5 thói quen xấu đang đẩy bạn đến gần hơn với ung thư
Nhiều loại ung thư xuất phát từ các thói quen thiếu lành mạnh. Chính vì vậy, điều chỉnh lối sống là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh nan y này.
Ăn, uống thực phẩm quá nóng
Việc uống trà hay ăn các loại lẩu, cháo, súp, canh… khi đang còn quá nóng không chỉ gây bỏng da, mà còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư thực quản. Theo lý giải của các chuyên gia, thức ăn hay đồ uống nóng gây tổn thương niêm mạc thực quản, từ đó dẫn đến viêm thực quản. Trong khi đó, nghiên cứu đã chứng minh rằng, hiện tượng viêm kéo dài chính là một trong những nguyên nhân gây khởi phát ung thư.
Thức quá khuya, phòng ngủ không đủ tối
Trong lúc ngủ, cơ thể sẽ được hồi phục, thông qua các quá trình sửa chữa mô, cơ bị tổn thương, cũng như dọn dẹp các chất độc hại phát sinh từ các quá trình chuyển hóa, để phục vụ chức năng sống. Bên cạnh đó, thông qua giấc ngủ, hệ miễn dịch của chúng ta cũng sẽ được củng cố thêm.
Việc thức khuya, thói quen đi ngủ thất thường (thời điểm đi ngủ/thức giấc, số giờ ngủ) sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh học, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng quát, trong đó có chức năng miễn dịch. Hệ miễn dịch suy yếu cũng chính là thời cơ để ung thư có cơ hội khởi phát, đặc biệt là bệnh bạch cầu, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
Để có một giấc ngủ thật chất lượng, bên cạnh tập cho mình thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, thì việc đảm bảo không gian phòng ngủ đủ tối cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Theo lý giải của các nhà khoa học, ánh sáng từ đèn sẽ ức chế quá trình sản sinh melatonin, vốn là loại hormone giúp cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ sâu, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng đối với hệ miễn dịch.
Chế độ ăn ít rau củ quả
Chế độ ăn có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro mắc ung thư. Một chế độ ăn nhiều calo và ít rau củ, trái cây có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, điển hình là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng. Ngược lại, chế độ ăn nhiều thực vật sẽ giúp cung cấp cho cơ thể các vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa, đều là những dưỡng chất có tác dụng phòng, chống ung thư. Ví dụ, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người không ăn cà rốt có tỉ lệ mắc ung thư cao gấp 7 lần so với người ăn nhiều cà rốt, bởi chế độ ăn thiếu vitamin A có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư dạ dày.
Để có một chế độ ăn thật lành mạnh, các chuyên gia khuyến cáo, trong khẩu phần ăn mỗi ngày nên có nhiều hơn 400 gam rau và không quá 75 gam thịt, cá.
Nhịn đại tiện
Đôi khi vì công việc bận rộn, ngại đi vệ sinh ở nơi công cộng hay một lý do nào đó, khiến nhiều người chọn giải pháp nhịn đại tiện, mặc dù đã có dấu hiệu đau bụng.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu hành vi này được lặp lại nhiều lần thành thói quen có thể khiến nguy cơ mắc ung thư trực tràng tăng lên. Theo lý giải, trong phân có chứa nhiều hydro sunfua, skatole và các chất gây ung thư khác. Trong trường hợp phân bị trữ lại trong ruột già một thời gian dài, những độc tố này dễ bị hấp thụ trở lại và gây kích thích niêm mạc ruột. Việc niêm mạc ruột liên tục bị tác động vì thói quen nhịn đại tiện có thể dẫn đến bệnh ung thư đại trực tràng.
Video đang HOT
Lười vận động
Ít vận động là một vấn đề đặc trưng của cuộc sống hiện đại, đặc biệt là với những người làm công việc văn phòng. Thời gian ngồi nhiều không chỉ làm giảm sức mạnh của cơ bắp, ảnh hưởng đến cột sống, mà thậm chí còn làm gia tăng rủi ro mắc ung thư.
Các chuyên gia Đức đã chứng minh được rằng, số lượng các tế bào miễn dịch sẽ tăng lên cùng với cường độ vận động thể chất. Ngược lại, lực lượng bảo vệ cơ thể này sẽ bị suy giảm quân số nếu chúng ta lười vận động. Hệ miễn dịch suy yếu cũng là dịp để các bệnh cơ hội khởi phát, trong đó có ung thư. Nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng, những người ít vận động có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn 40-50% so với người tập thể dục thường xuyên.
Hãy xem và kiểm tra ngay thói quen của mình để biết bạn có phải là 1 trong 7 nhóm "ứng cử viên sáng giá" của bệnh ung thư
Theo giáo sư Robert D. Schreiber, đến từ Trường Y khoa Đại học Washington, bệnh nhân mắc ung thư thường có một số thói quen xấu được duy trì trong suốt 10 năm...
Khi nhiều người bị chẩn đoán ung thư, họ sẽ ngay lập tức muốn tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Theo giáo sư Robert D. Schreiber, đến từ Trường Y khoa Đại học Washington, bệnh nhân mắc ung thư thường có một số thói quen xấu được duy trì trong suốt 10 năm. 10 năm đó là thời gian ủ bệnh, lúc này các tế bào ung thư không chỉ được sản xuất mà còn lây lan và phát triển. Đến một lúc nào đó, khi các tế bào ung thư này xâm chiếm các cơ quan khác, nó sẽ bắt đầu để lộ các triệu chứng, lúc này chúng ta mới phát hiện ra bệnh.
Trang People của Trung Quốc đã đưa ra một danh sách những thói quen xấu mà những "ứng cử viên sáng giá" của bệnh ung thư đều có. Họ cũng khuyến cáo tất cả mọi người hãy nắm kỹ những thông tin này để biết cách chăm sóc bản thân bởi ngay cả bác sĩ cũng chẳng bao giờ nói ra. Nếu cứ phạm phải các sai lầm dưới đây thì đảm bảo bạn đang tạo cơ hội cho tế bào ung thư phát triển rầm rộ.
1. Người thường xuyên uống nước nóng
Nhiều người có thói quen pha một tách trà nóng, ngồi nhâm nhi trong lúc rảnh rỗi nhưng họ không hề biết việc uống đồ nóng nhiều có thể kích thích sự phát triển của ung thư thực quản.
Nước nóng có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm niêm mạc miệng, viêm thực quản... Theo thời gian, bệnh ung thư có thể xảy ra.
Nước nóng có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm niêm mạc miệng, viêm thực quản...
Các khảo sát của Trung Quốc cho thấy những người dân sống ở Tân Cương và Triều Sơn đều có sở thích dùng trà nóng và cháo nóng. Hiện tại, người dân sống tại các khu vực này có tỷ lệ mắc ung thư thực quản, tim mạch và ung thư miệng rất cao.
2. Những người ăn ít trái cây và rau quả
Ăn nhiều cá và thịt, hạn chế ăn rau và trái cây là một thói quen sống của rất nhiều người hiện đại. Việc ăn uống thừa chất, thiếu cân bằng là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ béo phì tăng cao.
Theo nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (IADE), giữa béo phì và ung thư có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc 11 loại ung thư nguy hiểm bao gồm ung thư vú, ung thư thận, ung thư dạ dày...
Ăn uống thừa chất, thiếu cân bằng là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ béo phì tăng cao.
Ngoài ra, rau và trái cây có chứa nhiều chất xơ, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột và thải độc cho cơ thể. Từ đó, nếu bạn không ăn trái cây và rau quả, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết. Ăn ít rau và trái cây cũng sẽ làm bạn thiếu hụt các vitamin như vitamin A, axit folic và vitamin B2...
Các chuyên gia chỉ ra rằng để đảm bảo nhu cầu của cơ thể, bạn nên ăn hơn 400 gram rau mỗi ngày, không quá 75 gram thịt.
3. Người thường xuyên nhịn đại tiện
Vì bận rộn hay sợ gián đoạn công việc, rất nhiều người có thói quen nhịn đại tiện mỗi khi có nhu cầu. Nếu điều này diễn ra 1 hay 2 lần thì không có vấn đề gì nhưng nếu là thói quen xấu xuất hiện trong nhiều năm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo trang People, trong phân người có chứa nhiều chất gây ung thư, chẳng hạn như hydro sulfide, skatole và chất chuyển hóa cholesterol... Nếu chúng bị tích tụ trong ruột một thời gian dài, có thể gây kích thích niêm mạc ruột.
Vì bận rộn hay sợ gián đoạn công việc, rất nhiều người có thói quen nhịn đại tiện mỗi khi có nhu cầu...
Một cuộc khảo sát của Bệnh viện Ung thư Thiên Tân, Trung Quốc cho thấy việc lười đi đại tiện đã trở thành nguyên nhân chính gây ung thư đại trực tràng ở nhiều người trẻ.
Các chuyên gia khuyên mọi người nên nắm bắt thời điểm vàng" để đại tiện trong ngày đó là buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Nếu không thể đi vào buổi sáng, bạn cũng có thể đi đại tiện vào buổi tối bằng cách đi dạo sau bữa tối, xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ... Việc đại tiện chỉ nên diễn ra từ 3-5 phút, không nên ở trong nhà vệ sinh quá lâu để đọc sách hay dùng điện thoại di động.
4. Người thường xuyên thức khuya
Nhiều người cần phải thức khuya để làm việc, có những người thức đêm chỉ để vui chơi, giải trí và đang tự đưa mình vào danh sách "ứng cử viên sáng giá" của bệnh ung thư.
Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Khoa học Anh đã thực hiện một cuộc nghiên cứu dựa trên 1.000 bệnh nhân ung thư ở độ tuổi 30-50 trên toàn thế giới và nhận thấy 99,3% bệnh nhân đều có thói quen thức đêm.
Thức khuya là nguyên nhân gây bệnh ung thư...
Các chuyên gia chỉ ra rằng thức khuya có thể gây ra rối loạn đồng hồ sinh học, mặt khác ánh sáng ban đêm (từ đèn điện, ánh sáng điện thoại...) có thể làm hỏng sự hình thành melatonin của cơ thể, ảnh hưởng đến việc bảo vệ chức năng miễn dịch của con người.
Theo các nhà khoa học, mọi người nên đi ngủ từ 21-22 giờ mỗi ngày và thức dậy vào 5-6 giờ sáng.
5. Người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động
Dân văn phòng thường dành nhiều giờ trong ngày để ngồi một chỗ trước màn hình máy tính, khi về nhà họ lại tiếp tục ngồi nghỉ trên ghế sofa... mà không hề biết những hiểm họa của việc ít vận động có thể làm tổn thương cột sống cổ.
Các nhà khoa học y tế Nhật Bản đã phát hiện ra rằng hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày thường ăn uống quá bừa phứa và ít vận động. Còn theo các nghiên cứu của Mỹ, những người ít vận động có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn 40%-50% so với những người tập thể dục thường xuyên.
Theo các chuyên gia, cứ sau 2 giờ làm việc, bạn nên đứng lên vận động khoảng 15 phút.
6. Người thường xuyên tức giận
Nếu thường xuyên có cảm xúc tiêu cực, hay giận dữ trong cuộc sống thì bạn nên học cách vượt qua nó vì điều này cũng có thể gây hại.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người thường xuyên tức giận và không giỏi kiểm soát cảm xúc có thể gây ra bệnh ung thư vú và buồng trứng bởi cảm xúc luôn ở trong trạng thái bị kích thích.
Tức giận cũng có thể khiến bạn mắc bệnh nghiêm trọng.
Các chuyên gia chỉ ra rằng một tâm hồn cởi mở và tâm trạng vui vẻ là "kẻ thù số 1" của các tế bào ung thư. Bạn nên dành nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống và mỉm cười để có thể đẩy lùi bệnh tật.
7. Những người trang trí nhà cửa quá nhiều
Hóa ra không chỉ mùi thuốc lá, mùi xăng dầu mà ngay cả mùi của những món đồ trang trí trong nhà cũng có thể gây ra bệnh ung thư phổi.
Có rất nhiều vật liệu xây dựng có chứa các thành phần hóa học gây ung thư. Vì vậy bạn càng nghiện trang trí nhà, nguy cơ tổn thương cơ thể càng lớn.
Đối với trẻ em, ô nhiễm trang trí có nhiều khả năng khiến chúng phát triển bệnh bạch cầu. Các chuyên gia khuyên bạn nên lập kế hoạch rõ ràng trước khi mua đồ nội thất và vật liệu xây dựng để trang trí. Thường thì các sản phẩm có chất lượng thấp hơn có vị cay nồng, hãy luôn mở cửa sổ trong thời gian trang trí để thông gió, bay bớt mùi của nó...
Theo Helino
Vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư Nghiên cứu công bố trên tạp chí Seminars in Cancer Biology đã cho thấy liên hệ giữa hàm lượng vitamin D trong máu và việc mắc một số bệnh ung thư. Vitamin D là thành phần thiết yếu cho việc điều chỉnh các khoáng chất canxi và phốt pho trong cơ thể nhằm duy trì cấu trúc xương thích hợp và khỏe mạnh....