5 thực phẩm không thể thiếu cho ngày giá rét
Theo Đông y, dinh dưỡng đúng sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống cái rét của cơ thể. Mách bạn 6 thực phẩm bổ dương không thể thiếu để bồi bổ cơ thể trong ngày giá rét.
Thịt dê
Thịt dê có công hiệu bổ huyết, lầm ấm cơ thể, bổ thận, tráng dương, kiện lực, chống lại giá rét, có thể cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu hụt dương khí, mất sức khi trời lạnh ở người già và người trung niên.
Thịt dê còn có thể trị chứng thiếu khí huyết ở phụ nữ gây gầy mòn, giúp dưỡng sắc, làm nhuận da đẹp tóc. Ngoài ra, thịt dê cũng hỗ trợ chức năng tiêu hoá, bảo vệ dạ dày.
Lưu ý: Thịt dê rất nóng, nên người bị nhiệt nóng trong người không nên ăn, người bị cúm, viêm trực tràng cấp tính, huyết áp cao cũng phải kiêng kị.
Lạc tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tì vị, nhuận phổi tiêu đờm, dưỡng khí, thường dùng cho các trường hợp gầy mòn do tì suy, kém ăn lực yếu, ho khan ít đờm, ít sữa sau khi sinh… Chất béo trong lạc có thể khiến cholesterol trong gan phân giải thành BA, thúc đẩy quá trình bài thải của cơ thể, từ đó làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, mang lại tác dụng phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch.
Video đang HOT
Ngó sen tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Ngó sen chín có tác dụng kiện tì, khai vị, bổ máu. Do đó Đông y quan niệm, ngày hè nên ăn ngó sen tươi, ngày đông nên ăn ngó sen chín.
Ăn lươn mùa thu đông có tác dụng điều tiết nhất định với đường máu. Các món ăn với lươn như lươn xào, cháo lươn… đều có công dụng như nhau.
Hạt dẻ
Hạt dẻ có tác dụng dưỡng tì, kiện vị, bổ thận, cường gân cốt. Không chỉ vậy, hạt dẻ còn được mệnh danh là vua của các loại thực phẩm tốt cho dạ dày.
Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể với cái lạnh, và các bệnh cảm cúm theo mùa, bạn cũng có thể dùng các thực phẩm bổ dương như thịt chó, lẩu, thịt kho, cá…; các gia vị tính cay như hồ tiêu, hành, gừng, tỏi…; và các loại rau củ như khoai tây, củ cải, già đỗ, đậu phụ, cải bắp…
Theo SK&ĐS
Những thực phẩm kị nhau
Những thực phẩm thường ngày như trái cây, hải sản, trứng, gia vị... nếu người dùng không biết phối hợp sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong.
Hải sản - Trái cây
Tannic xung khắc với protein: Nếu như bạn ăn hải sản xong liền dùng ngay các loại trái cây như là nho, lựu, hồng... thì dễ xuất hiện các triệu chứng như nôn ọe, chướng bụng, đau bụng, ỉa chảy... Lý do là trong các loại trái cây này chứa acid tannic, mà acid tannic gặp protein có trong các loại hải sản sẽ bị đông lại và trầm lắng, dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa.
Vì vậy, sau khi ăn hải sản xong thì khoảng 4 tiếng sau bạn mới được ăn những trái cây giàu tannic như trên. Cũng với nguyên nhân này, sau khi ăn thịt bạn chớ uống trà ngay.
Rau cần, cà rốt - Gan động vật
Cellulose, acid oxalic xung khắc với sắt: Các loại gan động vật, lòng đỏ trứng gà, đậu nành có chứa nhiều sắt nên không được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt, khoai chứa nhiều cellulose và cũng không nên ăn cùng các loại rau như rau chân vịt có chứa nhiều acid oxalic. Vì cellulose và acid oxalic đều sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể con người.
Đậu phụ - Rau chân vịt
Acid oxalic và sắt, mangie xung khắc với nhau: Đậu phụ kỵ ăn cùng với rau chân vịt vì trong đậu phụ có chứa magnesium chloride, calcium sulfate, còn trong rau chân vịt lại chứa acid oxalic, hai chất này gặp nhau sẽ tạo thành magnesium oxalate và calcium oxalate. Hai chất lắng đọng màu trắng này không được cơ thể hoan nghênh, không những ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi.
Trứng gà - Đường
Protein và đường xung khắc với nhau: Lysine và đường có trong sữa bò sẽ có phản ứng ở nhiệt độ cao, làm cho các acid amin mất đi. Trứng gà và đường không nên nấu cùng nhau cũng vì lý do này. Nhưng bạn có thể đun nóng sữa, nấu chín trứng gà rồi để nguội sau đó cho đường vào thì sẽ không có vấn đề gì.
Thịt dê, thịt chó và nước chè
Acid tanic xung khắc protein: Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.
Rượu - Thịt bò
Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai
Theo PNO
Lưu ý dinh dưỡng kỳ đèn đỏ! Mỗi kỳ đèn đỏ lại như một lần "thanh lọc" cơ thể hàng tháng đối với chị em. Rất nhiều độc tố trong cơ thể có thể theo kinh nguyệt bài thải ra ngoài. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để chị em làm đẹp. Ăn gì trong kỳ đèn đỏ để má hồng môi thắm? Không ít chị em...