5 thực phẩm tốt cho người hóa trị ung thư
Người mắc ung thư trong thời gian hóa trị nên dùng cà rốt, chuối, các thực phẩm giàu protein, selenium…
Hóa trị là phương pháp được chỉ định phổ biến nhằm điều trị cho bệnh nhân ung thư. Sau khi hóa trị, bệnh nhân ung thư nên được bổ sung dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể phục hồi, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh. Dưới đây là 5 loại thực phẩm cho người thực hiện hóa trị tham khảo.
Cà rốt
Theo Thạc sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành, Chuyên gia y tế công cộng Quỹ toàn cầu, trong cà rốt có chứa lượng lớn carotenoid, thành phần có lợi trong việc nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà rốt còn có thành phần giúp hạn chế tác hại của quá trình hóa trị lên cơ thể bệnh nhân, đồng thời là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể phục hồi sau đợt hóa trị dài ngày. Vì thế, cà rốt thường được nhắc đến trong bữa ăn hàng ngày cho người hóa trị ung thư.
Cà rốt giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Chuối
Chuối chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng như vitamin B6, B12, vitamin E và các khoáng chất khác. Các chất này đều có lợi trong quá trình ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, với nhiều bệnh nhân sau quá trình hóa trị gặp tiêu chảy, bác sĩ thường gợi ý dùng chuối để giảm tình trạng này.
Video đang HOT
Protein
Cơ thể người bệnh sau hóa trị cần được quan tâm và cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn. Vì thế, protein là thực phẩm được khuyến nghị sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
Bệnh nhân nên bổ sung những thực phẩm giàu protein như các loại thịt màu trắng (thịt gà) hay thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…). Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nên hạn chế chế biến, tẩm ướp nhiều gia vị hay chiên rán nhiều dầu mỡ, lựa chọnnguồn cung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khô miệng là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân ung thư, do đó, trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh, nên dùng thức ăn lỏng, không quá khô, dễ nuốt. Người chăm sóc cho bệnh nhân có thể chế biến đa dạng thực phẩm dưới dạng hầm, súp, hầm canh hay chan nước sốt giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác của người bệnh.
Ngoài ra, xay nhuyễn thức ăn cũng giúp tiêu hóa của người bệnh dễ dàng hơn, song song với việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, bệnh nhân có thể ăn 5 – 6 bữa mỗi ngày với lượng thức ăn ít đi để dễ tiêu hóa, hấp thu lại đầy đủ dinh dưỡng.
Thực phẩm dưới dạng hầm, súp giúp tăng cảm giác ngon miệng, dễ ăn.
Selenium là một khoáng chất có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khoáng chất này hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch, nên bổ sung cho bệnh nhân ung thư sau đợt hóa trị dài ngày.
Một số thực phẩm giàu selenium như hải sản, yến mạch, gạo lứt… Tuy nhiên, một số loại hải sản có vỏ như ngao, sò, hàu không nên sử dụng để tránh nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, khi chế biến các loại cá nước ngọt cũng nên nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Trong và sau quá trình hóa trị, cơ thể người bệnh sẽ có nhiều sự thay đổi về khẩu vị ăn uống. Người nhà bệnh nhân nên lưu ý các triệu chứng thay đổi, nếu nghiêm trọng cần thông báo tới bác sĩ điều trị. Ngoài ra, việc quan trọng là quan tâm đến các thức ăn cho người hóa trị ung thư để cung cấp cho người bệnh một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn.
Làm gì khi trong nhà có 2 người mắc loại ung thư gặp nhiều nhất ở hai giới?
Cháu có bố 56 tuổi bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3, sau phẫu thuật đang được điều trị hoá chất. Chị gái cháu mới đây đi khám cũng phát hiện ung thư đại trực tràng dù không có biểu hiện gì.
Cháu rất lo lắng, không hiểu căn nguyên bệnh do đâu, tiên lượng điều trị như thế nào? Việc cháu có bố và chị gái bị mắc ung thư đại trực tràng thì cháu có nguy cơ mắc bệnh không. Người thân trong gia đình cháu cần làm gì để phòng nguy cơ mắc căn bệnh này. (Hân Nguyễn, Hà Nội).
TS.BS Phạm Văn Bình (ảnh), Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Robot, Bệnh viện K trung ương (Hà Nội) trả lời:
Ung thư đại trực tràng là ung thư đường tiêu hóa thường gặp, khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đại tràng hoặc trực tràng.
Nhiều người luôn lo lắng về tính chất gia đình, di truyền của loại ung thư này bởi tỉ lệ ung thư đại trực tràng rất lớn.
Tại Việt Nam, năm 2000, số ca mắc mới ung thư đại trực tràng ở cả 2 giới là 5.400 ca, đến năm 2010 là hơn 13.000 ca và đến năm 2018 đã tăng lên gần 15.000 ca, gấp gần 3 lần trong vòng 18 năm, trong đó có gần 9.300 ca tử vong. Ung thư đại trực tràng là loại ung thư gặp nhiều thứ 4 ở nam giới, đứng thứ 2 ở nữ giới.
Trong gia đình có một người bị ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng, những người còn lại đều rất lo lắng. Trường hợp của bạn có cả bố và chị gái cùng bị loại ung thư này, lo lắng là điều khó tránh khỏi.
Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ từ 1-5% ung thư đại trực tràng có liên quan tính chất gen, gia đình, người có cùng huyết thống.
Vì thế, trong trường hợp có bố và chị gái cùng mắc loại ung thư này, cho thấy có tính chất gia đình. Đây là yếu tố quan trọng để khuyến cáo các thành viên còn lại trong gia đình nên đi khám tỉ mỉ, sàng lọc để kịp thời phát hiện sớm ung thư nếu có.
Bạn nên khám sàng lọc sớm ở một trung tâm y tế có chuyên ngành ung bướu, hoặc có thể đến Bệnh viện K để thăm khám.
Ngoài ra, để phòng ung thư đại trực tràng, cần điều chỉnh thói quen trong ăn uống, sinh hoạt. Ung thư đại trực tràng ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển tăng nhanh do liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn. Người dân dần thích nghi với lối sống của phương Tây, ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhanh, lười ăn rau xanh, trái cây. Kèm theo đó là uống rượu, hút thuốc, ít vận động... làm gia tăng tình trạng béo phì. Lối sống không lành mạnh làm gia tăng nguy cơ ung thư nói chung, trong đó có ung thư đại trực tràng.
Để ngừa ung thư đại trực tràng, hãy tăng cường vận động, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn nhanh, bia rượu. Bên cạnh đó, cần đi khám sức khoẻ định kỳ để được tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ ung thư.
Các khối u đại trực tràng ở bệnh nhân trẻ có tốc độ phát triển nhanh hơn những người lớn tuổi và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn. Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa và phát hiện sớm, ở giai đoạn đầu tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới 90%; dưới 10% bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn sống quá 5 năm.
Phát hiện bệnh ung thư càng sớm, cơ hội điều trị khỏi càng cao đại đa số bệnh nhân ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi khối u đã gây nhiều triệu chứng.
Dấu hiệu phổ biến thường gặp của ung thư đại trực tràng gồm: có máu trong phân, chảy máu hậu môn, thay đổi thói quen đại tiện, đau hoặc khó chịu ở bụng, buồn nôn và nôn, có thể tự sờ thấy u, khó nuốt, người mệt mỏi suy nhược, sụt cân không rõ lý do... Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ, sau 40 tuổi cần được nội soi đường tiêu hóa để kiểm tra, phát hiện nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Hầu hết các ca mắc thường không có nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên những trường hợp sau có nguy cơ cao hơn ở những đối tượng sau: Ngoài 50 tuổi; Gia đình có tiền sử bị bệnh này; Có tiền sử polyp đại tràng; Đã từng mắc chứng viêm ruột; Có lối sống không lành mạnh.
Con trai liên tục than đau chân nhưng mẹ vẫn làm ngơ, đi viện khám mới "tá hỏa" phát hiện con mắc loại ung thư ác tính này Do chủ quan nghĩ là loại đau vặt thông thường ai cũng mắc này, người mẹ đã không cho con đến bệnh khám sớm nên dẫn đến sự việc đau lòng này. Sức khỏe bé sơ sinh bị bỏ rơi 3 ngày dưới hố gas diễn biến xấu Trạng thái sức khỏe ở mốc tuổi 50 rất quan trọng Theo tờ Aboluowang đưa...