5 “thủ phạm” gây ung thư nhưng được nhiều người yêu thích
Nguyên nhân gây ung thư chiếm 70% đến từ việc ăn uống. Do đó, nhận biết những món ăn gây hại cho sức khỏe sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này.
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ung thư nếu bạn không biết cách làm và ăn sao cho đúng.
Thói quen ăn món ăn này khi vẫn còn vị hăng, cay, chưa được lên men kỹ là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư. Bởi, trong dưa cà muối xổi hàm lượng nitrat chuyển thành nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm thường ăn như thịt, tôm cá, nhất là mắm tôm và chuyển thành nitrosamin – một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.
Trong quá trình chế biến nếu không bảo quản kỹ và để lên men quá lâu sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, hàm lượng muối lớn có trong món ăn này cũng không tốt cho sức khỏe.
Các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ được sử dụng hằng ngày tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cao. Đồ họa: Hồng Nhật
Nghiên cứu gần đây được công bố vào năm 2017 cho thấy tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó, cũng có bằng chứng về mối liên hệ giữa việc ăn thịt đỏ với ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt. Các chuyên gia khuyến cáo để giảm nguy cơ bi ung thư, bạn không nên ăn quá 65 – 100g thịt đỏ mỗi tuần.
Xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói là những món ăn ngon miệng được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối cùng các chất hóa học quá mức cho phép sẽ gây hại đến sức khỏe.
Các chất hóa học và chất bảo quản được sử dụng bao gồm sodium nitrate giúp các loại thịt trông tươi và hấp dẫn hơn, nhưng chúng lại là một chất gây ung thư nguy hiểm.
Ăn khoai tây chiên gây ung thư
Khoai tây chiên là món ăn nhanh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Đồ họa: Hồng Nhật
Bất cứ loại đồ ăn chiên xào nào cũng đều phát sinh độc tố Acrylamide-một chất nguy hiểm gây ung thư. Trong đó khoai tây là loại thực phẩm sinh ra chất này nhiều nhất.
Asparagine và đường có nhiều trong khoai tây sẽ tác dụng với nhau khi chiên ở nhiệt độ cao và sinh ra Acrylamide. Vì thế, khi chiên xào sẽ có nguy cơ gây ung thư nhiều hơn.
Đặc biệt khoai tây khi trữ trong tủ lạnh sẽ bị phân cắt nhiều thành đường và sinh ra nhiều chất gây ung thư hơn sau khi chiên. Mặt khác, ăn khoai tây chiên còn làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh về tim mạch.
Cá muối
Video đang HOT
Trong một số loại cá muối khô thường chứa nồng độ muối cao, một số loại còn chứa hương liệu và giàu nitrite. Khi đi vào cơ thể, nitrite có thể phản ứng với protein amin tạo thành nitrosamine. Nitrosamine là một chất gây ung thư cực mạnh và là 1 trong 4 hóa chất gây ô nhiễm chính trong thực phẩm, có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở hệ tiêu hóa.
18 cách này giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Ung thư hiện là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 2 trên thế giới.
Một số loại ung thư có thể tránh được - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Chỉ riêng năm 2018 có 9,6 triệu người chết vì ung thư, tương đương 26.300 người mỗi ngày. Và cứ 6 người chết thì có 1 người do ung thư.
Với số người chết cao như vậy, bạn sẽ tự hỏi: Có cách nào để giảm nguy cơ ung thư không?
Câu trả lời là: Không những có, mà có rất nhiều, theo Eat This Not That!
Dù một số bệnh ung thư nằm ngoài tầm kiểm soát, nhưng một số loại ung thư có thể tránh được.
Và đây là những cách được khoa học chứng minh, có thể bảo vệ bạn khỏi bị ung thư tấn công.
Hãy chia sẻ những cách này cho người thân để giảm bớt những cái chết vì ung thư, theo Eat This Not That .
1. Tránh ăn đường
Nghiên cứu mới cho thấy đường thực sự có thể thúc đẩy sự phát triển của khối u trong cơ thể, vì đường chính là thức ăn cho tế bào ung thư.
2. Tiêm vắc xin HPV trước khi đến tuổi "quan hệ"
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, có hơn 40 loại virus HPV có thể lây truyền qua đường tình dục, trong đó, một số chủng có thể gây ung thư cổ tử cung, "cô bé" và "cậu bé".
Vì vậy, hãy tiêm vắc xin HPV trước khi đến tuổi "quan hệ", theo Eat This Not That!
3. Hãy dừng uống trà nóng
Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế, người ta đã phát hiện ra rằng uống trà quá nóng thực sự có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
4. Hãy bớt ngồi
Nghiên cứu cho thấy rằng ngồi 6 tiếng trở lên mỗi ngày trong thời gian ngoài giờ làm tăng tỷ lệ tử vong tăng 19%, so với ngồi ít hơn 3 tiếng mỗi ngày.
Hãy đứng dậy và đi lại hoặc vươn vai mỗi giờ.
Xét nghiệm H.pylori có thể giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư - ẢNH: SHUTTERSTOCK
5. Điều trị vi khuẩn HP dạ dày
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp vi khuẩn H. pylori là tác nhân gây ung thư dạ dày.
Xét nghiệm H.pylori có thể giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư, và tích cực điều trị nếu bị nhiễm.
6. Hạn chế ăn thịt chế biến
Một nghiên cứu của BMJ cho biết các loại thịt đỏ đã qua chế biến như thịt xông khói, giăm bông và một số loại xúc xích có thể làm tăng 18% nguy cơ ung thư, theo Eat This Not That .
Bản thân thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, và có thể cả ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt.
7. Hạn chế sử dụng nước xả vải
Các nghiên cứu được đăng trên tạp chí về độc tố và môi trường The Journal of Toxicology and Environmental Health đã phát hiện một số chất làm mềm vải có các thành phần độc hại gây ung thư, như benzyl axetat, limonene và chloroform.
8. Là phụ nữ, hãy làm mẹ!
Vì hóa ra cho con bú có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy những phụ nữ mắc ung thư vú, nếu đã từng cho con bú - ít có nguy cơ tái phát hơn.
9. Chọn mỹ phẩm không có thành phần gây ung thư
Hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm làm đẹp. Cần chú ý một số chất gây ung thư đã bị Liên minh Châu Âu cấm, bao gồm phthalates và formaldehyde.
10. Đừng ăn mặn
Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều muối làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra các tổn thương - có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
11. Tránh sơn móng tay thường xuyên
Hầu hết các loại sơn bóng thông thường đều chứa formaldehyde, một chất làm cứng móng tay mà Cục Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Mỹ cho biết có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
12. Không dùng liệu pháp thay thế hoóc môn
Trung tâm Ung thư và Viện Ung thư Quốc gia Mỹ báo cáo rằng điều trị bằng hoóc môn làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.
13. Hạn chế sử dụng hộp xốp
"Xốp" thực chất là polystyrene, một loại bọt nhựa làm từ dầu mỏ, có chứa hóa chất styrene, có liên quan đến ung thư, theo Eat This Not That!
Tránh dùng đồ xốp để đựng thức ăn nóng các sản phẩm nhựa có ký hiệu số 6 - có chứa styrene.
14. Tránh dùng đồ nhựa
Nghiên cứu cho thấy một số sản phẩm phụ từ nhựa như BPA có thể gây ung thư, ngay cả ở liều thấp.
Có thể dùng chai nước bằng thủy tinh, thép hoặc đồ sứ.
15. Tránh xa khói từ bếp nướng thịt
Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường của Mỹ, đã chỉ ra rằng các chất gây ung thư trong khói thịt nướng thực sự có nhiều khả năng xâm nhập vào cơ thể qua da hơn là qua phổi.
Rất may là những chất này có thể bị cản trở bởi lớp quần áo.
16. Không để béo phì hoặc thừa cân
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, như ung thư ruột kết, vú, tuyến giáp, thận, tuyến tụy và thực quản.
17. Đeo khẩu trang khi ở môi trường ô nhiễm không khí
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, báo cáo rằng ô nhiễm không khí có thể gây ung thư phổi và cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Tổ chức này đã phân loại khí thải động cơ diesel, dung môi, kim loại và bụi, vào nhóm chất gây ung thư.
18. Ngừng hút thuốc ngay
Thuốc lá vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, cao gấp 3 lần người chưa bao giờ hút thuốc.
Hút một bao thuốc sẽ đốt mất 28 phút trong cuộc đời. Người hút thuốc trung bình mất 25 năm tuổi thọ, theo Eat This Not That!
Ăn quá nhiều thịt dễ có nguy cơ mắc ung thư? Bạn là người thích ăn thịt? Bạn có biết ăn thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư không? Mặc dù vẫn chưa chứng minh được thịt gây ung thư như thế nào, nhưng các nghiên cứu trong nhiều năm đã chứng minh rằng việc ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có...