5 thử nghiệm tàu chiến mang tính đột phá của nhân loại
HMS Dreadnought đã mở ra kỷ nguyên thiết giáp hạm hay USS Nautilus đã mở đường cho các tàu ngầm hạt nhân là 2 trong những thử nghiệm tàu chiến đột phá của nhân loại.
Ngày 7/12, tàu khu trục đến từ tương lai USS Zumwalt (DDG-1000) lần đầu tiến ra biển để thử nghiệm 3 năm sau khi được hạ thủy. Zumwalt được kỳ vọng sẽ mang đến tương lai cho sức mạnh tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, việc thâm hụt ngân sách, ưu tiên thay đổi và chi phí vượt dự toán ban đầu dẫn đến kế hoạch mua sắm 32 tàu, giảm xuống chỉ còn 3 chiếc cho mục đích thử nghiệm.
Zumwalt đại diện cho một loạt công nghệ mới bao gồm thiết kế thủy động lực học khác biệt so với những tàu chiến của Mỹ cũng như trên thế giới. Giá trị của Zumwalt giống như một phương tiện thử nghiệm cho các khái niệm, thiết kế và các công nghệ mới vượt thời gian. Trước Zumwalt có nhiều thử nghiệm tàu chiến khác đã tạo ra bước đột phá cho nhân loại.
Tạp chí National Interest đã liệt kê 5 thử nghiệm tàu chiến quan trọng nhất của thế giới trong thế kỷ 20:
HMS Dreadnought
Tiền thiết giáp hạm HMS Dreadnought của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Trung tâm lịch sử Hải quân Mỹ
Năm 1905, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa vào hoạt động chiến hạm mạnh nhất thời đó. Đây là tàu chiến đầu tiên trên thế giới được bọc thép và trang bị pháo hạm cỡ nòng lớn. Các nhà thiết kế Anh đã áp dụng một loạt các giải pháp thiết kế mới, cải thiện hệ thống điều khiển hỏa lực và trang bị hệ thống động lực mạnh mẽ.
Khi đi vào hoạt động, HMS Dreadnought lập tức trở thành chiến hạm mạnh nhất thế giới nhanh hơn nhiều so với bất kỳ chiến hạm hiện đại lúc đó. Dreadnought đã mở ra kỷ nguyên của những chiếc thiết giáp hạm khổng lồ và trở thành trụ cột sức mạnh của hải quân các nước trong Thế chiến II.
Mô hình USS Monitor. Ảnh: Industrymodels
Năm 1862, Hải quân Mỹ đưa vào hoạt động chiến hạm USS Monitor. Đây không phải là chiếc tàu bọc thép đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, con tàu được áp dụng nhiều đổi mới về công nghệ. USS Monitor có một tháp pháo duy nhất bố trí trên chiếc bè kim loại dài, con tàu rất khác biệt so với các tàu chiến lúc đó.
Khi USS Monitor được đưa vào sử dụng, con tàu đã chứng minh sức mạnh của nó trong chiến dịch phá vỡ sự phong tỏa ở Hampton Roads năm 1862. Monitor bị chìm trong một cơn bão khi đang trên hải trình đến Bắc Calorina. USS Monitor đã mở đường cho sự phát triển của các tuần dương hạm bọc thép về sau.
Video đang HOT
HMS Furious
HMS Furious một trong những tàu sân bay đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Naval History
Trong năm 1915, Hải quân Hoàng gia Anh đã hạ thủy chiến hạm HMS Furious. Ban đầu, tàu được thiết kế với vai trò tuần dương hạm bọc thép nhẹ trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất. Tàu được trang bị 2 pháo hạm 440 mm lớn nhất ở thời điểm đó.
Tuy nhiên, thử nghiệm ban đầu không thực sự thành công. Các kỹ sư Anh đã sử dụng thân tàu để chuyển đổi thành một tàu sân bay hạng nhẹ. Việc chuyển đổi vai trò cho HMS Furious đã chứng minh sự thành công trong các hoạt động trên biển. Boong tàu có thể triển khai và thu hồi các máy bay một cách hiệu quả.
Việc thử nghiệm chuyển đổi một tuần dương hạm thành tàu sân bay đã mở ra kỷ nguyên của những hàng không mẫu hạm trong Thế chiến II cho đến hôm nay.
USS Nautilus
USS Nautilus tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Subguru
Những năm CTTG 2, hạm đội tàu ngầm điện-diesel của Mỹ đã chinh phục Thái Bình Dương và góp phần đánh bại Hải quân đế quốc Nhật Bản. Kinh nghiệm hoạt động trong chiến tranh cho thấy, các tàu ngầm điện-diesel có phạm vi hoạt động khá ngắn. Đầu tiên, những tàu ngầm phải phụ thuộc vào các căn cứ hay tàu tiếp tế trong các hoạt động xa bờ.
Thứ 2, tàu rất dễ bị tấn công khi nổi lên mặt nước để sạc pin cho động cơ điện. Từ những vấn đề đó, các kỹ sư Mỹ đã nghĩ đến giải pháp trang bị lò phản ứng hạt nhân để cung cấp năng lượng cho tàu mà không cần phải nổi lên mặt nước. Ngoài ra, với hệ thống động lực hạt nhân, con tàu có thể tuần tra một cách liên tục chừng nào dự trữ vũ khí và lương thực trên tàu còn đáp ứng được.
Năm 1954, Hải quân Mỹ tạo ra bước đột phá mới trong phát triển tàu ngầm bằng việc thủy tàu ngầm hạt nhân USS Nautilus. Đây là chiếc tàu ngầm được trang bị hệ thống động lực hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Sự ra đời của Nautilus đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của hạm đội tàu ngầm Mỹ.
Từ sau khi Nautilus đi vào hoạt động, Hải quân Mỹ đã từ bỏ các thiết kế tàu ngầm điện-diesel. Bên cạnh đó, USS Nautilus còn mở ra kỷ nguyên của những chiếc tàu ngầm hạt nhân mà đỉnh điểm là cuộc chay đua giữa Moscow và Washington trong những năm Chiến tranh Lạnh.
Tàu chiến Napoleon của Pháp
Napoleon, tàu chiến hơi nước đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Pinterest
Từ đầu thế kỷ XVIII, các kỹ sư đóng tàu trên toàn thế giới bắt đầu thử nghiệm những chiếc tàu trang bị động cơ hơi nước. Các tàu sử dụng động cơ hơi nước đã xuất hiện trong thập niên đầu thế kỷ XIX, nhưng gặp phải các vấn đề về bố trí vũ khí.
Vào giữa năm 1840, Anh và Pháp đã thử nghiệm giải pháp truyền động cho tàu bằng chân vịt thay cho các bánh xe 2 bên hông. Đến năm 1850, Pháp hạ thủy chiến hạm Napoleon-tàu chiến đầu tiên sử dụng chân vịt, nó cũng là tàu chiến hơi nước đầu tiên trên thế giới.
Chiến hạm Napoleon vẫn sử dụng kết hợp chân vịt và buồm để di chuyển trên biển, nhưng nó báo hiệu sự kết thúc của những chiếc tàu chạy bằng buồm trên toàn thế giới.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Phận thảm thiết giáp hạm lớp Scharnhorst của phát xít Đức (2)
Số phận của hai thiết giáp hạm lớp Scharnhorst đều như nhau, một chiếc bị đánh chìm để chặn lối vào cảng, chiếc còn lại đắm trong một chiến hải chiến.
Số phận của hai thiết giáp hạm lớp Scharnhorst đều như nhau, một chiếc bị đánh chìm để chặn lối vào cảng, chiếc còn lại đắm trong một chiến hải chiến.
Kì 2: Những trận đánh trên biển cả
Hai thiết giáp hạm lớp Scharnhorst thường hoạt động cùng nhau. Trong thời gian từ 21-27/11/1939, cả hai cùng xuất kích đến gần đảo Iceland để nghi binh cho tàu Đô đốc Graf Spee đang bị Hải quân Anh vây bắt trên biển. Trong ngày 23/11/1939, tàu Scharnhorst đã bắn chìm tuần dương hạm hỗ trợ HMS Rawalpindi.
Thiết giáp hạm Scharnhorst (trái) và Gneisenau (phải) thường hoạt động theo cặp cùng nhau
Từ ngày 7/4/1940, hai tàu lại được huy động tham gia chiến dịch đổ bộ Na Uy. Hai ngày sau, biên đội tàu đã chạm trán ngắn với tàu tuần dương chiến đấu HMS Renown, khiến tàu Gneisenau bị trúng ba phát đạn pháo. Đến tháng 6/1940, chúng tiếp tục tham gia chiến dịch ngăn chặn quân Na Uy rút lui. Và ngày 08/06/1940, hai tàu đã tham gia hải chiến, bắn chìm tàu sân bay HMS Glorious, tàu khu trục HMS Acasta và HMS Ardent. Tuy nhiên, tàu Scharnhorst cũng bị trúng ngư lôi từ tàu HMS Acasta.
Trong quá trình rút lui, thiết giáp hạm Scharnhorst tiếp tục bị máy bay trên tàu sân bay HMS Ark Royal của Hải quân Hoàng gia Anh tấn công khi đang neo đậu ở cảng Trondheim, nhưng không gây thêm thiệt hại gì. Tàu Gneisenau được lệnh nghi binh cho tàu Scharnhorst rút về Kiel, nên đã bị tàu ngầm HMS Clyde bắn trúng một ngư lôi vào mũi, và sau đó phải trở về Trondheim. Sau đó, cả hai tàu đều được sửa chữa tại Deutsche Werke, Kiel.
Một "nạn nhân" của hai thiết giáp hạm lớp Scharnhorst là tàu sân bay HMS Glorious của Hải quân Hoàng gia Anh. Khi đụng độ, trên sàn boong của con tàu chất đầy các máy bay được sơ tán từ Na Uy. Chỉ sau ba mươi phút hải chiến, những phát đạn pháo 280mm đã tiễn HMS Glorious xuống gặp Long Vương. Đi cùng nó là hai tàu khu trục HMS Acasta và HMS Ardent.
Từ ngày 22/1/1941 đến ngày 23/4/1941, cả hai tàu đã đột phá thành công ra Đại Tây Dương, thực hiện hải trình dài 17.800 hải lí, đánh chìm 22 tàu với tổng trọng tải 115.000 tấn, sau đó trở về cảng Brest, Pháp. Hải quân và không quân Đồng Minh lập tức trả đũa. Trong quá trình hải hành trở về, tàu Gneisenau đã bị trúng một ngư lôi phóng từ máy bay tại cảng Brest ngày 6/4/1941, và đến ngày 10/4/1941 bị trúng bốn quả bom. Ngày 24/0/1941, sau khi chuyển đến cảng La Pallice, Pháp một ngày, chiếc Scharnhorst bị trúng năm quả bom từ máy bay của Không quân Hoàng gia Anh
Trong các ngày từ 11 đến 13/2/1942, hai thiết giáp hạm lớp Scharnhorst cùng tuần dương hạm hạng nặng Prinz Eugen đã tiến qua eo biển Manche. Đội hình tàu đã vướng vào bãi thủy lôi. Chiếc Scharnhorst bị vấp hai quả thủy lôi ở bờ biển Hà Lan, còn chiếc Gneisenau cũng bị trúng một quả, nên phải vào cảng Wilhelmshaven để sửa chữa. Vận đen vẫn không buông tha.
Ngày 26/02/1942, tàu Gneisenau bị trúng một quả bom lớn, kho đạn pháo phía trước tàu bị nổ, phần trước tàu hư hỏng nặng. Con tàu được kéo đến Gotenhafen (nay là Gdynia, Ba Lan) và được lên kế hoạch để sửa chữa, thay thế tháp pháo mới cỡ nòng 380mm. Tuy nhiên, đến ngày 1/7/1942, con tàu đã bị loại khỏi biên chế, và đã bắt đầu tháo dỡ phần trước của tàu. Đến đầu tháng 1/1943 thì công việc tháo dỡ bị đình chỉ. Trong những ngày tàn của chế độ Quốc xã, ngày 27/03/1945, thân tàu Gneisenau đã bị đánh đắm để chặn lối vào cảng của Hồng quân Liên Xô.
Còn chiếc Scharnhorst thì vẫn tiếp tục hoạt động. Từ ngày 6-9/09/1943, Tàu tham gia chiến dịch Sizilien cùng thiết giáp hạm Tirpitz, đổ bộ binh lính và pháo kích lên đảo Spitzbergen.
Hải đồ trận đánh eo biển North Cape
Ngày 25/12/1943, chiếc Scharnhorst rời cảng Alta Fjord tham gia săn lùng đoàn vận tải JW.51B gồm 19 tàu chở hàng của Đồng Minh. Đây là một phần nằm trong chiến dịch Ostfront của Hải quân Đức nhằm đánh chặn các đoàn vận tải Đồng Minh trên Bắc Băng Dương. Cùng xuất kích với Scharnhorst là 5 tàu khu trục lớp Narvik mang số hiệu Z-29, Z-30, Z-33, Z-34 và Z-38.
Chỉ một ngày sau đó, ngày 26/12/1943, tàu tham gia trận hải chiến North Cape với các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh. Trong điều kiện thời tiết xấu, và lại thiếu các khí tài radar mạnh, nên Scharnhorst đã bị mất lợi thế chiến thuật của kẻ tấn công, và trở thành con mồi trong "trận đòn hội chợ" của hàng loạt tàu chiến Anh, gồm một thiết giáp hạm HMS Duke of York, một tuần dương hạm hạng nặng HMS Norfolk, ba tuần dương hạm hạng nặng HMS Sheffield, HMS Belfast và HMS Jamaica, cùng 9 tàu khu trục khác.
Đầu tiên, tàu bị trúng hai phát đạn pháo 203mm của tàu tuần dương hạng nặng HMS Norfolk, làm vô hiệu hóa radar. Sau đó, tiếp tục bị trúng hai phát đạn pháo 280mm của tàu Norfolk. Tàu tiếp tục đụng độ thiết giáp hạm HMS Duke of York; các tàu khu trục của hải quân Anh đã phóng 4 ngư lôi trúng tàu khiến cho Scharnhorst khựng lại. Tiếp đó, tàu bị trúng hơn mười phát ngư lôi và đạn pháo từ thiết giáp hạm HMS Duke of York và các tàu tuần dương, khiến con tàu chìm hẳn. Chỉ có 36 thủy thủ được Hải quân Anh cứu thoát. Tuy nhiên, chiến thắng của Hải quân Anh cũng phải trả giá khá đắt khi chiếc Duke of York cũng đã bị hư hỏng nhẹ, trong khi tàu HMS Norfolk và một tàu khu trục khác bị đánh hỏng nặng nề.
Thanh Hoa
Theo_Kiến Thức
Phát xít Đức "hồi sinh" đội tàu mặt nước thế nào? (2) Các lãnh đạo Hải quân Đức Quốc xã đã rất băn khoăn giữa việc lựa chọn chiến lược, khiến cho việc đóng mới các tàu chiến mặt nước bị ảnh hưởng. Các lãnh đạo Hải quân Đức Quốc xã đã rất băn khoăn giữa việc lựa chọn chiến lược, khiến cho việc đóng mới các tàu chiến mặt nước bị ảnh hưởng. Kì...