5 thuyền viên mệt mỏi, hoảng loạn trên 2 tàu cá sắp chìm
Các thuyền viên gặp nạn mệt mỏi, hoảng loạn khi tàu mất khả năng điều động, trôi dạt nhanh và có thể bị sóng đánh chìm đã được lực lượng chức năng cứu nạn kịp thời.
Lúc 0h32 ngày 22/2, sau nhiều giờ nỗ lực hành trình vượt sóng dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lực lượng cứu nạn hàng hải đã đưa 5 thuyền viên gặp nạn cùng 2 tàu ĐNa 91197 TS và ĐNa 91119 TS về đến Đà Nẵng an toàn.
5 thuyền viên của 2 tàu gặp nạn sau khi được chăm sóc y tế tích cực sức khỏe đã bình phục, tinh thần ổn định và được bàn giao cho cơ quan chức năng theo quy định.
Trước đó, vào lúc 19h15 ngày 20/2, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng Việt Nam ( Cục Hàng hải Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải) nhận được thông tin từ ông Lê Vũ (sinh năm 1996) là thuyền trưởng tàu ĐNa 91197 TS cấp báo hiện tàu đang bị hỏng máy, thả trôi dưới điều kiện thời tiết xấu trên vùng biển Quảng Nam tại vị trí 15055N – 108055E.
Các thuyền viên đã nỗ lực khắc phục sự cố trong nhiều giờ nhưng không thành công, thuyền trưởng yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp.
Tàu SAR 412 lai dắt 2 tàu cá gặp nạn vào bờ (Ảnh: Danang MRCC)
Video đang HOT
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã phát thông báo hàng hải kêu gọi các tàu thuyền trong khu vực đến hỗ trợ cho tàu ĐNa 91197 TS, hướng dẫn các thuyền viên gặp nạn chuẩn bị trang thiết bị cứu sinh, phương án đảm bảo an toàn và kiểm tra khắc phục sự cố.
Đến 22h cùng ngày, trong khu vực không có tàu thuyền có khả năng hỗ trợ, diễn biến thời tiết tại hiện trường ngày một xấu với sóng cao trên 3 m, gió Đông Bắc giật cấp 7 – 8, nước đã tràn vào tàu, các thuyền viên gặp nạn mệt mỏi, hoảng loạn khi tàu mất khả năng điều động, trôi dạt nhanh và có thể bị sóng đánh chìm.
Lực lượng cứu nạn đã lai dắt được 2 tàu gặp nạn vào bờ (Ảnh: Danang MRCC).
Trước tình hình nguy cấp của tàu ĐNa 91197 TS, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hàng hải và đe dọa sinh mạng của 3 thuyền viên trên tàu, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, Trung tâm đã điều động tàu SAR 412 khẩn trương rời cầu thực hiện nhiệm vụ cứu nạn thuyền viên tàu ĐNa 91197 TS.
Lúc 1h5 rạng sáng ngày 21/2, lực lượng cứu nạn hàng hải đã tiếp cận hiện trường và triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn thuyền viên tàu ĐNa 91197 TS.
3 thuyền viên gặp nạn được đưa lên tàu SAR 412 trong tình trạng tinh thần hoảng loạn, sức khỏe suy yếu sau nhiều giờ chống chọi với thời tiết, nỗ lực tát nước cứu tàu và đã được đội ngũ y tế chăm sóc y tế tích cực, trấn an tinh thần.
Lực lượng cứu nạn hàng hải bàn giao các thuyền viên gặp nạn cho lực lượng chức năng (Ảnh: Danang MRCC).
Tàu ĐNa 91197 TS được lực lượng cứu nạn hàng hải nhanh chóng triển khai các biện pháp chống chìm và hỗ trợ lai dắt về đất liền để bảo toàn tài sản cho bà con.
Lúc 3h25 cùng ngày (21/2), trên hành trình đưa các thuyền viên gặp nạn cùng tàu ĐNa 91197 TS về đất liền, Trung tâm tiếp tục nhận được thông tin tàu ĐNa 91119 TS gồm 2 thuyền viên bị hỏng máy chính, mất khả năng điều động, thả trôi trên vùng biển tỉnh Quảng Nam và đang hứng chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt vượt quá khả năng chịu đựng của tàu và thuyền viên. Nước tràn vào tàu và có nguy cơ chìm, thuyền trưởng yêu cầu cứu nạn khẩn cấp.
Trước tình hình trên, sau khi khẩn trương lập các phương án tìm kiếm cứu nạn tối ưu, tàu SAR 412 nhận lệnh tiếp tục nỗ lực vượt sóng gió, di chuyển đến hiện trường gặp nạn để thực hiện nhiệm vụ cứu nạn thêm tàu ĐNa 91119 TS.
Vượt qua điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lúc 4h cùng ngày, tàu SAR 412 lai dắt tàu ĐNa 91197 TS đến vị trí gặp nạn của tàu ĐNa 91119 TS, triển khai nhiệm vụ và đã kịp thời cứu nạn thêm 2 thuyền viên, tiến hành chăm sóc y tế các thuyền viên gặp nạn và tiếp tục hỗ trợ lai dắt cùng lúc 2 tàu ĐNa 91119 TS và ĐNa 91197 TS về đất liền.
Đề xuất 4 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản qua đường biển
Theo ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, trước tình trạng ùn tắc hàng hóa nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, điều chuyển hàng hóa bằng đường bộ sang đường biển cho doanh nghiệp.
Sơ chế thanh long tại Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản Cát Tường (TP Mỹ Tho, Tiền Giang). Ảnh tư liệu: Minh Trí/TTXVN
Hiện nay, việc vận tải hàng hóa nông sản, hoa quả từ Việt Nam sang Trung Quốc được thực hiện theo hai phương thức chính: Vận tải đường biển đối với thị trường phía Bắc Trung Quốc (tuyến xa) và vận tải đường bộ đối với thị trường phía Nam Trung Quốc (tuyến ngắn, gần biên giới đường bộ của Việt Nam). Tuy nhiên, việc chuyển đổi phương thức vận tải nông sản từ đường bộ sang đường biển vẫn gặp nhiều khó khăn.
Để đẩy mạnh chuyển đổi phương thức vận chuyển hàng nông sản từ đường bộ sang đường biển, ông Hoàng Hồng Giang cho rằng, về cơ bản phải điều chỉnh được việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc theo đường chính ngạch để tránh rủi ro về mặt chính sách. Bởi vận tải đường biển dựa trên quan hệ cung cầu, các hãng tàu không thể bổ sung hoặc thiết lập tuyến mới trong thời gian ngắn để phục vụ khách hàng.
Cũng theo Phó Cục trưởng Hoàng Hồng Giang, để tiếp tục có giải pháp hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt nam sẽ phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) triển khai 4 giải pháp chính. Trong đó, cơ quan quản lý sẽ phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam làm việc với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết tạo nguồn hàng đủ lớn để ký hợp đồng vận tải dài hạn trực tiếp với hãng tàu.
Đồng thời, khẩn trương làm việc với hãng tàu có tuyến vận tải sang Trung Quốc để kêu gọi các hãng tàu bổ sung chỗ và vỏ container lạnh về Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong giai đoạn trước mắt; tuyên truyền, cung cấp thông tin để các chủ doanh nghiệp Việt Nam dịch chuyển số container đang ùn tắc tại biên giới sang vận tải bằng đường biển.
"Cục Hàng hải Việt Nam cũng phối hợp, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội, chủ hàng một số địa phương để xác định chính xác những khó khăn, đưa ra giải pháp đúng và trúng xử lý vấn đề. Quá trình dịch chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cảng biển bằng tàu biển rất cần sự đồng hành của Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành liên quan để đạt được hiệu quả cao nhất", ông Hoàng Hồng Giang chia sẻ.
Trước đó, Cục Hàng hải việt Nam đã làm việc với hãng tàu Hải An và khuyến khích hãng tàu mở tuyến. Hiện nay, hãng tàu đang tích cực nghiên cứu đánh giá tính khả thi và dự kiến có thể mở tuyến từ Cửa Lò đi cảng phía Nam Trung Quốc trong quý II/2022.
Nghiên cứu thí điểm 'cảng mở' tại cụm cảng container quốc tế Cái Mép Đại diện lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu. Tàu container CMA CGM CORTE REAL tải trọng 165.375 DWT, có chiều dài 365,5m cập cảng GERMALINK (nằm tại hạ...