5 “thủ phạm” gây ung thư họng
Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp gây ung thư họng.
1. Hút thuốc lá
Ung thư họng có mối liên quan mật thiết với hút thuốc lá. Hút thuốc lá không có đầu lọc được cho là làm tăng nguy cơ ung thư họng. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư họng mà còn là nguyên nhân dẫn tới nhiều loại ung thư khác trên cơ thể như ung thư phổi và ung thư bàng quang.
2. Các chất liệu công nghiệp
Một nghiên cứu cho thấy hóa chất amiăng hoặc các loại sợi tổng hợp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp có thể gây ung thư họng và dẫn tới sự có mặt của các tế bào ung thư ở thanh quản.
Hóa chất amiăng hoặc các loại sợi tổng hợp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp có thể gây ung thư họng
Video đang HOT
3. Virus u nhú ở người (HPV)
Tình trạng viêm nhiễm do virus HPV (một loại virus lây truyền qua đường tình dục) gây ra cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư họng. Ung thư do nhiễm HPV thường xuất hiện quanh amiđan hoặc mặt dưới của lưỡi.
4. Trào ngược dạ dày mạn tính
Trào ngược dạ dày là do acid ở trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra. Nếu tình trạng này xảy ra mạn tính thì đây cũng có thể là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư họng.
5. Uống rượu
Gần 1/3 số bệnh nhân ung thư họng có thói quen uống rượu. Nguy cơ ung thư họng tăng nếu uống nhiều rượu. Theo các chuyên gia thì việc uống rượu gây kích thích các mô họng như việc hút thuốc lá. Chính điều này làm tăng nguy cơ ung thư họng.
Rượu là thủ phạm gây ung thư họng
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì nguy cơ ung thư họng cũng tăng cao hơn với những người hút thuốc lá thụ động, người thường xuyên phơi nhiễm với hóa chất và những người giữ vệ sinh răng miệng kém.
Theo Ngọc Diệp (An ninh thủ đô)
Cặn bẩn trong téc nước inox gây ung thư
Khảo sát bể nước tại các hộ gia đình ở Hà Nội cho thấy, hàm lượng amoni khá cao. Amoni sẽ chuyển hóa thành nitrit. Chất này kết hợp với các thành phần có trong thức ăn gây nên bệnh ung thư.
Không chỉ có lắng cặn bẩn
Khảo sát tại nhà ông Nguyễn Văn Quảng (Trương Định, Hà Nội) cho thấy, gia đình ông không hề chú ý đến việc vệ sinh bể chứa nước bằng inox. Bể đã được lắp đặt 2 năm nhưng chưa lần nào được sục rửa. Theo phản ánh của ông Quảng, có khi bể gần cạn, nước xả ra có lẫn cặn bẩn. Khi đó, nước chảy ra chậu biến thành màu đen với những cặn bẩn dạng hạt lấm tấm màu đen nâu, thậm chí có khi lẫn cả loăng quăng. Điều này cũng xảy ra đối với vòi nước lâu ngày không sử dụng. Trước đây, gia đình ông Quảng thường sử dụng nguồn nước này để nấu nước uống. Sau khi lọc, lớp cặn đen dạng hạt bám dày trên màng lọc.
Theo lời khuyên, ông Quảng đã làm vệ sinh bể chứa. Sau khi xả hết nước, mở bể chứa chùi rửa, ông Quảng mới phát hiện ra bể nước bẩn... quá sức tưởng tượng. Theo quan sát, xung quanh thành bể có màu nâu đen. Sờ tay vào, một lớp cặn bám dày đặc lẫn màng nhớt. Dưới đáy bể, cùng với số nước lấp xấp khoảng 10cm thì cũng là lớp cặn đen nâu bám dính đặc quyện trên thành. Soi kỹ, trong đó còn cả loăng quăng bơi lúc nhúc. Để vệ sinh bể, ông Quảng dùng khăn lau nhẹ, màng bẩn đã bong ra gần hết.
Cũng theo khảo sát của 10 gia đình sử dụng bể chứa nước dạng inox ở Trương Định cho thấy: Các gia đình này chưa bao giờ vệ sinh bể chứa nước. Nguyên nhân được đưa ra như vị trí bể nước đặt trên cao không thể chui vào sục bể hoặc không nghĩ nước bẩn như mức nêu trên...
PGS.TS Trần Hồng Côn, chuyên gia về nước thuộc Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội cho hay, bản thân ông đã có những khảo sát về bể nước ngầm trong dân. Kết quả phát hiện trong bể không chỉ có lắng cặn bẩn như trên mà còn có hàm lượng khí amoni cao, gây bất lợi cho sức khỏe người dùng nước.
Nên vệ sinh bể nước 6 tháng một lần để tránh cặn bẩn
Lo ngại đối với bể ngầm
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, chất bẩn mà người dân thấy lắng cặn trong bể chứa nước chính là kim loại sắt và man gan. Các chất này vốn dĩ có trong nước sinh hoạt được các nhà máy nước cấp, nhưng do khâu lọc còn tồn dư nên bằng mắt thường người dân khó phát hiện ra. Khi dùng bể chứa, vô hình trung đã giúp lớp cặn lắng và tích lũy dần ở đáy bể.
Qua các khảo sát, sửa chữa lắp đặt các thiết bị lọc nước, KTS Nguyễn Tiến Hùng, Công ty Cổ phần Phú Lộc còn nhận thấy, lớp cặn trong bể chứa có thể đóng dày lên đến 10 - 20cm do người dân không vệ sinh. Lớp cặn này sẽ làm ảnh hưởng chất lượng nước nếu mực nước xuống thấp.
Giải thích về việc nước thỉnh thoảng bị bẩn khi vòi lâu ngày chưa được sử dụng, PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, do chính lớp cặn bẩn này đóng trong vòi đã tạo ra một lớp màng. Cùng với đó, vật liệu bằng sắt của vòi nước cũng bị gỉ do tác động của oxy hóa. Khi nước được xả, áp suất nén của chính dòng nước đã khiến các chất bẩn trên bị cuốn theo ra ngoài. Riêng lớp nhớt có thể do nước bị nhiễm vi sinh vật lẫn chất nhớt do sắt và man gan tạo ra...
PGS.TS Trần Hồng Côn cảnh báo, đối với các bể ngầm, ngoài kết tủa cặn sắt và mangan thì hàm lượng amoni trong nước cao hơn. Do bể ngầm có thể có các sinh vật như gián, nhện rơi và chết trong nước tạo nên đạm. Lượng đạm này sẽ phân hủy trong môi trường yếm khí của bể nước dẫn đến amoni tăng cao. Amoni sẽ chuyển hóa thành nitrit. Chất này kết hợp với các thành phần có trong thức ăn gây nên bệnh ung thư.
Các chuyên gia khuyên, để an toàn cho các bể chứa nước, người dân nên vệ sinh bể chứa nước khoảng 6 tháng/lần. Đối với bể nước ngầm cần đóng kín, tránh côn trùng bò vào được. Ống nước lâu ngày không sử dụng, nên xả sạch lớp bẩn rồi hãy lấy nước đó sử dụng.
Hiện nay Bộ Y tế đang cho phép mức tồn dư trong nước sinh hoạt của sắt là 0,3mg/l, còn mangan là 0,5mg/l. Để xác định hàm lượng này có vượt quá hay không, người dân cần thường xuyên lấy nước sử dụng đi kiểm tra.
Theo Hiền Dung (Kiến thức)
Ăn tối không đúng cách gây ung thư? Ăn quá nhiều thực phẩm vào buổi tối sẽ gây hại cho sức khỏe của con người và là nguyên nhân gây ra các bệnh khác nhau. Trước đây, bữa trưa được coi là bữa ăn chính trong ngày. Tuy nhiên, thói quen này đã dần dần thay đổi và bữa ăn tối dường như trở thành bữa ăn quan trọng nhất trong...