5 thói quen tắm gội rất phổ biến nhưng lại không hề tốt cho sức khỏe mà chúng ta cần chấm dứt ngay
Dưới đây là 5 thói quen tắm gội bạn cần biết mà né tránh, đặc biệt là thói quen thứ 5 hầu như ai cũng mắc.
Có lẽ bạn đang tự hỏi có điều gì trong nhà tắm mà chúng ta không thể làm? Rõ ràng là trong nhà tắm, việc của chúng ta chỉ có thể là đứng dưới vòi nước hay ngâm mình trong bồn để tắm, làm các thao tác vệ sinh cá nhân… Vậy có gì là sai? Thực tế là, theo các chuyên gia sức khỏe, có những thói quen chúng ta vẫn làm trong nhà tắm và nghĩ rằng như thế là bình thường nhưng thực ra lại không hề tốt cho sức khỏe.
Có những thói quen chúng ta vẫn làm trong nhà tắm và nghĩ rằng như thế là bình thường nhưng thực ra lại không hề tốt cho sức khỏe.
Trang Bright Side đã tìm thấy một vài thói quen tắm gội không tốt nhưng nhiều người vẫn thực hiện hàng ngày. Bạn hãy xem để còn biết mà tránh nhé, đặc biệt là thói quen thứ 5 hầu như ai cũng mắc.
Khi bạn rửa mặt bằng nước nóng, nó sẽ loại bỏ các loại dầu tự nhiên trong da một cách nhanh chóng, khiến làn da của bạn bị khô.
Có vẻ như rất thuận tiện để rửa mặt trong khi bạn đang tắm, nhưng nó sẽ thực sự không tốt cho khuôn mặt của bạn nếu như bạn rửa mặt bằng nước nóng hoặc nước ấm. Rất nhiều người thường thích tắm dưới nước nóng và thường tiện thể rửa mặt luôn. Nhưng theo bác sĩ da liễu Jessica Krant chia sẻ trên HuffingtonPost.com thì khi bạn rửa mặt bằng nước nóng, nó sẽ loại bỏ các loại dầu tự nhiên trong da một cách nhanh chóng, khiến làn da của bạn bị khô.
Da trên khuôn mặt của bạn là cực kỳ tinh tế và có một số mao mạch tốt (mạch máu) ngay dưới da. Ngoài ra, có nhiều lỗ chân lông trên da mặt của bạn hơn bất cứ nơi nào khác trên cơ thể của bạn. Tất cả những yếu tố này cùng nhau làm cho làn da của bạn dễ bị tổn thương do nhiệt độ khắc nghiệt. Do đó khi bạn rửa mặt bằng nước nóng, các mạch máu bên dưới dễ bị tổn thương, làm cho da bạn bị kích ứng và thậm chí bạn có thể thấy các đốm màu đỏ. Theo các chuyên gia rửa mặt bằng nước nóng cũng gây bùng phát mụn ở những bệnh nhân có làn da rất nhạy cảm và một tình trạng gọi là bệnh rosacea (tình trạng da mặt cực kỳ nhạy cảm và dẫn đến sự hình thành các mảng đỏ). Chính vì vậy, tốt hơn nên sử dụng nước lạnh khi rửa mặt để không gây hại cho làn da.
2. Không rửa chân trong khi tắm
Video đang HOT
Chúng ta nên làm sạch đôi chân của mình thường xuyên như chúng ta làm sạch khuôn mặt.
Có bao nhiêu người trong số các bạn nghĩ rằng đang đứng trong phòng tắm và để những bọt xà phòng nhỏ giọt xuống từ cơ thể của bạn và trên bàn chân của bạn là đủ để làm cho chúng sạch sẽ? Có vẻ như nhiều người cho rằng khi bạn đang đứng ngay dưới vòi nước để tắm và như thế thì chân cũng sạch, vậy nên rõ ràng rửa chân là điều hoàn toàn không cần thiết. Thế nhưng, rất tiếc đây lại là quan niệm vô cùng sai lầm. Dù bạn đứng dưới vòi nước bao nhiêu lâu thì chân bạn không thể tự động sạch.
Theo bác sĩ podiatrist Emma Supple từ trường Cao đẳng Podiatry ở Anh, chúng ta nên làm sạch đôi chân của mình thường xuyên như chúng ta làm sạch khuôn mặt. Bàn chân của chúng ta tiếp xúc với tất cả mọi thứ khi chúng ta đi bộ và chúng cũng đổ mồ hôi.
Những chất bẩn tích nếu không được làm sạch sẽ tích tụ gây ra các vết “chai chân” (những cục cứng ở bàn chân), nhiễm nấm, nghiêm trọng hơn là nhiễm khuẩn và virus. Bàn chân làm một công việc lớn lao cho chúng ta vì vậy chúng xứng đáng được rửa sạch sẽ, ngay cả khi bạn đang tắm, nói cách khác đây là việc bạn cần làm thường xuyên.
3. Gội đầu hàng ngày
Quy tắc cơ bản rất đơn giản: Gội đầu khi cần.
Gội đầu mỗi ngày không phải là một ý tưởng tốt bởi vì gội đầu thường xuyên có thể làm khô da đầu của bạn. Đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Theo Lynne Goldberg, bác sĩ đa khoa đồng thời là giám đốc của phòng khám chuyên khoa tóc thuộc bệnh viện Boston Medical Center, chúng ta không nên gội đầu quá thường xuyên bởi: “Nghe có vẻ ngược đời nhưng những người gội đầu nhiều để tránh cho tóc khỏi bết dính sẽ khiến da đầu bị khô và tiết ra nhiều chất nhờn hơn”.
Quy tắc cơ bản rất đơn giản: Gội đầu khi cần. Chỉ khi bạn làm việc quá nhiều và đổ mồ hôi “như điên” thì bạn mới cần phải gội đầu thường xuyên hơn. Nếu bạn muốn gội đầu hàng ngày, hãy thử sử dụng dầu gội đầu khô và gội đầu mỗi ngày.
4. Tắm quá nhiều lần trong ngày
Tắm nhiều lần trong ngày khiến da dễ bị nứt nẻ và bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm qua da cao hơn.
Theo hai nhà khoa học Đức là tiến sĩ Joshua Zeichner và tiến sĩ Ranella Hirsch, tắm rửa quá thường xuyên, đặc biệt là với nước nóng sẽ không tốt cho da của bạn. Bởi lẽ tắm nhiều lần sẽ làm cho các lợi khuẩn cũng như lớp dầu trên da bị mất đi, khiến da ngày càng bị khô nhiều hơn. Điều này khiến da dễ bị nứt nẻ và bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm qua da cao hơn.
5. Dùng quá nhiều sữa tắm hoặc xà phòng nhiều bọt
Các thành phần có trong xà phòng thường chứa những hóa chất hút cả dầu và nước.
“Các sản phẩm vệ sinh này cũng có thể làm mất đi các loại dầu tự nhiên của da”, tiến sĩ Woolery-Lloyd, người đồng sáng lập Trung tâm chăm sóc da Specific Beauty ở New York, cho biết. “Các thành phần có trong xà phòng thường chứa những hóa chất hút cả dầu và nước.
Khi kết hợp với nước, chúng có thể hút dầu từ làn da của chúng ta một cách tự nhiên. Bởi vậy, dùng các loại sữa tắm, xà phòng tắm có chứa chất tẩy rửa càng cao càng dễ khiến làn da bị khô, nhạy cảm và dễ bị bệnh ngoài da hơn”, cô giải thích.
Nguồn: BS/Huffington
Theo Helino
Nguy cơ vô sinh khi tinh trùng đặc quánh có máu
Bệnh gây viêm, nhiễm khuẩn đường sinh dục, tăng độ nhớt, giãn các mao mạch, giảm số lượng tinh trùng và gây hiếm muộn, vô sinh cao.
Ảnh minh họa
Trần Hưng 27 tuổi, đang làm việc tại Hà Nội. Vợ chồng lấy nhau được một năm và dự định có con, song Hưng cảm thấy lo lắng bởi có một vấn đề thầm kín không biết tỏ cùng ai. Đó là tình trạng tinh dịch đặc quánh, đôi khi còn xuất hiện ít máu. Hưng hoang mang không biết hiện tượng này có ảnh hưởng đến khả năng có con không.
Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Trưởng khoa Nam học Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, tinh dịch đặc quánh mỗi khi xuất tinh trong chuyên môn gọi là tinh dịch có độ nhớt cao. Tinh dịch có độ nhớt cao, làm giảm khả năng di động của tinh trùng cả ở trong đường sinh dục nam lẫn nữ, song làm cho tinh trùng khó bơi đến đích để thụ thai. Tình trạng này có thể dẫn tới giảm số lượng tinh trùng và gây hiếm muộn, vô sinh.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng tinh dịch độ nhớt cao. Trong đó chủ yếu là tình trạng nhiễm khuẩn trong đường dẫn tinh, viêm các tuyến sinh dục phụ, tăng bạch cầu trong tinh dịch, tăng các gốc oxy hóa trong tinh dịch, giảm hoặc mất chức năng một số tuyến sinh dục, ví dụ như túi tinh.
Bệnh nhân mô tả thi thoảng có xuất hiện cả máu trong tinh dịch. Đó là do các mạch máu trong đường sinh dục bị vỡ ra trong quá trình nạp tinh hoặc trong quá trình tống xuất tinh dịch ra ngoài. Tinh dịch lẫn máu cũng có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Với người trẻ chủ yếu là tình trạng viêm nhiễm khuẩn hoặc giãn cấu trúc mao mạch ụ núi của tiền liệt tuyến, sỏi hoặc viêm túi tinh. Ngoài ra còn những nguyên nhân ít gặp hơn như rối loạn đông máu, suy gan, chấn thương tinh hoàn, mào tinh hoàn hay bệnh lý khối u ác tính.
Với tình trạng tinh trùng đặc và có máu, theo bác sĩ Hưng, nhiều khả năng người bệnh đang bị viêm và nhiễm khuẩn đường sinh dục, gây tăng độ nhớt, gây giãn vỡ các mao mạch và xuất hiện máu trong tinh dịch. Nếu không được can thiệp sớm, tình trạng này sẽ gây tác hại rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản, lý do:
- Vi khuẩn có thể làm tổn thương tinh trùng và làm mất chức năng của tinh trùng.
- Viêm tuyến sinh dục gây giảm tiết dịch nuôi dưỡng và các chất bảo vệ tinh trùng, làm tinh trùng yếu, tăng độ nhớt của tinh dịch.
- Viêm và giãn vỡ mao mạch trong đường ống dẫn tinh gây tắc, bán tắc đường dẫn tinh. Để lâu tình trạng tắc và bán tắc đường dẫn tinh sẽ xuất hiện, tinh trùng không đi ra được sẽ bị ứ lại và chết ngay tại trong đường ống. Lúc đó cơ thể sẽ sản xuất kháng thể để tiêu diệt tinh trùng (kháng thể kháng tinh trùng).
Bác sĩ Hưng khuyên, để xác định được chính xác tinh dịch có bị nhớt, lẫn máu hay không và nguyên nhân, bạn nên đến khám tại các cơ sở uy tín chuyên sâu như Bệnh viện Nam Học và Hiếm muộn Hà Nội, Trung tâm Nam học Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Sau khi khám xét và đánh giá đầy đủ, các bác sĩ sẽ điều trị và xử lý các tình trạng này giúp vợ chồng sớm có con.
Cao Khẩm
Theo vnexpress.net
4 lý do ngày xưa bà đỡ luôn giục đun nước nóng khi đỡ đẻ, lý do thứ 2 sẽ khiến bạn bất ngờ Ngày xưa, nước nóng là yếu tố cần thiết, không thể thiếu trong những lần sinh đẻ của phụ nữ khi điều kiện y học chưa phát triển như bây giờ. Chắc hẳn bạn sẽ không xa lạ với hình ảnh người thân cuống quýt đun nước sôi mỗi khi trong nhà có phụ nữ sinh đẻ nếu thường xuyên theo dõi các...