5 thói xấu điển hình của trẻ mẹ phải “uốn ngay kẻo muộn”
Thích ngắt lời bố mẹ, mẹ nói lờ đi không thèm nghe…là những tính xấu mẹ cần dạy bảo con ngay.
Trẻ nhỏ đang độ tuổi học ăn, học nói, học gói, học mở, bố mẹ phải hết sức chú ý đến từng hành động nhỏ của con. Nếu không được uốn nắn kịp thời, trẻ khi lớn lên sẽ rất khó để dạy bảo đúng mực và thành người cư xử lễ độ.
Ngắt lời bố mẹ
Tại sao phải “xử”: Bé có thể đang rất hào hứng muốn kể cho mẹ nghe hoặc hỏi mẹ điều gì đó, nhưng để con “đâm ngang” cuộc nói chuyện của mẹ với người khác sẽ khiến bé không biết cách tôn trọng mọi người và không thể tự lo cho bản thân khi mẹ đang bận. Để thói quen này lâu ngày ngấm vào người, bé sẽ tự cho mình quyền trở thành trung tâm của sự chú ý và mất tính kiên nhẫn.
“Xử” thế nào: Khi bạn đang định gọi điện thoại hay chuẩn bị đi thăm ai đó, hãy yêu cầu con giữ trật tự và không làm phiền mẹ. Hãy giao cho bé một nhiệm vụ khác như chơi với món đồ chơi bé yêu thích hay tập vẽ một bức tranh. Nếu bé cứ nhất định bám chặt lấy mẹ, hãy chỉ cho bé một chiếc ghế và yêu cầu bé ngồi đó, giữ trật tự cho đến khi mẹ xong việc, để bé biết rằng bé không thể đạt được thứ bé muốn nếu cứ tiếp tục làm mẹ bị ngắt quãng.
Để con “đâm ngang” cuộc nói chuyện của mẹ với người khác sẽ khiến bé không biết cách tôn trọng mọi người và không thể tự lo cho bản thân khi mẹ đang bận. (Ảnh minh họa)
Chơi “xấu”
Tại sao phải “xử”: Không cần phải đợi đến lúc bé có những hành động cực kì bạo lực như đấm bạn, bạn cần phải ra tay ngay khi để ý thấy bé cấu em hoặc xô đẩy bạn khác. Nếu cha mẹ không can thiệp kịp thời, bé sẽ có quan niệm cho rằng làm tổn thương người khác là chuyện bình thường, chấp nhận được và mức độ bạo lực của bé sẽ ngày càng tăng dần theo độ tuổi.
“Xử” thế nào: Ngăn cản bé ngay khi thấy bé có hành động làm tổn thương người khác. Nói cho bé biết rằng làm người khác đau là việc không được phép làm. Lần sau, nếu bé còn tái phạm, hãy không cho phép bé tiếp tục chơi nữa và phải có hành động chịu phạt thích hợp.
Video đang HOT
Vờ như không nghe bố mẹ nói gì
Tại sao phải “xử”: Bạn giục con năm lần bảy lượt rồi mà bé vẫn chưa chịu thay quần áo hay cất dọn đống đồ chơi, nếu để tình trạng này kéo dài, bé sẽ có thái độ coi thường lời nói của mẹ, trở nên ngang bướng, ngỗ nghịch hơn và khó kiểm soát.
“Xử” như thế nào: Thay vì hò hét con như gọi đò, bạn cần lại gần bé và chỉ cho bé cụ thể phải làm việc như thế nào. Phương pháp đếm giờ cũng có vẻ hiệu quả với hầu hết các bé. Bạn có thể ra hẹn với con:”Mẹ đếm từ 1 đến 10 là con phải thay xong quần áo. Bắt đầu…1…2…” Ngoài ra, có thể đưa ra những hậu quả thích đáng cho việc trẻ dây dưa, trì hoãn như để mẹ nhắc đến lần thứ 2 là hôm đó không được xem TV nữa, để mẹ nhắc đến lần thứ 3 thì nghỉ xem TV cả ngày hôm sau luôn.
Phóng đại sự việc
Tại sao phải “xử”: Trẻ nhỏ đôi khi không nhận thức được những điều chúng nói và có thể “nói quá” sự việc lên. Tuy nhiên, bố mẹ phải chú ý ngăn chặn ngay nếu có dấu hiệu của dối trá trong lời nói, ví dụ như trẻ cố tình nói khác đi sự thật để không phải làm điều mà chúng không thích hay để trốn tránh tội lỗi mà trẻ trót gây ra.
“Xử” như thế nào: Tìm ra động cơ đằng sau lời nói dối của trẻ và bắt trẻ phải sửa lại. Cho trẻ biết rằng, nếu trẻ cứ tiếp tục không nói đúng sự thật, sẽ không có ai tin lời trẻ nói nữa. Mẹ có thể dẫn chứng câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” để bé thấy tác hại của việc nói dối.
Bố mẹ phải chú ý ngăn chặn ngay nếu có dấu hiệu của dối trá trong lời nói của trẻ. (Ảnh minh họa)
“Tỏ thái độ”
Tại sao phải “xử”: Trẻ có thể bắt chước một số cử chỉ ngỗ ngược từ những trẻ lớn hơn như: trợn mắt, đảo mắt hay nói giọng cộc lốc. Nếu bố mẹ không uốn nắn kịp thời, bé sẽ hình thành thói xấu là có thái độ thiếu tôn trọng, lễ phép với người khác
“Xử” như thế nào: Giải thích cho bé hiểu những hành động nào là kì cục và không nên làm như “Khi con đảo mắt liên tục, nhìn con giống như là không thèm nghe mẹ nói gì hết.” hay “Mẹ không thể nghe rõ được khi con nói cái giọng đó. Khi nào con nói được bình thường thì mẹ sẽ nghe con nói.”
Theo Giadinh
Suýt nữa "làm thịt" em chồng
Thương cảm, bất bình do bạn bè, chị em mình bị phụ bạc, hoặc có nguy cơ bị phụ bạc, nhiều quý bà, quý cô nổi máu nghĩa hiệp, ra tay giúp trị "kẻ thứ ba", nhưng rồi chính họ gặp phải tình huống dở khóc dở cười...
Suýt "làm thịt" em chồng
Chứng kiến cô bạn thân bơ phờ, phát ốm vì chồng đang xao xuyến trước một cô gái trẻ, Hoàn (27 tuổi, Nam Định), thấy máu bốc lên mặt. "Mày chỉ nó cho tao, tao làm thịt nó cho, đồ ranh con mới nứt mắt ra đã chơi trò cướp chồng".
Theo sắp đặt của Hoàn, cô bạn dùng sim khuyến mại gọi cho tình địch, xưng là người của một tổ chức đang thực hiện một điều tra xã hội học, muốn gặp phỏng vấn, có trả thù lao. Cô sinh viên năm cuối đồng ý. Được người bạn cho biết cô gái sẽ ngồi ở quán cà phê nào, bàn nào, giờ nào, Hoàn nói: "Rồi, tao sẽ bất ngờ túm tóc nó tát cho mấy phát, chửi trước mặt mọi người cho nó nhục. Tao sẽ dọa nếu không buông tha chồng mày ra thì sẽ cho mấy thằng đầu gấu xử lý, nó khiếp ngay".
Ở vị trí đã hẹn, Hoàn thấy một cô gái ngồi quay lưng về phía mình. Để chắc ăn, cô bấm số điện thoại của tình địch bạn mình. Thấy "đối tượng" lôi di động ra nghe, Hoàn hùng hổ tiến vào ngay. Nhưng khi đối mặt với cô gái, Hoàn ớ ra vì đó là... cô em chồng, thế là bảo chị hẹn bạn ở đây rồi vờ "a lô, bận không đến được hả" để... rút.
Sau này, lấy cớ "nghe lời đồn", Hoàn hỏi em về chuyện với chồng bạn, thì được trả lời là anh ta yêu đơn phương. Hoàn không biết điều cô em nói đúng hay sai, nhưng thấy hú vía vì dù sự thật thế nào, cô cũng sẽ gặp phải tai họa nếu "tập kích" bất ngờ khi chưa kịp nhìn mặt &'đối tượng".
Tấn công nhầm mục tiêu
Vân (33 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) lên tầng ba của quán cà phê, nơi mà em rể mình hẹn với bồ. Cả phòng chỉ có mỗi cô gái đang ngồi đợi. "Khoảng 25 tuổi, tóc tém, xinh, người nhỏ, da trắng, đúng nó rồi", Vân tự nhủ và bước đến. "Chào em, chị nói chuyện với em vài phút được không?", Vân nói với vẻ mặt và giọng lạnh te. Rồi trước đôi mắt dò hỏi của cô gái, Vân bảo: "Em đang đợi một người đàn ông phải không? Về đi, hắn không đến đâu, vợ hắn giữ hắn ở nhà rồi". Cô gái đỏ mặt: "Tôi không hiểu chị nói gì, chị đi cho".
Chớ dại mà dây vào việc của người khác... (Ảnh minh họa)
Thế là Vân nổi cơn tam bành: "À đến nước này mày còn nỏ mồm hả con ranh? Tao sẽ đánh cho mày chừa cái thói chài đàn ông có vợ đi nhé". Thế là cả hai người phụ nữ đều thét lên, người tìm cách giằng ra, người giơ tay đánh. Rồi Vân bị một người đàn ông đẩy bật vào tường, chỉ mặt quát: "Cô là ai, sao dám đánh bạn gái tôi". Sau vài giây, vân nhận ra anh chàng này chính là người cô gái đợi, nhưng vẫn sừng sộ: "Anh đúng là yêu phải yêu quái rồi, nó cặp bồ với em rể tôi nửa năm rồi đấy" và bỏ đi.
Về phàn nàn với em gái chuyện đánh ghen hụt, nói qua nói lại một lúc, Vân mới biết mình vào nhầm quán. Con phố đó có nhiều quán cà phê, chỗ tình địch của em gái Vân đến là số nhà 38C, trong khi chị vào số nhà 38. Vân kêu hoảng: "Trời ơi, suýt nữa tao bị thằng cha ấy đánh rồi".
"Hiệp nữ" gặp họa
Đến bây giờ, Thúy, 26 tuổi, ở Thanh Hóa, vẫn xấu hổ khi ai đó nhắc chuyện cô "đại náo" đám cưới cách đây ba năm. Chủ rể là Huân, người phũ phàng bỏ em gái người yêu Thúy sau khi làm cô có bầu. Khi hôn lễ bắt đầu, cô dâu chú rể đang đứng trên sân khấu ra mắt khách khứa thì Thúy xông lên cướp micro, sa sả sỉ nhục chú rể là đồ Sở Khanh, và khuyên cô dâu nên dừng đám cưới ngay khi còn kịp. Sau một phút "đơ máy", thanh niên hai họ xông lên túm tóc Thúy lôi ra ngoài và đánh cho một trận dù kẻ phá rối là phụ nữ. Nhưng đó chưa phải là toàn bộ tai họa của Thúy. Khi biết tin, gia đình bạn trai cô đều rất tức giận, cho rằng cô bêu riếu họ. Anh người yêu còn không thèm gặp Thúy suốt một thời gian dài.
Còn chị Lương, 34 tuổi, nhà ở Cầu Diễn, Hà Nội, từng bị chồng bỏ để cưới tình nhân nên rất căm những "kẻ chen ngang". Vậy nên khi bà chị họ than phiền chồng có bồ là một đồng nghiệp thì chị xung phong "trả hận" giúp. Tưởng nói miệng thế thôi, ai ngờ Lương dẫn cậu em mặt mày bặm trợn đi "hành hiệp". Rất không may cho chị, hôm đó "đối tượng" không ở nhà một mình như mọi ngày mà có mẹ lên thăm. Nghe to tiếng ngoài hành lang, bà già ngó ra thấy con bị bắt nạt liền đóng cửa lại rồi đứng trong nhà kêu cứu ầm ĩ.
Hàng xóm đổ ra, giữ hai "hiệp khách" lại đòi đưa lên công an. Mẹ con chủ nhà còn đòi kiện Lương vì tội hành hung và vu khống. Cô gái nói: "Anh H. với tôi chỉ là đồng nghiệp, không có quan hệ gì khác. Vợ anh ta sai chị đến đây hành hung, bôi nhọ tôi, tôi sẽ yêu cầu công an gọi cả chị ấy lên". Hoảng sợ vì sự giúp đỡ của mình có nguy cơ làm hại chị họ, Lương đành xuống nước xin thông cảm, cho biết vợ anh H. không dính dáng gì đến chuyện này. Nói mãi, họ mới thôi.
Về gặp bà chị, Lương hỏi: "Con bé đấy có phải bồ ông H. thật không mà nó chối hùng hồn thế?". Bà chị bảo: "Thì nghe người ta đồn ầm lên như vậy, chứ lấy đâu ra chứng cứ". "Trời ơi, chỉ nghe đồn mà bà làm tôi suýt bị bắt vào đồn đấy", Lương kêu lên. Nhưng rồi chị nhận ra là mọi việc cũng tại mình quá sốt sắng "giúp đỡ", bởi bà chị có nhờ làm việc đó đâu. Lương tự nhủ mình từ giờ chớ dại mà dây vào việc của người khác.
Cả Vân và Hoàn, sau sự cố đánh ghen hộ, cũng "rút kinh nghiệm", có thương bạn, thương em thì cũng chỉ "tư vấn" thôi chứ không dám "ra tay" để chuốc lấy tai bay vạ gió nữa.
Theo VNE
Phải làm gì khi biết người yêu sống thử? Tôi không dám tin vào tai mình khi biết được tin anh đã từng chung sống với người phụ nữ ấy như vợ chồng... và bây giờ, họ vẫn thường xuyên liên lạc, hẹn hò với nhau. Câu chuyện của tôi có lẽ cũng rất đời thường và giống như những tâm sự của các bạn trẻ khác. Tuy nhiên, tôi vô cùng...