5 thói quen xấu có thể “giết chết” ô tô của bạn
Thói quen lái xe không tốt có thể làm tổn hại xe, làm giảm hiệu suất sử dụng nhiên liệu, tăng số lần xe cần bảo dưỡng trong năm và còn có thể làm hỏng xe hoàn toàn nếu gặp xui xẻo.
Vì vậy, các tài xế nên để ý và tránh xa các tật xấu khi sử dụng ô tô mà Oto.com.vn điểm qua sau đây để giảm thiểu tình trạng xe xuống cấp nhanh chóng, gây mất tiền, thời gian của tay lái.
Đây là một thói quen rất phổ biến nhưng có thể gây thiệt hại các bộ phận trên hộp số sàn và cả hộp số tự động. Trọng lượng mà chủ xe đè lên cần số được truyền xuống các bộ phận bên trong của hộp số và có thể khiến chúng hao mòn, hư hại nhanh chóng. Việc giữ cả hai tay trên vô lăng vừa bớt làm hư hộp số và cũng là phương pháp lái xe an toàn.
Ngay cả khi đang chạy trên đường phẳng, tay lái nên sử dụng phanh tay vì khi phanh xe, toàn bộ trọng lượng của chiếc xe đổ dồn về một bộ phận rất nhỏ tên là chốt đỗ (parking pawl). Theo đó, thành phần này của hộp số tự động là một đòn bẩy kim loại nhỏ có kích thước chỉ bằng ngón tay của bạn. Được biết, chốt đỗ tí hon khá dễ mòn hoặc gãy nếu bạn không kéo phanh tay.
Theo kinh nghiệm ô tô, tay lái khi đỗ với xe hộp số tự động nên thực hiện theo trình tự đạp phanh chân – kéo phanh tay – về P – tắt máy. Trường hợp đỗ xe trên mặt phẳng, tay lái có thể vào P trước khi phanh tay hay phanh tay trước P sau một cách thoải vì xe không bị trượt dốc sau khi cài P. Tuy nhiên, việc đỗ xe trên dốc nên tuân theo hướng dẫn trên.
Được biết, nhiều chủ xe cẩn trọng có thể về N. Theo đó, trình tự mới sẽ được thực hiện như sau: Đạp phanh chân – về N – dùng phanh tay – về P – tắt máy. Cách làm này giúp cố định xe hơn nữa khi đỗ.
3. Cố chạy khi nhiên liệu cạn, đồng hồ báo chạm mức E
Chắc chắn rằng rất nhiều người trong chúng ta đã ở trong tình huống không đổ đầy bình mà chỉ đổ nhiên liệu chỉ đủ để đi trong vòng một hoặc hai ngày. Tuy nhiên, chủ xe nên biết rằng điều này có thể gây thiệt hại cho hệ thống nhiên liệu. Theo đó, hầu hết các xe đều có một máy bơm nhiên liệu bên trong và được làm mát bằng chính nhiên liệu hiện diện trong bình. Mức nhiên liệu thấp liên tục sẽ khiến nhiên liệu trở nên nóng lên và làm mát máy bơm kém hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến hỏng bơm sớm do không thể hạ nhiệt đến mức hoạt động tối ưu nhất.
4. Phanh gấp, thường xuyên đè bàn đạp
Lái xe khi đè chân lên bàn đạp phanh hoặc ấn mạnh chân phanh khi xuống dốc có thể khiến xe xuống cấp nhanh chóng, cần bảo trì thường xuyên. Theo đó, hệ thống phanh sẽ nóng lên khi sử dụng và sẽ hạ nhiệt khi thả chân phan. Việc phanh gấp sẽ gây ra hiện tưởng tích nhiệt và có thể làm cho các đĩa phanh thép bị cong và mòn chất liệu má phanh. Điều này thường được biểu hiện bằng cảm giác rung ở bàn đạp phanh và trong một số trường hợp là cả vô lăng. Vì vậy, để kéo dài tuổi thọ của phanh và xe, tay lái nên sử dụng phanh một cách hợp lý và tránh trường hợp thắng gấp.
Video đang HOT
5. Bất ngờ chuyển số tiến trong khi xe đang lùi
Việc chuyển số bất ngờ là một trong những tác nhân gây hại lớn cho xe. Được biết, các tay lái khi lùi xe khỏi bãi đậu thường ngay lập tức chuyển số tiến, đạp ga cho xe chạy tới trước khi có thể dừng hẳn. Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, hệ thống truyền động vẫn đang trong quá trình lùi xe và đột nhiên bị bắt buộc thay đổi theo hướng ngược lại sẽ làm hộp số và trục lái xe xuống cấp nhanh chóng; khiến cho tài xế phải đi bảo dưỡng thường xuyên hơn.
Mặc dù các tay lái không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng xế yêu xuống cấp hoặc gặp vấn đề trong khoảng thời gian sử dụng. Tuy nhiên, việc kiểm soát các thói quen sử dụng xe sẽ góp phần lớn trong việc kéo dài tuổi thọ vận hành của ô tô. Điều này sẽ giúp xe bền hơn và người lái có thể hạn chế số lần bảo dưỡng xe trong năm.
Theo Vnexpress
Tuyệt đối không được bỏ qua nếu ô tô xuất hiện 6 đèn cảnh báo nguy hiểm này
Đèn báo ắc-quy, báo áp suất dầu phanh hay báo dầu bôi trơn động cơ là một trong những đèn báo mà tài xế cần lưu tâm nhất.
Đèn báo dầu bôi trơn động cơ thường tắt sau khi khởi động xe từ 1 đến 2 giây
Mỗi loại đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ ô tô đều có một ý nghĩa riêng, chức năng riêng. Việc hiểu đúng ý nghĩa của những đèn báo đó không phải là chuyện đơn giản ngay cả đối với những tài xế kinh nghiệm lâu năm.
Có rất nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan khiến người sử dụng xe không hiểu hết các ký hiệu đèn báo vì có rất nhiều loại đèn báo trên xe ô tô hiện nay, cùng với sự không đồng nhất về vị trí xuất hiện trên bảng điều và cách ký hiệu của các hãng. Thậm chí cùng một dòng xe thuộc một thương hiệu cũng có sự khác biệt về đèn báo khi phân phối ở từng khu vực trên toàn cầu.
Theo các chuyên gia về ô tô, dù không thể hiểu hết được các loại đèn trên ô tô thì tài xế nhất định không được bỏ qua 6 loại đèn cảnh báo dưới đây:
Đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn
Loại đèn này thường xuất hiện ngay sau khi khởi động động cơ và mất ngay sau 1 đến 2 giây. Tuy nhiên nếu đèn sáng liên tục, có nghĩa là xe đang hoạt động trong tình trạng thiếu hoặc không có dầu bôi trơn.
Tình trạng này có thể khiến động cơ bị bó, các chi tiết trong động cơ không được bôi trơn/làm mát sẽ gây hỏng động cơ.
Tốt nhất nên dừng xe, kiểm tra dầu nhớt và đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng sửa chữa.
Đèn cảnh báo áp suất lốp thường xuất hiện với một dấu chấm than màu vàng
Đèn cảnh báo áp suất lốp
Đèn sẽ sáng khi áp suất lốp trong xe không đảm bảo, thường đèn xuất hiện khi áp suất lốp thấp hơn 25% so với tiêu chuẩn.
Nếu để tình trạng lốp non sẽ làm cho lực phanh và lực bám không đều, tăng nguy cơ nổ lốp, gây mất an toàn cho người trong xe. Nguyên nhân có thể do lốp bị bục hoặc khí thẩm thấu ra ngoài. Cần kiểm tra và bơm hơi theo khuyến cáo trên sườn lốp.
Khi đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát sáng chứng tỏ nhiệt độ động cơ cao hơn mức tiêu chuẩn (động cơ nóng quá mức)
Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát
Khi đèn "TEMP" sáng chứng tỏ nhiệt độ động cơ cao hơn mức tiêu chuẩn (động cơ nóng quá mức). Các chi tiết giãn nở quá mức khiến chúng bị kẹt hoặc gãy vỡ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do hết nước làm mát hoặc hệ thống nước làm mát gặp trục trặc, bộ ổn nhiệt hoặc quạt thông gió có thể đang bật liên tục làm tiêu hao nhiên liệu hơn.
Kiểm tra mức nước trong bình nước phụ, tuyệt đói không mở nắp két nước hoặc bình nước phụ khi còn nóng bởi nước nóng sẽ gây bỏng. Việc sử dụng đúng chủng nước làm mát sẽ giúp động cơ vận hành bền bỏ và ổn định hơn.
Hệ thống túi khí hoạt động khi xảy ra va chạm mạnh, đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe
Đèn báo hệ thống túi khí
Hệ thống túi khí hoạt động khi xảy ra va chạm mạnh, đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe. Tuy nhiên khi cảnh báo hệ thống túi khi sáng có nghĩa hệ thống này đang ngừng hoạt động, và túi khí có thể không bung ra trong trường hợp cần thiết. Cần kiểm tra và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho người trong xe trước khi lưu thông.
Đèn cảnh báo dầu phanh thường xuất hiện với một dấu chấm than đỏ
Đèn cảnh báo dầu hệ thống phanh
Khi đèn này sáng, cảnh báo hệ thống phanh có vấn đề, má phanh bị mòn quá mức, hoặc thiếu dầu phanh. Khi đạp phanh sẽ có cảm giác mềm hơn bình thường, phanh khó ăn hơn, cảm giác chanh phanh mềm còn có thể do hỏng một trong số các cupen phanh làm giảm hoặc mất áp suất dầu phanh.
Đèn cảnh báo nạp điện cho ắc quy
Đèn cảnh báo nạp điện cho ắc quy
Nguyên nhân đèn cảnh báo ắc-quy bật sáng có thể là do cáp nối ắc-quy bị hỏng hoặc bị ăn mòn. Hay như các thành phần kết nối dây khác của hệ thống sạc, hoặc có thể là vấn đề với bộ phận điều khiển điện thế hay nguồn điện.
Nguyên nhân cũng có thể là do máy phát điện không làm việc. Điều này có thể do dây cua-roa dẫn động máy phát bị trùng hay đứt. Nếu dây cua-roa dẫn động vẫn bình thường thì có thể là dây điện kích từ nằm sau máy phát điện bị lỏng hoặc đứt hoặc tệ hơn là máy phát bị hỏng.
Ngoài ra cũng có thể là do đường dây đấu giữa ắc-quy và máy phát bị đứt. Mặc dù dây dẫn này khá to, chắc chắn và có thể bền với tuổi thọ của xe. Xong nhiều trường hợp nguồn bị đứt do chuột cắn trong quá trình lưu xe hoặc đơn giản là điểm tiếp xúc đầu cực bị lỏng.
Ngay khi nhận thấy sự xuất hiện của đèn cảnh báo trên trong khi vận hành xe, lái xe cần bình tĩnh xử lý tránh gặp sai lầm. Điều tối kỵ cần tránh là tháo ắc-quy trong lúc xe đang nổ. Hậu quả là nhiều hệ thống trên xe bị tê liệt, thậm chí chết hẳn. Việc khắc phục mất rất nhiều thời gian và chi phí vô cùng tốn kém.
Trong trường hợp ở xa mà không thể về đến trung tâm dịch vụ uy tín thì giải pháp khắc phục tạm thời là mang xe đến xưởng dịch vụ gần nhất, tắt máy, tháo ắc-quy ra sạc đầy, lắp vào rồi mang xe về xưởng. Ngay sau khi thực hiện động tác tháo, lắp ắc-quy có thể một vài hệ thống trên một số dòng xe cao cấp sẽ báo lỗi nhưng chưa đến mức nguy hiểm.
Theo Giaothong
Khói bất thường từ ống xả, kinh nghiệm "khám và điều trị" bệnh cho ô tô Khi xuất hiện hiện tượng khói ống xả ô tô có màu bất thường cũng là lúc bạn cần phải đưa xe đi bảo dưỡng, tránh tình trạng để lâu ngày thêm nặng gây khó khăn và tốn kém cho việc sửa chữa về sau. Ô tô có hiện tượng xả khói màu bất thường như xanh, đen, xám, trắng đục là lúc...