chỉ số 5: Tỷ lệ người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng Covid-19.
Căn cứ vào các chỉ số này, các địa phương có thể dựa vào đó để phân loại các cấp độ dịch, gồm 4 cấp: nguy cơ thấp (bình thường mới); nguy cơ trung bình; nguy cơ cao; nguy cơ rất cao.
Đây sẽ là hướng dẫn khung, trên cơ sở đó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương tự đánh giá cấp độ dịch tại cấp xã và quy mô nhỏ hơn như thôn, xóm, tổ đội, khóm, ấp, từ đó đưa ra các cấp độ tương ứng với gồm biện pháp hành chính, y tế và biện pháp đối với cá nhân người dân.
Tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 với các địa phương diễn ra ngày 25/9, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, hiện nay, có nhiều tỉnh, thành phố không có ca mắc nhưng cũng phải áp dụng tiêu chí cấp độ dịch này và để đánh giá phù hợp với tình hình mới, không chỉ áp dụng theo tỷ lệ tiêm.
Đặc biệt, đối với các xã/phường, nếu không có ca mắc vẫn áp dụng các hoạt động kinh tế – xã hội bình thường. Còn nếu không đạt được chỉ số thứ hai, thứ ba, không được giảm cấp độ dịch hiện tại.
Đồng thời, Bộ trưởng Y tế cũng nhấn mạnh: Đây là văn bản quan trọng điều chỉnh toàn bộ chiến lược, phương thức để ứng phó với dịch Covid-19 trong thời gian tới.
8 tỉnh được đánh giá đang kiểm soát tốt dịch Covid-19
6/8 tỉnh đều có xu hướng giảm mạnh số bệnh nhân Covid-19 so với tuần liền kề. Có 2 tỉnh tăng về tổng ca mắc, tuy nhiên số ca cộng đồng lại giảm liên tục, đạt đủ tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, nước ta đang có 23 địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường thực hiện giãn cách xã hội. Từ ngày 22/8 - 4/9, tại các tỉnh này ghi nhận 169.703 ca mắc Covid-19. Trên cơ sở tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, 23 địa phương trên được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Đang kiểm soát tốt dịch bệnh, gồm 8 địa phương: Sóc Trăng, Bình Phước, Bến Tre, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Nai, Phú Yên.
Nhóm 2: Đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch, gồm 11 địa phương: Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng.
Nhóm 3: Cần tiếp tục nỗ lực, triển khai quyết liệt các giải pháp để thực hiện được tiêu chí kiểm soát dịch, gồm 4 địa phương: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang.
Dưới đây là tổng số ca Covid-19 (bao gồm cả ca cộng đồng và ca đã cách ly) ghi nhận 2 tuần gần đây tại 8 tỉnh đang kiểm soát tốt dịch bệnh.
Đa số các tỉnh đều có xu hướng giảm mạnh số bệnh nhân so với tuần liền kề. Có 2 tỉnh tăng về tổng ca mắc, tuy nhiên lại có số ca cộng đồng giảm liên tục, đạt đủ tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế.
Trong hướng dẫn Tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (Bộ Y tế ban hành ngày 19/8), một địa bàn kiểm soát được dịch Covid-19 khi đáp ứng các tiêu chí sau:
Nhóm chỉ số về mắc mới Covid-19 đạt 3 tiêu chí nhỏ:
- Số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch.
- Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm dương tính/số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục trong vòng 14 ngày.
- Địa bàn không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 7 ngày.
Nhóm chỉ số về nguy cơ lây nhiễm cần đạt 4 tiêu chí nhỏ:
- Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ rất cao (theo hướng dẫn đánh giá tại Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021).
- Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ cao.
- Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ.
- Tăng tối thiểu 30% các huyện, xã ở mức bình thường mới.
Kiểm soát chặt chẽ điểm đầu, điểm cuối chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa Chiều 21/8, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) gửi công văn khẩn số 8675/BGTVT-VT tới Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở GTVT - Xây dựng Lào Cai đề nghị các ngành, các cấp tại các địa phương phối hợp kiểm soát dịch COVID-19. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 diễn ra phức tạp ở nhiều địa...