5 thói quen ít ngờ khiến bạn bị ốm
Ngoài thể trạng, chính những thói quen khó ngờ lại là thủ phạm khiến bạn hay ốm.
Lười ăn sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Việc ăn sáng không chỉ giúp nạp năng lượng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe.
Theo Keri Glassman, chuyên gia dinh dưỡng và tác giả của cuốn The New You and Improved Diet thì hơn 60% kháng thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng được tìm thấy trong ruột, vì vậy việc giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh là rất quan trọng.
Bữa sáng là thời điểm hoàn hảo để ăn sữa chua, hoa quả để đối phó với mùa cúm.
Phản ứng thái quá
Đôi khi chúng ta gặp phải những việc không theo ý muốn. Nhưng nếu bạn cứ bị ám ảnh bởi những điều gây bực dọc này, thì nó không chỉ khiến bạn bị stress mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác.
Bác sĩ Robin Berzin cho biết “việc này khiến nồng độ cortisol tăng cao, dẫn tới tăng đường huyết và giảm sức chiến đấu của hệ miễn dịch. Ảnh hưởng của nó có thể kéo dài trong nhiều ngày. Vì vậy nếu lần tới bạn gặp phải một vấn đề gây bực bội thì hãy hít thở thật sâu và cố gắng tìm cách giải tỏa những khó chịu đó.
Bỏ qua việc tập luyện
Thời tiết lạnh vào mùa đông khiến bạn có xu hướng lười tập luyện. Tuy nhiên, việc rèn luyện thể chất là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc đốt cháy calo, tập luyện hàng ngày còn giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn và vi rút gây bệnh.
“Tập luyện giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi phổi, do đó giảm nguy cơ bị ốm và có thể tăng cường kháng thể và giúp tế bào bạch cầu tuần hoàn trong cơ thể nhanh hơn để phát hiện những bệnh tiềm ẩn. Việc tăng nhiệt độ cơ thể do tập luyện cũng giúp ngăn ngừa sự tăng trưởng của vi khuẩn”, Glassman cho biết.
Lười vệ sinh đồ dùng
Bạn dành rất nhiều thời gian để lướt web bằng điện thoại song bạn có biết rằng màn hình điện thoại còn chứa nhiều mầm bệnh hơn cả bồn cầu nhà vệ sinh?
Video đang HOT
Theo bác sĩ Danine Fruge, những đồ dùng hoặc những bề mặt mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc hàng ngày có thể là nơi ẩn nấu của rất nhiều mầm bệnh.
Vì vậy hãy tạo thói quen lau các đồ dùng như bàn phím máy tính, tay nắm cửa, đồ chơi trẻ em và điều khiển tivi bằng dung dịch khử trùng, rửa tay trước khi rời Bạn có thói quen rửa tay trước những bữa ăn chính, song còn các bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều thì sao? Thời điểm này bạn thường quên việc rửa tay và đã vô tình đưa vi khuẩn vào miệng. Theo bác sĩ Berzin lây lan virus từ tay lên mặt chiếm 1/3 các trường hợp cúm. Vì vậy lần tới hãy đảm bảo là bạn đã rửa tay trước khi ăn, dù chỉ là ăn vặt.
Theo TNO
8 bí quyết của những người rất ít khi bị ốm
Nếu bạn muốn được như những người rất ít khi bị ốm thì nên biết đến những bí quyết như tắm nước lạnh, ăn sữa chua, không ngồi lâu, có nhiều bạn...
Dưới đây là 8 thói quen giúp bạn luôn khỏe mạnh và rất ít khi bị ốm.
1. Không ngồi lâu một chỗ
Ngồi lâu một chỗ sẽ "rất bất lợi cho sức khỏe của bạn cho dù bạn có thường xuyên tập thể dục tại chỗ bạn ngồi", đây là quan điểm của Gene Stone, tác giả của cuốn sách "Bí mật của những người không bao giờ bị bệnh". Thực tế đúng như vậy. Những người làm công việc hành chánh, văn phòng, ngồi máy tính... do phải ngồi lâu nên cơ thể thiếu vận động, sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm...
Ngồi lâu một chỗ khiến cho thức ăn dung nạp vào cơ thể sẽ không được đốt cháy hết và sẽ tích tụ, làm cho dạ dày, ruột không được nghỉ ngơi, về lâu dài dẫn đến các bệnh về tiêu hóa. Rất nhiều người làm việc ngồi một chỗ bị tình trạng đau cổ, đau gáy, vai, đau thắt lưng do máu không lưu thông.
Vì vậy, những người biết quan tâm sức khỏe của mình là những người thường xuyên vận động cho dù đang ở chỗ làm. Họ có thói quen đứng lên, đi lại sau khoảng 1-2 giờ ngồi làm việc mệt mỏi.
Ảnh minh họa
2. Tắm nước lạnh
Tắm nước lạnh có tác dụng cải thiện lưu thông máu, tăng cường lưu thông dưới da, tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn giúp bạn khỏe mạnh. Ngoài ra, tắm nước lạnh còn giúp cải thiện tâm trạng và tiếp thêm sinh lực cho cơ thể của bạn.
Một nghiên cứu của những người thường xuyên đi bơi tại Berlin cho thấy tiếp xúc với nồng độ nước lạnh cũng là một cách tự nhiên giúp tăng cường hiệu quả của các chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Trong trường hợp bạn không thể chịu được nước lạnh quá thì cũng không nên tắm nước quá nóng.
Ảnh minh họa
3. Mở rộng quan hệ xã hội
Những người có mối quan hệ xã hội tốt thường có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và ít có nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm trong cơ thể, theo nghiên cứu của Thụy Điển. Cũng theo nghiên cứu này, những người có ít hoặc không có bạn thân sẽ có nguy cơ đau tim cao hơn những người có nhiều bạn tới 50%.
Sở dĩ mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn là do bạn có thể dễ dàng chia sẻ tâm tư với nhiều người để giải tỏa tâm lý và tránh được những cơn căng thẳng không cần thiết.
Ảnh minh họa
4. Ăn tỏi hàng ngày
Tỏi có tác dụng làm giảm huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể, đẩy lùi được bệnh nhiễm trùng vi khuẩn tụ cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ... vì vậy, ăn tỏi chính là một cách giúp con người khỏe mạnh.
Trong thực tế, các nhà khoa học từ Đại học Tây Úc cho thấy những người thường xuyên tiêu thụ tỏi hàng ngày sẽ giảm 50% nguy cơ bị ốm so với những người ít ăn tỏi. Nếu muốn khỏe mạnh, tránh bệnh tật, hãy ăn tỏi sống hoặc chín tùy sở thích của bạn.
Ảnh minh họa
5. Ngủ trưa
Chỉ cần một vài phút ngủ trưa cũng giúp cơ thể bạn nhanh chóng lấy lại năng lượng và tăng cường hiệu quả chống lại bệnh trong cơ thể. Ngủ chợp mắt buổi trưa cũng làm cho các tế bào miễn dịch tăng lên, giảm nguy cơ canxi tích tụ trong động mạch tim và hạn chế việc sản xuất hormone có hại trong cơ thể. Các hormone này xuất hiện khi cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm và chúng sẽ khiến cho cơ thể mất đi khả năng tự sửa chữa các tế bào bị thiệt hại trong cơ thể.
Vì vậy để khỏe mạnh, bạn hãy tranh thủ ngủ trưa một chút trong khoảng thời gian 1-3 giờ chiều vì thời gian này là lý tưởng nhất để cơ thể bạn phục hồi và lấy lại năng lượng cho buổi chiều, tối.
Ảnh minh họa
6. Tập yoga
Yoga là một trong những phương pháp tập luyện có tác dụng điều hoà công năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng, làm cho hệ thần kinh thông suốt, khí huyết trở nên dồi dào, mọi quan hệ trên, dưới, trong ngoài thêm gắn bó, giúp cơ thể thích nghi tốt với biến đổi của môi trường bên ngoài. Luyện Yoga còn giúp cho cơ thề bồi đắp chính khí, phục hồi và duy trì cân bằng âm dương.
Thường xuyên tham gia vào các buổi tập yoga cũng có thể đảo ngược một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và béo phì.
Ảnh minh họa
7. Cắt giảm lượng calo vào cơ thể
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn ít có "tác động tích cực đối với sức khỏe tổng thể" và "một chế độ ăn uống hạn chế calo thừa trong cơ thể sẽ giúp bạn giảm 25% nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, giảm cholesterol...".
Tuy nhiên, nếu ăn uống quá kham khổ để giảm calo, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu dinh dưỡng, vitamin. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần chú ý trong chuyện ăn uống, vẫn ăn đầy đủ dưỡng chất nhưng với một lượng vừa phải.
Ảnh minh họa
8. Ăn sữa chua hàng ngày
Chế phẩm sinh học này có chứa nhiều vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Nó có tác động có lợi tới đường tiêu hóa và cũng có tác dụng giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Đó chính là lý do tại sao những người khỏe mạnh thường có thói quen ăn sữa chua hàng ngày.
Theo VNE
Bị ôm vỡ túi ngực, đòi bồi thường 1 tỷ đồng Một phụ nữ Chicago đã kiện nhà hàng và nhân viên bởi anh này ôm 'quá đà' khiến túi ngực của bà bị vỡ. Trong đơn, bà Kelli Belpediocho biết, khi bước vào nhà hàng Epic Restaurant ngày 29/3/2013, bà được nhân viên trực cửa 'chào mừng' bằng chiếc ôm quá mạnh. 'Khi Schyler Truesdell ôm ghì bà Kelli Belpedio, bà cảm thấy...