5 thói quen tốt giúp ngăn ngừa ung thư phổi
Thực hiện những thói quen này có thể giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư phổi, một trong những loại ung thư nguy hiểm và phổ biến nhất.
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thu phổi – SHUTTERSTOCK
Đừng bao giờ đụng đến thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90% những ca ung thu phổi ở Mỹ. Hiệp hội Phổi Mỹ phát hiện đàn ông hút thuốc có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 23 lần người không hút thuốc. Tỉ lệ này ở phụ nữ là 13 lần, theo Reader’s Digest.
Nếu chưa hút thuốc thì đừng bao giờ hút. Nếu đã lỡ hút thì phải bỏ thuốc. Bỏ thuốc lá cũng giúp kéo dài đáng kể tuổi thọ.
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho biết những người từ 25-35 tuổi bỏ thuốc lá có thể sống lâu hơn khoảng 10 năm so với người vẫn hút.
Trong khi đó, những người từ 35-44 tuổi bỏ thuốc thì sống lâu hơn 9 năm. Con số này ở người bỏ thuốc trong giai đoạn 45-54 tuổi là 6 năm.
Tránh xa khu vực có thuốc lá
Hút thuốc thụ động có thể gây ung thư nếu tiếp xúc quá thường xuyên với khói lá. Hút thuốc thụ động mang lại những nguy cơ mắc bệnh y hệt như người hút thuốc lá trực tiếp, phó giáo sư y khoa – bác sĩ Kyle Hogarth (tại Đại học Chiacago, Mỹ), cảnh báo.
Hút thuốc lá thụ động làm tăng 20-30% nguy cơ mắc ung thư phổi, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể xác định được tiếp xúc với lượng khói thuốc bao nhiêu sẽ gây ung thư phổi. Nguy cơ mắc ung thư phổi ở người hút thuốc thụ động phụ thuộc rất nhiều vào lượng khói thuốc hút phải và mức độ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, ông Hogarth cho biết.
Tránh các chất gây ung thư tại nơi làm việc
Nếu bạn phải làm việc ở những nơi thường xuyên xuất hiện các chất gây ung thư, chẳng hạn như ở công trường xây dựng hay nhà máy hạt nhận, thì nhất thiết phải biết cách tự bảo vệ mình.
Video đang HOT
Các thiết bị bảo vệ lao động, dù chỉ đơn giản là chiếc khẩu trang, cũng vô cùng cần thiết. Mọi người vẫn phải đeo ngay cả khi cảm thấy khó chịu.
Những người làm việc trong môi trường như vậy nếu bỗng cảm thấy khó thở thì nên đi khám để kiểm tra ung thư phổi. Các chuyên gia cũng khuyến cáo họ nên đi khám hằng năm nếu phải làm việc liên tục trong môi trường có nhiều chất gây ung thư, theo Reader’s Digest.
Ăn uống lành mạnh
Dù không có bất cứ một loại thực phẩm nào có thể ngăn ngừa ung thư phổi nhưng ăn uống lành mạnh giúp chúng ta có khả năng phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Ăn uống lành mạnh có lợi ích như tập thể dục và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Mọi người cần ăn nhiều trái cây giàu vitamin như bơ, xoài và các loại hạt như hạnh nhân, bác sĩ Hogarth tiết lộ.
Ngoài ra, chất béo và đường chỉ nên ăn ở mức vừa phải. Uống nhiều nước.
Một người ăn uống lành mạnh và không hút thuốc thì không thể có nguy cơ mắc ung thư cao, ông nói thêm
Tập thể dục thường xuyên
Kết hợp chế độ ăn lành mạnh, không hút và tránh tiếp xúc với thuốc lá kết hợp với chế độ tập luyện thể dục thường xuyên sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi.
Mọi người nên tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần. Tập thể dục không nhất thiết là phải leo lên máy chạy bộ hay đạp xe. Đi bộ vòng quanh khu phố nơi mình đang sống cũng là cách tập thể dục. Nếu đến một trung tâm mua sắm, hãy tranh thủ tập thể dục bằng các để xe ở tòa nhà gần đó và đi bộ đến trung tâm.
Với những người quá bận rộn thì đây là những cách tranh thủ tập thể dục rất tốt.
Ung thư phổi là một trong số nhiều loại ung thư có thể ngăn ngừa được bằng cách tập thể dục, theo Reader’s Digest.
Theo thanhnien.vn
Những "thủ phạm" giấu mặt gây ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến và cực kỳ nguy hiểm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư phổi không loại trừ một ai, đặc biệt ở những người sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, nhiều bệnh nhân thường tự hỏi rằng tôi không hút thuốc lá, vậy tại sao vẫn mắc bệnh. Thuốc lá được coi là "thủ phạm" hàng đầu gây ung thư phổi , nhưng còn một loạt các yếu tố nguy cơ khác cũng là những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Nó âm thầm hủy hoại sức khỏe của con người mà người bệnh không hề hay biết, chỉ đến khi có những dấu hiệu khởi phát như sút cân, mệt mỏi, ho, đau ngực... kéo dài, lúc đó bệnh đã qua giai đoạn khởi phát và bắt đầu trở nặng.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư phổi dưới đây để bạn tham khảo. Bạn cần sẵn sàng đi khám bệnh, chẩn đoán sớm nếu phải sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Khi đó bạn là người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh, cần chia sẻ với bác sĩ để phát hiện và điều trị có hiệu quả cao.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi . Theo WHO, hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong ở 20% các trường hợp ung thư, và 70% các trường hợp tử vong vì ung thư phổi trên toàn thế giới.
Như vậy có thể nói, lối sống thiếu lành mạnh, không khoa học góp phần làm trầm trọng thêm căn bệnh ung thư phổi ở người. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi lối sống. Theo nghiên cứu mới được công bố, nếu một người ngừng hút thuốc trên 10 năm, nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm 30-50%.
Các nghiên cứu đã chứng minh cơ chế gây ung thư phổi từ thuốc lá. Khói thuốc lá chứa khoảng 4.000 chất, trong đó có khoảng 40 chất gây ung thư như nicotin, oxide carbon, benzene, formaldehyde, ammonia, acetone, arsenic, hydrogen cyanide...
Khi khói thuốc lá xâm nhập vào đường thở, xuống phổi, chúng làm lông mao cấu thành nên phổi bị tê liệt, thậm chí bị phá hủy, khiến cho phổi không thể làm việc, tống các chất độc hại của khói thuốc khỏi cơ thể.
Vì thế người nghiện thuốc lá thường bị ho, dễ viêm đường hô hấp, trong đó có cả viêm phổi. Người hút thuốc chức năng phổi hoạt động kém hơn người bình thường từ 2-4 lần, nếu nghiện thuốc trước năm 15 tuổi có nguy cơ ung thư gấp 4 lần so với người hút thuốc sau năm 25 tuổi.
Như đã nói ở trên, khi hút thuốc, các lông mao trong phổi bị tê liệt, làm các chất độc hại từ khói thuốc lá bị đọng lại đường hô hấp, nhiều chất độc hại làm biến đổi các tế bào phổi bình thường, trở thành các tế bào gây ung thư.
Hay một dạng tấn công phá hủy nhu mô phổi khác của thuốc lá là làm cho người hút thuốc bị viêm đường hô hấp, phổi kinh niên, chỗ viêm lâu ngày tiết ra các chất phá hủy nhu mô phổi gây tổn thương phổi....
Hút thuốc thụ động
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, nhưng nó không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất. Hít phải khói thuốc lá một cách thụ động cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của bạn. Trong một nghiên cứu tại Mỹ kết luận, những người kết hôn với người nghiện thuốc hay trong gia đình có người nghiện thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn từ 20-30% so với người bình thường.
Cơ chế gây bệnh ung thư phổi đối với hút thuốc thụ động cũng không khác nhiều so với hút thuốc chủ động. Người hút thuốc thường hít vào phổi bằng luồng khói chính nhưng chỉ chiếm khoảng 20%, 80% các luồng khói còn lại từ thuốc lá gọi là luồng khói phụ, giữa các lần hít thuốc, ra môi trường xung quanh.
Luồng khói phụ độc hại gấp nhiều lần luồng khói chính, đây chính là nguyên nhân gây ung thư phổi cho những người hít phải khói thuốc lá thụ động hay trong gia đình có người hút thuốc.
Ung thư phổi do phơi nhiễm
Bên cạnh khói thuốc lá, một số công việc có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi . Đó là những người phải làm việc trong môi trường có chứa uranium, thạch tín và các hóa chất khác. Chẳng hạn như amiăng, đây là loại chất độc hại trong sản xuất tấm lợp ở Việt Nam được nhiều quốc gia châu Âu cấm sử dụng do chúng gây bệnh ung thư phổi.
Theo các chuyên gia y tế từ Đại học John Hopskin, việc sử dụng amiăng trong sản xuất độc hại, nó có thể gây bệnh khi người bệnh tiếp xúc 20-30 năm trước đó. Amiăng đã bị cấm sử dụng ở 28 quốc gia châu Âu nhưng hiện vẫn được nhiều nước sản xuất và sử dụng trong đó có Việt Nam.
Khí radon gây ung thư phổi
Một trong những loại khí gây ra căn bệnh nghiêm trọng này mà ít được để ý đến là khí radon, đây là một chất khí phóng xạ tự nhiên ở trong lòng đất, phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Loại khí này không thể nhìn hay ngửi thấy mà chỉ có thể phát hiện được bằng các dụng cụ đo đạc chuyên nghiệp.
Một đặc điểm dễ nhận ra của loại khí này là giải phóng khi mặt đất bị nứt. Khi nền nhà có vết nứt hay tạo thành các lỗ tiếp xúc với đất, chính là môi trường thuận lợi để khí radon thoát ra. Theo nghiên cứu khí radon là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến ung thư phổi ở Mỹ, có khoảng 12% các ca tử vong vì ung thư phổi có liên quan đến tiếp xúc với khí radon.
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra ung thư phổi
Theo WHO, mỗi năm có khoảng 223.000 ca tử vong vì ung thư phổi do ô nhiễm không khí. Mặc dù cơ quan đứng đầu về y tế thế giới nhận định, các trường hợp mắc ung thư phổi do ô nhiễm không khí ít hơn so với hút thuốc lá, nhưng nó cũng chiếm một tỷ lệ cao.
Những ô nhiễm từ xe hơi, nhà máy, do cháy rừng, các điều kiện tự nhiên ... thường sản sinh ra khói gây ô nhiễm như nitrogen oxide, hay các bụi trong không khí... Chúng gây ra các bệnh bụi phổi hay ung thư phổi.
Các yếu tố nguy cơ khác
Còn rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi như tiền sử gia đình có người ung thư phổi, nhất là những người thuộc quan hệ cận huyết; sử dụng nguồn nước có nhiễm asen....
Hiện nay còn rất nhiều vấn đề liên quan đến căn bệnh ung thư phổi mà khoa học đang đi tìm câu trả lời như trong nhóm những người không hút thuốc, tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư phổi cao hơn so với nam giới hay ở ung thư tuyến- một loại của bệnh ung thư phổi thường xảy ra ở người không hút thuốc....
Theo Trí Thức Trẻ
Ghiền nặn gãi da: Bệnh tâm thần kỳ quái! Nặn mụn, cào gãi da vì ngứa là một động thái bản năng tự nhiên giúp cơ thể thoát khỏi tác nhân kích thích khi bị bệnh lý da để có được cảm giác thoải mái, dễ chịu. Nhưng việc gãi nặn da sẽ trở thành bệnh lý khi động thái này trở thành sở thích, thói quen dù da chẳng có tổn...