5 thực phẩm “đại kỵ” với sầu riêng vì nếu ăn chẳng khác nào tích “chất độc” vào cơ thể
Đối với người bị tiểu đường, cao huyết áp… nếu ăn sầu riêng và uống rượu cùng một lúc sẽ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, nghiêm trọng hơn sẽ gây vỡ mạch, khả năng đột quỵ rất cao…
Sầu riêng tuy có mùi không dễ chịu nhưng nó lại có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein, glucid, lipid, các chất khoáng và giá trị năng lượng cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác.
Để đảm bảo sức khỏe và không bị tăng cân, bạn chỉ nên ăn sầu riêng với số lượng vừa phải, tối đa 2 múi một ngày và mỗi tuần chỉ nên ăn 1 đến 2 lần.
Ảnh minh họa
Việc ăn sầu riêng một cách khoa học sẽ có tác dụng giúp tăng cường và phục hồi sức khỏe cho người ốm yếu, có ích cho cơ bắp, duy trì sự chắc khỏe của xương, giúp duy trì và điều hòa hoạt động của tuyến giáp, bảo vệ sự khỏe mạnh cho răng và lợi…
Phương pháp ăn tốt cho sức khỏe khi ăn sầu riêng trong mùa hè, có thể cho sầu riêng vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó rã đông, đợi đến khi sầu riêng mềm thì ăn. Lúc này sầu riêng vừa ngọt, mềm, hơn nữa hương vị cũng dễ chịu hơn.
Để tận dụng tối đa những giá trị dinh dưỡng cũng như trung hòa “tính nóng” của trái sầu riêng, bạn cần ăn sầu riêng đúng cách, khi ăn nên kết hợp cùng các loại quả mang tính hàn như măng cụt, dứa, thanh long…
5 thực phẩm tuyệt đối không kết hợp với sầu riêng:
Video đang HOT
Không ăn khi uống rượu
Ảnh minh họa
Theo lời một nhà khoa học cho rằng, sầu riêng làm cho con người ta có một cảm giác như “sắp chết” nếu ăn xong rồi sau đó không lâu lại uống một loại chất có cồn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bình thường nếu ăn 2 món này cùng nhau sẽ sinh nhiệt không tốt cho cơ thể. Còn đối với người bị tiểu đường, cao huyết áp nếu ăn cùng một lúc sẽ dẫn đến nhức đầu, tim đập nhanh, nghiêm trọng hơn sẽ gây xuất huyết và đột quỵ cao.
Không ăn cùng một số loại thịt
Ảnh minh họa
Không ăn sầu riêng cùng với các loại thịt như bò, cừu, chó và hải sản. Sầu riêng là loại trái cây chứa rất nhiều đường, kali, chất béo, glycemic. Trong khi đó, các loại thịt trên đều là nguồn bổ sung protein dồi dào và nhiều chất béo.
Đặc biệt là chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol trong máu. Khi sử dụng cùng lúc hai loại này sẽ khiến cholesterol trong cơ thể tăng cao đột ngột, mạch máu vì thế sẽ không tải nổi.
Không ăn cùng các thực phẩm cay nóng
Nếu chế biến sầu riêng làm món ăn thì nên nhớ rằng, tránh sử dụng chung sầu riêng với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi… vì chúng sẽ làm giảm hương vị của nó, lại kết hợp với tính nóng của sầu riêng, gây ra tình trạng nóng bứt rứt khó chịu trong người.
Không ăn khi uống cà phê
Sầu riêng rất kỵ cà phê. Gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và bạn sẽ có một hơi thở rất nặng mùi. Do trong sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur kết hợp với cafein trong cà phê gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, nguyên nhân dẫn đến 70% chất oxy hoá trong tế bào không được chuyển hoá và từ đó gây độc cho cơ thể.
Cứu sống bệnh nhân vỡ u thận, chảy máu ồ ạt
Các bác sĩ ở Cần Thơ vừa can thiệp nút mạch cứu sống ca u thận kích thước lớn đã vỡ gây mất máu rất nặng, nguy kịch. Bệnh nhân may mắn tránh được ca mổ nguy hiểm mà vẫn giữ được toàn bộ thận.
Bệnh nhân đã thoát khỏi cơn nguy kịch sau khi được nút mạch cấp cứu xử lý khối u thận bị vỡ gây ra máu ồ ạt - ẢNH: ĐÌNH TUYỂN
Chiều 4.5, bác sĩ chuyên khoa (BS.CK) 2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết các bác sĩ bệnh viện vừa can thiệp nút mạch thành công cứu sống bệnh nhân u thận kích thước lớn đã vỡ gây mất máu rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao.
Điều may mắn là bệnh nhân đã tránh khỏi ca mổ phức tạp, nhiều tai biến và bảo tồn toàn bộ thận. Bệnh nhân là bà B.T.M.B (54 tuổi, ngụ xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, Hậu Giang) được bệnh viện địa phương chuyển đến cấp cứu trong tình trạng đau hông lưng phải, tiểu ra máu ồ ạt gây mất máu nặng, vào viện với biểu hiện choáng mất máu nặng; chi lạnh, niêm nhạt, mạch nhanh, huyết áp thấp (70/40 mmHg).
Hình ảnh khối u thận bị vỡ gây chảy máu ồ ạt khiến bệnh nhân B. rơi vào tình trạng nguy kịch - ẢNH ĐÌNH TUYỂN
Ngay sau đó, các BS Khoa Cấp cứu nhanh chóng xử lý truyền dịch tốc độ nhanh, truyền máu khẩn 8 đơn vị máu toàn phần cho bệnh nhân; đồng thời thực hiện các xét nghiệm máu, siêu âm bụng, chụp CT Scan bụng chậu có cản quang (dựng hình thận và mạch máu niệu).
Kết quả cho thấy bệnh nhân có u cơ - mỡ - mạch thận, kích thước lớn khoảng 12cm x14cm đang chảy máu, kèm mất máu nặng và rối loạn đông máu.
"Vỡ u thận là một trong những cấp cứu khẩn cấp của ngoại khoa, bệnh nhân bị mất máu nặng kết hợp rối loạn đông máu nếu không được xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng", BS Phong nói. BS Phong cho biết sau hội chẩn giữa Đơn vị can thiệp mạch và Khoa Ngoại niệu, bệnh nhân được chỉ định can thiệp nội mạch cấp cứu thay vì mổ mở cắt thận như trước đây.
Ê kíp can thiệp do BS.CK1 Trần Công Khánh, Phó Khoa Chẩn đoán hình ảnh, dẫn đầu đã tiến hành chụp và can thiệp nút mạch cho bệnh nhân. Ê kíp đã thực hiện luồn chọn lọc vi ống thông vào động mạch thận phải nuôi u và động mạch có thoát mạch, vào ổ giả phình. Sau khi chụp xác định vị trí, BS tiến hành thả 2 coil vào động mạch gây thoát mạch và tiến hành kết hợp tắc mạch máu nuôi khối u bằng keo sinh học.
Sau 45 phút, ê kíp can thiệp đã khống chế tình trạng chảy máu ồ ạt và ngăn chặn hiệu quả nguồn máu nuôi khối u.
Đến ngày 4.5, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, không sốt, da niêm hồng, tiểu trong, bụng mềm, tiếp tục được theo dõi điều trị.
Không muốn thịt gà thành 'thuốc độc' thì đừng ăn theo những cách này Thịt gà không chỉ ngon miệng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, các bài thuốc từ thịt gà cũng chữa bệnh rất tốt. Nhưng ăn thịt gà thế nào cho đúng cách để bổ dưỡng lại không 'sinh độc' thì không phải ai cũng biết. Ảnh minh họa: Internet Những cách chế biến thịt gà sai lầm gây hại Để thịt...