5 thói quen hàng ngày có thể là “máy gia tốc” ung thư, bỏ sớm kẻo mang họa vào thân
Ngoài những yếu tố về di truyền hay tuổi tác khó tránh khỏi, đa phần ung thư đều xuất phát từ 5 thói quen hàng ngày này của nhiều người.
Ngày nay, ung thư dần trở thành căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nó không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn có thể gây ra gánh nặng kinh tế và phá nát cả một gia đình. Do đó, trong cuộc đời, không ai muốn phải chạm trán với căn bệnh quái ác này.
Tuy nhiên, nếu bạn cứ giữ 5 thói quen này hàng ngày thì chúng chẳng khác nào chiếc “máy gia tốc” ung thư và chẳng sớm thì muộn tế bào ung thư cũng phát triển trong cơ thể bạn.
1. Hút thuốc
Mặc dù nhiều người không cho rằng hút thuốc là có hại nhưng hút thuốc đã được khoa học chứng minh là một trong những nhân tố gây ung thư, nó có liên quan đến nhiều loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư phổi.
Ngoài ra, hút thuốc lá còn là một trong những sát thủ gây các bệnh ung thư cơ quan tiêu hóa như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy và ung thư đại trực tràng.
Điều này là do hơn 3000 loại hóa chất được tạo ra khi đốt thuốc lá, trong đó có gần 70 loại chất gây ung thư chẳng hạn như benzopyrene và nitrosamine. Chúng sẽ tiếp tục ở lại trong cơ thể và gây tổn hại đến DNA của tế bào, làm tăng khả năng trở thành ung thư.
2. Nghiện rượu
Giống như thuốc lá, rượu được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào hàng ngũ những chất gây ung thư loại 1. Tác hại của rượu đối với con người trên phạm vi toàn cơ thể, có rất nhiều loại ung thư liên quan đến nó từ đường tiêu hóa đến hệ thống trao đổi chất đều có thể bị tổn thương do rượu.
Những người nghiện rượu lâu năm có thể mắc các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa và bệnh gan, đồng thời, chất chuyển hóa trung gian của rượu là acetaldehyde cũng có thể gây tổn thương DNA của tế bào, do đó làm tăng nguy cơ ung thư tế bào. Các bệnh ung thư liên quan đến rượu nhiều nhất bao gồm ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng…
3. Thói quen ăn uống không lành mạnh
Điều này chủ yếu bao gồm 3 khía cạnh chính: ăn quá nhiều, bữa ăn thất thường và thói quen ăn đồ nóng.
Ăn uống vô độ trong thời gian dài, ăn không đúng bữa có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và dẫn đến các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa, đồng thời nó còn có thể làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy, rất dễ gây viêm tụy cấp và mãn tính, tái đi tái lại các đợt viêm loét và viêm nhiễm đường tiêu hóa cũng là một trong những yếu tố gây ung thư.
Video đang HOT
Nếu ăn thức ăn quá nóng (trên 65 độ C) trong thời gian dài sẽ gây bỏng màng nhầy của đường tiêu hóa lặp đi lặp lại, tế bào tiếp tục sửa chữa và phân chia sẽ làm tăng nguy cơ đột biến gen tế bào. Trên lâm sàng, thức ăn trên 65 độ C sẽ được phân loại là chất gây ung thư 2A.
4. Lựa chọn chế độ ăn uống không lành mạnh
Ngoài thói quen ăn uống, một số loại thực phẩm không lành mạnh cũng có thể gây hại cho cơ thể, chẳng hạn như trầu cau có liên quan nhiều nhất đến ung thư miệng, thịt chế biến sẵn có thể chứa nitrosamine, thịt hun khói và nướng có chứa benzopyrene, thực phẩm chiên rán có chứa acrylamide, thực phẩm bị mốc có chứa aflatoxin…
Tiêu thụ một lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây tích tụ quá nhiều chất gây ung thư trong cơ thể, gây hại cho hệ tiêu hóa và trao đổi chất, tăng khả năng mắc ung thư.
5. Ít vận động
Ngồi lâu không trực tiếp gây ra ung thư nhưng lại là một trong những yếu tố liên quan đến ung thư.
Một lượng lớn dữ liệu khẳng định rằng những người ít vận động trong thời gian dài dễ mắc nhiều vấn đề như giảm khả năng miễn dịch, rối loạn nội tiết, táo bón, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục dưới 30 phút mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư!
Chuyên gia mách bạn cách phòng bệnh ung thư trước khi quá muộn
Bạn có thể phòng bệnh ung thư từ những việc đơn giản như không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc, tiêm vắc xin viêm gan B, hạn chế sử dụng rượu bia, tình dục an toàn...
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), ung thư là bệnh có thể phòng tránh. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư từ bên ngoài tác động vào cơ thể con người có thể thay đổi được. Ước tính 1/3 số ca mắc ung thư có thể dự phòng, 1/3 có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.
Chính vì vậy, tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân này có thể phòng được nhiều loại ung thư.
Cụ thể:
Không hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hít phải khói thuốc
Điều này sẽ giúp phòng ung thư phổi và nhiều loại ung thư đường hô hấp, đường tiêu hóa không chỉ cho bản thân người hút mà cho nhiều người xung quanh. Nếu có thói quen hút thuốc lá hay thuốc lào thì bạn nên tập bỏ dần để chấm dứt hút thuốc.
Ảnh minh họa: Onco.
Hút thuốc lá là nguyên nhân của 30% trong số các loại ung thư ở người gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tụy và ung thư dạ dày. Riêng với ung thư phổi, thuốc lá là nguyên nhân của trên 90% các trường hợp mắc bệnh.
Trong khói thuốc có chứa trên 70 loại hóa chất độc hại khác nhau có thể gây ung thư. Đặc biệt có tới 43 chất đã được chứng minh là gây bệnh ung thư.
Thực hành dinh dưỡng hợp lý và an toàn
Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật và đồ ăn rán (chiên) quá cháy, không ăn thực phẩm bị mốc, ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, phẩm màu, hóa chất bảo quản... Điều này giúp phòng ung thư đường tiêu hóa, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt...
Hạn chế sử dụng rượu bia
Đây là cách hiệu quả phòng ung thư gan. Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư như ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan, đại-trực tràng và ung thư vú.
Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch và tình dục an toàn để phòng ung thư cổ tử cung
Tiêm vắc xin
Bạn cần tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B để phòng ung thư gan và tiêm vắc xin HPV để phòng ung thư cổ tử cung.
Tránh tiếp xúc với tia nắng gắt
Bạn nên tránh tiếp xúc với tia nắng gắt khi lao động ngoài trời, khi đi tắm biển bằng cách đội mũ, mặc quần áo che nắng hoặc bôi kem chống nắng... để phòng ung thư da.
Thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động
Cụ thể, sử dụng các công cụ bảo hộ lao động, đảm bảo môi trường làm việc có nồng độ độc hại dưới mức cho phép... để phòng bệnh ung thư nghề nghiệp.
Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày
Điều này nhằm tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể có thể chủ động phòng chống ung thư và nhiều bệnh tật khác.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ít vận động thể lực là nguyên nhân gây ra khoảng 21-25% trường hợp ung thư vú và ung thư ruột.
Ung thư chủ yếu ở nam giới là: phổi, dạ dày, gan, vòm họng, trực tràng... Trong khi đó, ung thư chủ yếu ở nữ giới là vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, vòm họng...
9 dấu hiệu cảnh báo ung thư:
- Vết loét lâu liền
- Ho dai dẳng, tức ngực, điều trị không đỡ
- Chậm tiêu, khó nuốt
- Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu
- Có khối u ở vú hay ở trên cơ thể
- Hạch bạch huyết to không bình thường
- Chảy máu, dịch ra bất thường ở âm đạo
- Ù tai, nhìn đôi
- Gầy sút, thiếu máu không rõ nguyên nhân
Chàng trai 31 tuổi bị mù mắt, suy thận vì ăn rau để qua đêm: Đây là 4 món siêu nguy hiểm, thà ném bỏ chứ đừng ăn lại mà gây hại cơ thể Đồ ăn thừa qua một đêm dễ biến chất và sản sinh nitrite... Chất này có thể chuyển đổi thành nitrosamine và gây ung thư. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn số lượng ít thì độc tố chỉ đủ để gây ngộ độc thực phẩm. Nhiều trường hợp suy thận, mù mắt vì ăn đồ thừa để qua đêm Thời gian gần đây,...