5 thủ phạm khiến cho các cặp đôi ‘vỡ mộng’ sau hôn nhân
Có những lý do tưởng như bình thường nhưng lại khiến bạn &’vỡ mộng’ về cuộc hôn nhân của mình.
Không phải một đám cưới – một gia đình là cái kết hoàn hảo cho một tình yêu đẹp. Bởi, cuộc sống hôn nhân không đơn giản, khi hai người xa lạ chuyển về sống cùng nhau.
1. Cái tôi quá lớn
Cái tôi quá lớn khiến các cặp đôi cứ gồng mình lên để khẳng định chính mình, dẫn đến thiếu sự đồng thuận, gây ra tranh cãi giữa vợ chồng. Ai cũng cho rằng quan điểm của mình là đúng, dùng mọi lý lẽ để khẳng định, thuyết phục đối phương mà chẳng thèm để ý nửa kia của bạn đang nghĩ gì. Thì tất yếu sẽ dẫn đến mâu thuẫn, rạn nứt tình cảm.
Trường hợp này, thường xảy ra ở những cặp đôi vừa kết hôn, phần vì họ chưa hiểu hết về một nửa của mình, phần vì họ chưa biết cách điều tiết bản thân để phù hợp, thích nghi với cuộc sống gia đình. Vì vậy, nếu vướng vào trường hợp này, các cặp đôi thường chán nản, mệt mỏi, thậm chí vỡ mộng và bế tắc về vị hôn phu và cuộc hôn nhân của mình.
Nhiều khi, những sự hụt hẫng, bế tắc này có thể dẫn đến rạn nứt và ly hôn nếu cả hai không đủ kiên nhẫn với cuộc sống gia đình và đối với người bạn yêu thương.
Cái tôi quá lớn, khiến cuộc sống gia đình căng thẳng.
Video đang HOT
2. Không hoà hợp về tình dục
Vấn đề hòa hợp về tình dục quyết định rất lớn cho sự viên mãn, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân. Do đó, nếu một cặp đôi gặp những trục trặc về vấn đề này thì cuộc hôn nhân của họ cũng kéo theo đầy rẫy những rắc rối như thất vọng, mệt mỏi, tự ti, chán chường, thậm chí là nghi ngờ lẫn nhau. Những cảm xúc ấy, khiến cuộc hôn nhân của bạn trở nên căng thẳng, hai người không còn sự sẻ chia thấu hiểu, hòa hợp.
Vấn đề này kéo dài cũng là một trong những lý do khiến hôn nhân đổ vỡ. Vì sự tổn tại, hạnh phúc của hôn nhân không chỉ dựa vào một mình tình yêu mà còn phần nhiều dựa vào sự hòa hợp chuyện chăn gối nữa.
3. Lộ những thói xấu
Trong giai đoạn yêu đương, tìm hiểu, hầu hết mọi người đều thể hiện những điều tốt đẹp của mình để &’ghi điểm’, lấy lòng nửa kia. Thêm vào đó là thời kỳ này, các cặp đôi chỉ ở cạnh nhau một khoảng thời gian nhất định. Do đó, không mấy khi chúng ta nhận thấy những thói xấu, những yếu điểm của đối phương.
Còn khi đã về chung một nhà, các thói xấu dần lộ diện ra như lười nhác, bừa bãi, xuề xòa, hay cằn nhằn… thực tế, không ít người cảm thấy choáng váng khi những tật xấu ấy bỗng xuất hiện ở một nửa hoàn hảo của mình. Hình ảnh của một nửa sụp đổ, kéo theo đó là những hoàn hảo, lấp lánh của cuộc hôn nhân cũng tan biến.
Tuy nhiên, sự choáng ngợp này chỉ xuất hiện ở một quãng thời gian nhất định của cuộc hôn nhân, nếu bạn vượt qua, thích nghi, điều chỉnh được thì cuộc sống của hai người sẽ dễ thở hơn.
4. Áp lực về tài chính
Cuộc sống sau hôn nhân là sự gắn kết của tình yêu và trách nhiệm, do đó, không còn thảnh thơi, mơ mộng mà thay vào đó là những lo toan. Từ các khoản tiền chi tiêu hằng ngày, đến việc đối nội, đối ngoại… sẽ khiến cho các cặp vợ chồng lúc nào cũng quay cuồng vì thiếu tiền. Vì vậy, đòi hỏi mỗi gia đình phải có một kế hoạch tài chính hoàn hảo mới tránh được những xung đột.
Hầu hết các cặp vợ chồng mới cưới đều ít nhiều dính vào những bế tắc liên quan đến tài chính, phần vì mới cưới, chưa thích nghi với cách chi tiêu của gia đình, thường bị chi quá tay dẫn đến thâm hụt tài chính, phần vì giữa vợ và chồng chưa tìm được sự thống nhất chung trong cách chi tiêu. Từ đó nảy sinh sự cãi vã, chì chiết nhau khiến tâm lý lúc nào cũng thấy mệt mỏi, chán nản. Hôn nhân lúc này giống như một mớ bòng bong của những rắc rối…
5. Những va chạm, mâu thuẫn khi sống chung với các thành viên trong gia đình
Cuộc sống hôn nhân, đôi khi không phải chỉ dừng lại ở hai người mà còn là mối quan hệ với các thành viên của gia đình vợ hoặc chồng. Do đó, sẽ xảy ra những va chạm, mâu thuẫn nhất định, nhất là đối với những cặp vợ chồng sống chung nhà với bố mẹ, anh chị em.
Vào thời điểm đầu của cuộc hôn nhân, việc hiểu tính nết, cách sinh hoạt của một gia đình lớn là rất khó, do đó thường xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng trong lối sống, cách suy nghĩ, độ tuổi của các thành viên trong gia đình. Những va chạm này cũng là một trong những nguyên nhân khiến các cặp đôi cảm thấy cuộc sống hôn nhân căng thẳng, mệt mỏi, và cũng là một trong những thủ phạm đáng gờm gây nên tình trạng vỡ mông sau hôn nhân.
Tuy nhiên, nếu biết cách điều tiết, xử lý và hòa giải thì vấn đề này không quá đáng ngại như bạn tưởng. Có lẽ ngày nay, vì e ngại các mâu thuẫn xảy ra khi sống chung với gia đình nên các cặp vợ chồng trẻ đều mong muốn, mơ ước có một mái nhà riêng để bắt đầu cuộc sống hôn nhân của mình.
Theo Emdep
Bố ngoại tình rồi đổ lỗi cho mẹ
Tôi đang sống trong những ngày rất căng thẳng và chán nản.
Tôi đã rất đau khổ khi phát hiện bí mật của bố. Ảnh minh họa
Gia đình tôi từ trước đến nay vốn được coi là một gia đình kiểu mẫu. Mọi người trong gia đình yêu thương nhau. Tôi và 2 chị được nuôi dưỡng và lớn lên trong yêu thương và tôn trọng. Ra ngoài xã hội chúng tôi cũng vì thế mà trở thành những người rất yêu thương mọi người, tôn trọng đồng loại và ứng xử văn hóa. Nay khi tôi phát hiện bố tôi ngoại tình cùng một cô đồng nghiệp. Tôi thực sự sốc và thương mẹ vô cùng.
Mẹ tôi đã nghỉ hưu vì mẹ hơn tuổi bố. Bố còn 3 năm nữa cũng kết thúc công việc của mình. Thế nhưng có lẽ trong lòng bố bây giờ không bao giờ muốn kết thúc chuyện tình với cô đồng nghiệp trẻ của bố. Tôi phát hiện điều đó nhờ những chứng cứ trong máy điện thoại của bố mà tôi vô tình đọc được. Sau đó, tôi theo dõi và biết chắc chắn bố với cô kia tình cảm rất mặn nồng. Đến độ, họ đã từng có những cuộc hẹn riêng tư. Hai bên trốn chồng, trốn vợ, càng lén lút nên tình cảm càng mặn nồng.
Tôi không thể nói điều này với ai. Hai chị gái của tôi đã lấy chồng. Tôi mà hở ra với hai chị là mọi chuyện sẽ bung bét. Tôi quyết định nói chuyện thẳng với bố. Cuộc nói chuyện ban đầu rất dè chừng, nhưng sau đó lại đầy cởi mở. Bố tôi thừa nhận mọi chuyện nhưng lại "vạch tội" ngược lại mẹ tôi. Bố tôi cho rằng mẹ tôi ngày càng thiếu chăm sóc đến bố. Ngày càng thờ ơ đến bố và gia đình nhà nội. Bố tôi nói mẹ tôi quen được bố chiều từ ngày mới cưới nên càng ngày càng biến bố trở thành người phục vụ. Rằng bố bây giờ tuổi đã cao, không thể chiều mẹ như ngày xưa nữa nhưng mẹ không cần biết điều đó, mẹ luôn đòi hỏi ở bố một chuẩn mực như xưa.
Bố nói cảm xúc với mẹ ngày một xa lạ vì mẹ cũng không chịu làm mới bản thân. Ở tuổi của mẹ người ta vẫn có thể làm đẹp được nhưng mẹ thờ ơ với tất cả. Mẹ không yêu bản thân thì khó hấp dẫn được bố. Rồi bố lại nói, mẹ bây giờ cũng không còn tế nhị với bố như xưa. Tính mẹ thẳng thắn nên có lúc làm bố bị mất mặt trước mọi người. Khi ở cương vị của bố, điều đó là không nên. Rồi bố kể ra rất nhiều bằng chứng cho thấy bố bị mẹ làm xấu mặt trước mọi người. Bố nói bố đi làm vất vả nhưng chưa bao giờ bố được mẹ chăm sóc. Khi về đến nhà, bố luôn là người làm thêm việc nhà vì mẹ yếu, phải cho mẹ nghỉ ngơi. Mẹ tôi vốn bị bệnh lâu nay nên từ mấy năm nay bà không làm việc nhà. Cũng đã lâu rồi...
Trước những lời của bố tôi chỉ biết lắng nghe. Tôi thêm cảm thông và thấu hiểu. Tôi không thể nói gì vì dường như mọi điều bố nói đều đúng cả. Tôi chỉ biết khóc vì thương mẹ thương bố. Tôi cảm thấy bế tắc vì không thể nghĩ được quan hệ của bố mẹ lại đến mức đó. Tôi lặng lẽ. Cuộc nói chuyện kết thúc không đầu không cuối. Từ hôm đó bố có vẻ mệt mỏi. Tôi cũng mệt mỏi. Sau đó tôi xin phép bố mẹ lên nhà chị gái chơi với cháu trong giai đoạn nghỉ hè. Tôi lấy lý do đó để tránh phải trải qua những cảm xúc này khi ở trong gia đình. Mọi thứ đến giờ vẫn bỏ ngỏ. Tôi không biết phải tiếp tục ra sao? Tôi mong nhận được phản hồi từ độc giả để tôi sáng suốt hơn khi đối diện tình huống này. Xin chân thành cảm ơn!
Theo Gia Đình
Mẹ chồng bảo con tôi: Mày có phải con cháu tao đâu "Giờ con sinh thêm cháu nhỏ, mẹ cũng bận hơn, không có thời gian chăm được con bé, hay con lại cho về quê cho bà ngoại trông". Cùng là đàn bà, người thì được hạnh phúc viên mãn, người thì bất hạnh khổ đau. Tôi chẳng biết than ai chỉ biết trách đời mình sao hẩm hiu đến thế. Tôi lấy người...