5 thương hiệu chelsea boot nam đáng chú ý mùa Thu-Đông 2018
Thời khắc chuyển mùa cũng là dịp các quý ông bắt đầu hành trình chinh phục thời trang với những mẫu giày Chelsea boot nam phong cách cực kì thích hợp cho thời tiết Thu-Đông.
Những đôi giày Chelsea boot nam đang cho công chúng thấy sự trở lại vô cùng hoành tráng của mình. Với thời tiết đang dần chuyển mùa, trời bắt đầu se lạnh, đây chính là thời điểm rất thích hợp để sắm cho mình một đôi chelsea boot nam đấy!
Ảnh: FashionBean
Sparkes-Hall, thợ đóng giày của nữ hàng Victoria đã sáng chế ra loại giày này, mục đích ban đầu chỉ là để thay thế loại giày cưỡi ngựa có dây mà mọi người cho rằng đó là phần rất quan trọng và không thể bỏ ra khỏi thành phần của đôi giày. Thiết kế được sử dụng 2 miếng cao su lưu hóa may vào 2 bên hông của đôi chelsea boot giúp người mang thuận tiện hơn. Loại boot này lúc đầu có tên là Paddock boot. Và tên gọi Chelsea Boot được sử dụng ngày nay bắt nguồn từ nhóm “Chelsea Set” (là một nhóm bao gồm các nghệ sĩ, nhà làm phim cũng như nhà hoạt động xã hội trẻ nổi lên ở vùng King’s Road phía tây London).
Ảnh: Pinterest
Ảnh: Ties
Đây cũng là loại giày đa năng nhất mà nam giới cần có, sở hữu thân hình bóng mượt, lịch lãm như để tỏa sáng giữa đám đông. Tuy nhiên, khi bạn chọn mua 1 đôi chelsea boot nam, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ chất lượng của đôi giày. Dù là loại da cao cấp hay da buttery thì theo thời gian chúng sẽ thay đổi. Ngày nay, giày Chelsea boot nam có nhiều biến tấu khác nhau nhưng thường có chung một đặc điểm đó là chiều cao của giày sẽ cao hơn hoặc bằng mắt cá chân, mũi giày có thể nhọn cũng có thể bầu với gót giày thấp.
Ảnh: Serfan
Cũng giống như quần áo, bạn cần phải cẩn thận trong việc kết hợp chúng với nhau để tránh trường hợp thời trang không ăn nhập. Chelsea boot nam có thể đi chung với quần jeans và áo thun trắng và một chiếc áo khoác ở ngoài. Đơn giản thế thôi! Nếu bạn muốn trông đầy cá tính hơn, hãy thử nó với quần jean ôm, một chiếc áo sơ mi Oxford cùng với một áo khoác dạ xem sao nhé! Dưới đây là thương hiệu thời trang có những thiết kế Chelsea boots đáng chú ý.
H&M
Ảnh: H&M
Dòng thời trang cao cấp của hãng H&M được biết đến với những sản phẩm chất lượng nhưng cực kỳ hợp túi tiền của bạn. So với việc bỏ ra nửa tháng lương của mình để mua một đôi Chelsea boot nam cao cấp thì lựa chọn H&M là một sự đầu tư thông minh đấy. Không chỉ giúp bạn tiết kiệm được túi tiền của mình mà phong cách thiết kế sẽ tương đương với số tiền bạn sẽ bỏ ra.
Clarks
Ảnh: Clarks
Là một hãng giày lâu đời của Anh Quốc với lịch sử gần 200 năm, Clarks luôn là thương hiệu làm hài lòng bất kì vị khách hàng khó tính nào. Những đôi giày của Clarks luôn mang lại sự thoải mái và sự hấp dẫn của riêng nó cùng với những công nghệ tiên tiến đầy hứa hẹn của hãng.
Dr Martens
Ảnh: Dr Martens
Dr Martens được mệnh danh là một trong những thương hiệu sản xuất những đôi giày tốt nhất trên thế giới, với những thiết kế táo bạo. Dù nổi tiếng với những đôi giày với 8 cặp lỗ xỏ giày, nhưng có vẻ như họ cũng làm rất tốt trong việc sản xuất đôi chelsea boot nam mà vẫn giữ được tinh thần đặc trưng của hãng.
Saint Laurent
Video đang HOT
Ảnh: YSL
Nếu bạn đang tìm một đôi chelsea boot nam cổ điển và cao cấp, thì hãy đến ngay cửa hàng Saint Laurent đi. Thương hiệu thời trang cao cấp này đã tạo nên tên tuổi riêng của mình sau kỷ nguyên “rock n roll” của Hedi Slimane, và một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của họ là những đôi Chelsea boot tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đôi boot này rất phù hợp đi chung với một chiếc áo khoác da cùng với một thái độ thờ ơ của bạn đấy!
Mark & Spencer
Ảnh: Mark & Spencer
Những đôi giày của hãng Mark & Spencer nổi tiếng là một trong những đôi tốt nhất hiện nay. Với mức giá hơn 100$ xứng đáng với chất lượng cũng như thiết kế khéo léo, tỉ mỉ mà hãng đã làm ra. Kết hợp giữa thiết kế cổ điển cùng kiểu dáng mạnh mẽ đáng ngạc nhiên, đôi giày chelsea boot nam của Mark & Spencer sẽ cho bạn một phong cách không bao giờ lỗi thời với thời gian.
Theo elleman.vn
Thời trang may đo Bespoke Đẳng cấp vượt thời gian
Tuy Fast Fashion có đang chiếm lĩnh thị trường, nhưng Bespoke (thời trang may đo) vẫn giữ được phong độ gần 1 thế kỷ qua và luôn được xem là tầng giới đẳng cấp nhất của thế giới thời trang của các quý ông.
Khái niệm về "Bespoke" đó chính là những sản phẩm được làm ra dành chỉ cho chính bạn, chúng được xem là dịch vụ xa xỉ nhất. Một căn bếp hay một chai nước hoa đều có thể áp dụng hình thức này và khi nói đến quần áo, nó trở thành mốt thời trang may đo cao cấp nhất. Một bộ suit Bespoke được làm ra sẽ như một "lớp da" thứ hai của bạn, sẽ phản ánh tốt nhất mọi thứ về bạn từ tỉ lệ đo đạc cho đến phong cách của nó.
(Hình: Jonathan Pryce)
Và tất nhiên, hầu hết các dịch vụ xoay quanh thời trang may đo Bespoke rất đắt đỏ, nhưng nếu chúng ta có thể đưa ra quyết định đúng đắn, đó sẽ là khoản đầu tư có giá trị suốt đời và đồng nghĩa rằng bạn sẽ không cần phải tìm mua lại thêm một lần nào nữa.
Lịch sử của thời trang may đo Bespoke
Ít hơn một thế kỷ trước, tất cả mọi người đều mặc những trang phục Bespoke. Quần áo được làm gần như thủ công cho những khách hàng có thể chi trả và những cá nhân không đủ tiền, họ đành mặc những bộ trang phục "nhái" Bespoke.
Một xưởng may cũ của Henry Poole & Co năm 1944 (Hình: Commons)
Cuối những năm 1500, Robert Baker đã thành lập một doanh nghiệp may đầu tiên tại khu vực Piccadilly của London và đã trở thành nơi hội tụ của những thợ làm trang phục dành cho vua James I. Kể từ ấy, từ con đường Jermyn cho đến khu phố Savile Row đã trở thành trung tâm thương mại trang phục may đo nam cho vương quốc Anh. Có thể nói, thời trang may mặc có thể chưa bao giờ đậm chất Anh như thời kỳ này.
Chỉ đến khi vào những năm 1950, sự phát triển của công nghệ sản xuất hàng loạt đã cho phép quần áo được bán với mức giá rất rẻ, thời trang may đo dần trở nên phổ biến hơn với tất cả mọi người. Về điều này chúng ta có thể cảm ơn nhà tiên phong Montague Burton, người đã sáng lập ra chuỗi đường phố thời trang cao cấp và là nhà cung cấp những bộ trang phục may đo "de-mob" cho các binh sĩ trong Thế chiến thứ hai, với chất lượng tốt và giá thành thấp.
(Hình: Fashion Beans)
Không lâu sau, với sự chiếm lĩnh thị trường của dòng quần áo "off-the-peg" - hay còn gọi là Fast Fashion (Thời trang nhanh), quần áo được làm ra với số lượng lớn, giá rẻ, kiểu dáng đa dạng và ngày càng trở nên tinh tế hơn qua từng mùa, giúp chúng trở thành một hiện tượng "khủng" của ngành thời trang. Tuy nhiên, dòng thời trang may đo Bespoke cũng không mất đi đẳng cấp của chúng. Như khu Savile Row tại Anh quốc, đã trở thành nơi tập trung của những thợ may nổi tiếng, nơi khách hàng có thể đặt mua những bộ trang phục Bespoke không nhất thiết phải mốt nhất, nhưng họ đảm bảo khách hàng sẽ sở hữu những bộ trang phục tuyệt vời nhất và chỉ dành cho riêng mình. Con phố này đã từng phục vụ cho những tên tuổi nổi tiếng như tổng thống Joseph P. Kennedy Sr, nhà thiết kế Calvin Klein hay gần đây nhất là bộ frock coat của hoàng tử Harry và William trong lễ cưới của Harry và Meghan Markle. Do đó, thời trang may đo Bespoke dường như vẫn chiếm được tầm ảnh hưởng quan trọng trong thị trường, nhắn nhủ mọi người rằng đó không chỉ đơn thuần là thời trang dành riêng cho công sở, cho ngành luật sư, ngân hàng hay doanh nghiệp thôi.
Nhà may Anthony Sinclair đang điều chỉnh bộ trang phục Bespoke cho diễn viên người Scotland - Sean Connery trong bộ phim "From Russia With Love", 1963.
Những thương hiệu may đo tại phố Row cũng chia sẻ họ thường phục vụ cho những khách hàng có công việc cần đến thời trang may đo hằng ngày, nhưng sau 2 thập kỷ vừa qua, họ cũng phục vụ không ít khách hàng đơn thuần có sở thích với thời trang Bespoke. Hiện nay, thời trang may đo Bespoke cũng được đổi mới và cho ra đời nhiều phong cách, xu hướng hiện đại hơn.
Phân biệt thời trang may đo Bespoke và Made To Measure
Hầu hết chúng ta khó có thể phân biệt giữa thời trang may đo Bespoke và Made To Measure (MTM) và điều này là khó tránh khỏi. Nguyên nhân có thể do sự mập mờ trong việc phân loại các định nghĩa thời trang trong ngành công nghiệp này. Và với sự phát triển của xã hội hiện đại, đặc thù của hai xu hướng thời trang này cũng dần mở đi bởi những thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như yếu tố thủ công, được xem là nét đặc trưng riêng của Bespoke, nay cũng được tìm thấy trong thời trang may đo MTM ngày một nhiều. Ngược lại, người ta lại tìm thấy một số trang phục Bespoke cũng có sự hỗ trợ từ máy, điển hình như trong quá trình may quần tây.
Xưởng may của thương hiệu Huntsman tại con đường Savile Row. (Hình: Huntsman)
Tuy nhiên dù là xu hướng thời trang nào, cả Bespoke và MTM đều đòi hỏi yếu tố vừa vặn cho khách. Với dịch vụ Bespoke, rập thường được làm ra dựa vào khách hàng và sau đó sẽ được lưu lại cho những đơn đặt hàng trong tương lai. Đối với MTM, những thông số đã có sẵn từ rập mẫu, khách sẽ được đo lại để có thể điều chỉnh các thông số.
Để có thể phân biệt giữa thời trang may đo Bespoke và MTM dễ dàng nhất, nam giới có thể chú ý đến dịch vụ mà cửa hàng dành cho bạn. Nếu khi lựa chọn chất liệu may, bạn được quyền chọn lựa những chi tiết nhỏ nhất như nút áo, một số phần của trang phục được làm rập riêng cho bạn và cuối cùng, sản phẩm của bạn được làm ra dưới sự giám sát của bậc thầy may chuyên nghiệp... thì bạn đang chi trả cho một dịch vụ Bespoke. Còn nếu bạn chỉ được chọn một số ít chất liệu, trang phục của bạn được làm ra dựa vào một rập mẫu có sẵn và chỉ điều chỉnh lại cho vừa vặn với cơ thể thì bạn đang chi trả cho dịch vụ MTM.
Vì sao nên chọn thời trang may đo Bespoke?
Nhà may Steven Hitchcock của phố Savile Row chia sẻ: "Chỉ có hai lý do để chọn Bespoke: Sự chỉn chu và chất liệu. Nếu cả hai không phải yếu tố bạn cần hay bạn muốn một sản phẩm phải "có ngay tức thì" thì Bespoke sẽ không dành cho bạn. Nhưng nếu đó là điều mà ta đang tìm kiếm thì Bespoke sẽ không làm chúng ta thất vọng. Bạn có thể biết ngay được sản phẩm của mình có phải là Bespoke hay không ngay cả khi đó chỉ là một bộ suit xanh navy đơn giản. Bởi vì nó được làm riêng cho riêng mình chứ không phải cho 50 ngàn người giống như bạn".
(Hình: Getty Images)
Dù nhiều người đàn ông có thể trông khá đẹp trong một bộ suit may sẵn của "thời trang nhanh", nhưng số khác lại không phù hợp bởi thân hình chúng ta rất đa dạng và không có một quy chuẩn chính xác nào. Hitchcock còn chia sẻ thêm: "Dù ngay cả trên thân hình chuẩn mực nhất thì thời trang may đo Bespoke luôn có thể khiến họ trở nên đẹp hơn. Tuy thời gian chờ đợi để hoàn thành một sản phẩm may đo sẽ lâu hơn, nhưng đó là một sự đầu tư lâu dài về sau bởi chúng có thể mặc xuyên suốt qua các mùa và bền vững với thời gian hơn so với những sản phẩm khác".
(Hình: Getty Images)
Thật vậy, một bộ đồ Bespoke riêng biệt đòi hỏi các kỹ năng của nhiều chuyên gia - một thợ cắt rập, một thợ may, thợ làm quần, hoàn thiện, ép và vân vân... Là lý do giải thích thời trang may đo này thường đắt hơn và cần nhiều thời gian hoàn thiện hơn.
Quá trình làm nên một sản phẩm Bespoke
Cửa hàng của thương hiệu Nicholas Joseph tại phố Row (Hình: Nicholas Joseph)
Thợ cắt của thương hiệu Richard James, Ben Clarke chia sẻ: "Phần quan trọng nhất của quá trình này cũng như việc đầu tiên mà chúng tôi làm, đó chính là bắt đầu một cuộc trò chuyện. Bespoke là một quá trình hợp tác giữa thợ và khách hàng. Ngoài ra, rất nhiều người cảm thấy hình thức của lối thời trang này có đôi phần căng thẳng. Điều đó không nên tí nào, nó phải là một trải nghiệm hoàn toàn thoải mái".
Quá trình làm ra một bộ suit Bespoke của thương hiệu Stowers London. (Hình: Stowers London)
Những người mới làm quen với thời trang may đo Bespoke sẽ có thể thấy hơi bối rối khi thợ sẽ kiểm tra tướng đi, cách ngồi hay một vài cử chỉ hằng ngày của họ nhưng điều này rất cần thiết để thợ may có thể làm ra một bộ suit tốt nhất cho bạn. Thông thường đối với khách hàng lần đầu tiên, Clarke hay yêu cầu khách hàng hướng đến phong cách cổ điển cho bộ suit của họ bởi vì chúng có khả năng giúp bộ trang phục vừa vặn với cơ thể bạn dễ dàng hơn.
Ngoài việc giúp bạn có được sản phẩm may đo tốt nhất, nhiều cửa hàng may đo chuyên nghiệp còn rất quan tâm đến trải nghiệm của khách khi đến cửa hàng.
Quá trình này còn đòi hỏi sự quyết định của bạn trong từng chi tiết của bộ suit, từ đường cắt vải cho đến vị trí và kiểu túi... Nhưng đừng lo lắng nếu bạn không chắc chắn về ý tưởng của mình, mỗi thợ may của thời trang Bespoke đều có kiến thức sâu rộng về các phong cách, họ sẽ không áp đặt nhưng sẽ gợi ý một số kiểu phù hợp với bạn nhất. Đó là công việc của những nhà thợ Bespoke, họ sẽ đánh giá về lối sống, nhu cầu của bạn và giúp loại bỏ một số lựa chọn không cần thiết, cuối cùng là xác định những gì tốt nhất cho bạn.
Quá trình làm ra một bộ suit Bespoke của thương hiệu Stowers London.
Để có thể đạt được một sản phẩm tốt nhất, bạn sẽ được thợ đo đạc cơ thể của mình. Thường để làm ra một chiếc áo khoác, họ cần đo khoảng 20 thông số của cơ thể và 5 cho việc may một chiếc quần. Sau đó, một bộ suit rất cơ bản sẽ được làm ra để kiểm tra độ vừa vặn trên cơ thể bạn trước tiên. Đây là lúc thợ may sẽ làm một số điều chỉnh quan trọng trước khi tiến đến lần kiểm tra thứ hai (hoặc đôi khi đến lần thứ ba). Sau đó sẽ đến giai đoạn chờ đợi. Từ cuộc gặp đầu tiên đến lúc trang phục hoàn thành sẽ khoảng từ hai cho đến bốn tháng khi tất cả các yếu tố đã được xem xét. Vì vậy, có thể nói rằng thời trang may đo Bespoke không dành cho những vị khách vội vàng.
Những điều nên làm và cần tránh đối với thời trang may đo Bespoke
Nên:
- Bạn nên tìm hiểu trước khi tiêu tiền cho bất kỳ thương hiệu may đo nào bởi mỗi thợ may khác nhau sẽ chuyên những phong cách khác nhau, từ kiểu vai mềm thoải mái hay cứng cáp mạnh mẽ...
- "Hãy đến với một tâm trạng cởi mở và tiếp nhận những gợi ý của nhà may", thợ cắt Ben Clarke chia sẻ. Đôi khi những chi tiết mà chúng ta thích có thể không cần thiết cho một bộ suit có khả năng "nịnh dáng" của bạn. Nhà may hiểu rõ bộ suit của bạn cần những gì và đưa ra những lựa chọn thích hợp cho bạn. Và đó là một trong những trải nghiệm thú vị của thời trang may đo Bespoke.
Không nên:
- Chúng ta không nên chọn những phong cách thái quá đối với lần đầu đến với thời trang may đo. Chúng ta có thể hướng đến những phong cách dễ mặc và dễ áp dụng cho nhiều dịp khác nhau.
- Ngoài ra, nam giới không nên áp dụng thời trang Bespoke theo dịp. Một bộ suit dành cho mùa cưới sang trọng sẽ khó có thể áp dụng cho những dịp khác. Bạn nên lựa chọn những phong cách có thể sử dụng thường xuyên trong nhiều dịp như đi làm, dự tiệc rượu, tiệc cưới,...
- Không nên nghĩ rằng thời trang Bespoke chỉ áp dụng cho trang phục suit. Nam giới có thể tìm thấy những dịch vụ Bespoke cho quần áo ngày thường như quần tây, áo sơ mi, giày...
Một số thương hiệu may đo nổi tiếng trên thế giới 1. Ermenegildo Zegna
Xưởng may của thương hiệu Ermenegildo Zegna
Ermenegildo Zegna là một thương hiệu may đo bespoke với hơn 40 năm kinh nghiệm. Thợ may có thể đến tận nơi ở của khách hàng khắp thế giới để gặp và tư vấn may đo trực tiếp. Mỗi một đơn hàng thường kéo dài trong khoảng ba tháng với bốn cuộc hẹn để kiểm tra, đảm bảo sự hoàn mỹ cho bộ suit của bạn. Thương hiệu sở hữu các chất liệu cao cấp đến từ Ý, với hơn 900 loại vải cho khách hàng lựa chọn và khoảng 230 kiểu áo sơ mi khác nhau. Nếu có thể đến trực tiếp cửa hàng tại thành phố Milan, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất với thời trang may đo Bespoke.
2. Salvatore Ferragamo
Ngoài các trang phục may đo tại đây, khách hàng còn có thể sở hữu cho mình những đôi giày Bespoke. Đúng nghĩa "đo ni đóng giày", thương hiệu Salvatore Ferragamo còn có dịch vụ Tramezza Made to Order - đặt giày theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài việc cung cấp cho khách hàng nhiều chất liệu cao cấp, khách hàng còn có thể theo dõi tất cả quá trình làm ra đôi giày của mình, từ phong cách, kiểu dáng, chất liệu, màu sắc cho đến chữ cái viết tắt trên gót giày. Với sự tỉ mỉ của những người thợ Ý lành nghề lâu năm, bạn sẽ nhận được một đôi giày Bespoke đầy đẳng cấp trong vòng từ 6 đến 8 tuần.
(Hình: Salvatore Ferragamo)
3. Giorgio Armani
(Hình: Giorgio Armani)
Có thể nói, thương hiệu thời trang xa xỉ của Ý là một trong những nơi cung cấp dịch vụ may đo hoàn hảo nhất thế giới. Với quy trình được giám sát kỹ càng bởi thợ may kỳ cựu, bạn hoàn toàn có thể có được một bộ trang phục Bespoke tốt nhất trong tủ đồ của mình. Đến với Giorgio Armani, nam giới sẽ có những trải nghiệm đúng chuẩn cao cấp của thời trang may đo Bespoke.
4. Alexander McQueen
(Hình: Alexander McQueen)
Tại cửa hàng Alexander McQueen trên phố Savile Row, bạn có thể đặt cho mình những bộ trang phục Bespoke cao cấp nhờ từ kỹ thuật may đo truyền thống đan xen hiện đại và đội ngũ thợ may tài năng của nhà thiết kế quá cố Alexander McQueen. Khách hàng sẽ được lựa chọn từ chất liệu cho đến hoa văn của vải, được làm từ những những xưởng dệt hàng đầu thế giới.
Theo elleman.vn
Bí quyết kết hợp áo len và quần jeans sành điệu cho nam giới Áo len và quần Jeans vốn là một &'tuyệt phối' của thời trang nhưng khi kết hợp các quý ông cũng cần lưu ý sự phù hợp về màu sắc và kiểu dáng. Áo len và quần jeans luôn là lựa chọn hàng đầu cho nam giới trong thời tiết se lạnh. Dưới đây là những "tip" tạo ra sự kết hợp hài...