5 thói quen của tài xế khiến ô tô tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn
Thói quen đạp thốc ga, đi nhanh phanh gấp hay thường xuyên để lốp non khi lái xe là một trong những nguyên nhân khiến ô tô “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn đồng thời dễ dẫn đến những hư hỏng trong quá trình sử dụng.
Thói quen đạp thốc ga, khiến ô tô “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn
Tiết kiệm nhiên liệu là một trong những tiêu chí nhiều khách hàng quan tâm khi lựa chọn ô tô, nhất là trong qua bối cảnh giá xăng, dầu liên tục gia tăng. Tuy nhiên, ngoài những công nghệ có sẵn trên xe, thực tế mức tiêu hao nhiên liệu mỗi mẫu xe còn phụ thuộc rất nhiều vào thói quen lái xe hàng ngày của tài xế. Dưới đây là 6 thói quen không tốt của tài xế có thể khiến ô tô tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn:
Đạp lút chân ga
Thói quen đạp ga hết cỡ để xe tăng tốc khiến xe tiêu hao nhiều hơn so với bình thường
Sau khi dừng xe đèn đỏ hay giảm tốc độ chuyển hướng… nhiều tài xế thường có thói quen đạp ga hết cỡ để xe tăng tốc, nhanh chóng đưa xe trở lại tốc độ mong muốn. Tuy nhiên, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến xe ngốn xăng, dầu (diesel) nhiều hơn. Việc đạp lút ga sau khi xe đã mất trớn, khiến quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ diễn ra nhanh hơn để đảm bảo công suất, lực kéo giúp xe tăng tốc… lượng nhiên liệu theo đó cũng tiêu hao nhiều hơn so với bình thường.
Vì vậy, muốn xe tiết kiệm nhiên liệu người lái nên tăng ga từ tốn phối hợp việc gàu số nhịp nhàng. Việc này không những giúp tiết kiệm xăng mà còn bảo vệ động cơ và hộp số của xe.
Thường xuyên để lốp non
Thường xuyên lái xe khi áp suất lốp thấp hơn mức tiêu chuẩn (lốp non) chính là một trong những nguyên nhân khiến chiếc ô tô của bạn “ngốn” nhiên liệu nhiều hơn. Theo các kỹ thuật viên ô tô, việc lốp xe quá mòn hay áp suất lốp thấp khiến diện tích ma sát giữa bánh xe và mặt đường gia tăng, lực cản lớn hơn khiến động cơ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn khi vận hành.
Video đang HOT
Lốp xe quá non khiến diện tích ma sát giữa bánh xe và mặt đường gia tăng, lực cản lớn
Hiện nay, nhiều mẫu xe đã được nhà sản xuất trang bị hệ thống cảnh báo áp suất lốp, lái xe nên chú ý theo dõi, hoặc trang bị thêm dụng cụ đo áp suất lốp để thường xuyên kiểm tra, đảm bảo lốp xe luôn đủ hơi. Nếu phát hiện lốp xe bị mòn, nên đảo lốp hay thay thế để đảm bảo an toàn.
Nhồi ga, phanh gấp
Lái xe quá nhanh, thường xuyên nhồi ga khiến tốc độ, vòng tua máy không ổn định là một trong những thói quen xấu không chỉ gây mất an toàn khi tham gia giao thông mà còn khiến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Bên canh đó, việc phanh gấp cũng khiến xe mất trớn.
Nhồi ga, thăng gấp khiến tốc độ, vòng tua máy không ổn định sẽ làm tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn
Theo những tài xế có kinh nghiệm, mỗi dòng xe đều có mức vòng tua phù hợp khi tốc độ trung bình của xe đã ổn định. Ví dụ với Honda CR-V, mức vòng tua phù hợp khoảng 1.500 vòng/phút, khi đó tốc độ trung bình khi xe đã ổn định đạt 65 – 70 km/giờ, nếu quãng đường đủ lớn để tạo trớn, có thể lên tới 80 km/giờ. Khi đã quen với xe, tài xế nên tự chọn cho mình dải vòng tua phù hợp tương ứng với dải tốc độ ổn định để không phải nặng nhọc kéo tải quá lớn. Nên giữ đều ga, tránh tăng và giảm ga một cách đột ngột hay phanh gấp để tránh hao xăng không đáng có.
Thường xuyên để ô tô nổ máy khi dừng
Theo theo nghiên cứu của Hội năng lượng California, Mỹ cứ mỗi phút để xe nổ máy và không di chuyển sẽ tiêu tốn lượng xăng mà lẻ ra bạn có thể đi được gần 1 km. Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen để xe nổ máy khi dừng để đảm bảo các hệ thống luôn hoạt động. Thói quen này sẽ khiến chiếc ô tô của bạn tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Trong trường dừng xe quá lâu, nên chủ động tắt máy để giúp xe tiết kiệm nhiên liệu
Nhiều người cho rằng, tắt máy khi dừng xe rồi khởi động lại sẽ khiến xe tốn xăng hơn nhiều so với việc để động cơ chạy khi dừng. Thực tế có thể đúng nhưng không phải bao giờ cũng vậy. Bởi hiện nay, các xe hầu như tích hợp hệ thống phun xăng điện tử mới, mỗi lần khởi động tốn rất ít xăng so với việc để động cơ luôn trong trang thái làm việc. Một số dòng xe mới cũng được trang bị hệ thống tự động ngắt động cơ khi dừng và sẽ khởi động lại khi người lái tác động lực vào chân ga, ái xe nên kích hoạt tính năng này. Ngoài ra, trong trường dừng xe quá lâu, nên chủ động tắt máy để giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.
Hạ cửa sổ khi xe đang chạy ở tốc độ cao
Mở cửa sổ khi xe đang chạy ở tốc độ cao vô tình tăng lực cản gió
Khi lái xe trên 70km/giờ nhiều người cho rằng việc tắt hệ thống điều hòa, hạ cửa sổ để lấy gió trời làm mát sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu. Đây thực sự là thói quen sai lầm của tài xế. Bởi việc mở cửa sổ khi xe đang chạy sẽ vô tình tăng lực cản gió, khiến cho động cơ xe phải hoạt động nhiều hơn, tốn nhiêu liệu hơn.
Lên và xuống xe ô tô thế nào để đảm bảo an toàn?
Các tài xế cũng cần chú ý đến cách bước lên xe và xuống xe đúng chuẩn để đảm bảo an toàn cho chính mình và người đi đường.
Cách bước lên xe ô tô an toàn
Phái nữ cần khép gối trước khi bước lên xe để tránh gây phản cảm
- Quan sát xung quanh, khi đã đảm bảo an toàn thì đặt tay lên tay nắm cửa, kéo ra và mở cửa xe.
Đối với tài xế nam: Bạn cần đưa chân phải vào xe trước, dùng tay phải giữ vô-lăng, sau đó đưa toàn bộ thân người vào, ngồi xuống ghế và đóng cửa xe.
Đối với nữ giới, mặc váy: Bạn ngồi tư thế hướng mặt ra ngoài, khép đầu gối. Kế đến, nhấc cả hai chân trong tư thế khép gối và quay người về phía vô-lăng. Trong trường hợp mặc váy quá ngắn, bạn nên chuẩn bị một chiếc khăn mỏng hoặc túi xách để tránh gây phản cảm.
Chọn trang phục khi lái xe ô tô sao cho an toàn và hợp lý?
- Bước kế tiếp, người lái đóng cửa xe sao cho thật khít, đồng thời chốt khóa cửa để đảm bảo an toàn.
- Cuối cùng, thắt dây an toàn và nổ máy xe.
Cách xuống xe ô tô
- Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi xuống xe là mở chốt dây an toàn, sau đó nhìn qua kính chiếu hậu để kiểm tra phía sau và xung quanh xe. Khi chắc chắn không có xe vượt lên, bạn vẫn nên quay đầu về phía sau, kiểm tra thêm một lượt nữa rồi mới mở cửa và bước ra ngoài.
Đối với tài xế nam: Dùng tay trái mở cửa, tay phải giữ vô-lăng, đứng lên và bước ra ngoài. Lưu ý, bạn chỉ cần mở cửa vừa đủ để bước xuống xe chứ không cần mở quá rộng.
Đối với nữ giới, mặc váy: Bạn nên chỉnh lại trang phục để đảm bảo không bị "lộ hàng" trước khi xuống xe. Tiếp theo, bạn hãy quan sát xung quanh và mở cửa đủ để có không gian bước xuống xe. Ngược lại với lúc lên xe, bạn cần khép hai đầu gối lại và xoay ra ngoài, hạ chân xuống khi hai đầu gối vẫn khép. Cuối cùng, dùng tay chống lên ghế và đứng lên bước ra ngoài. Sau khi xuống xe, bạn hãy kiểm tra quần áo một lần nữa để không phải xấu hổ vì những lỗi như vạt sau váy nhăn nhúm, váy bên cao bên thấp...
Đối với loại ô tô có bậc lên xuống: Đưa chân trái xuống bậc sau khi mở cửa xe, dùng tay trái nắm thành cửa, sau đó xoay người đưa chân phải ra khỏi xe và đặt xuống đất rồi đưa tay phải đang giữ vô-lăng nắm vào thành buồng lái. Sau cùng, đặt chân trái xuống đất và đóng cửa xe.
Theo những chuyên gia có kinh nghiệm lái ô tô, tùy theo kết cấu và vô-lăng xe mà chúng ta lựa chọn tư thế lên xuống đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.
Theo Giaothong
Lái ô tô bằng chế độ điều khiển hành trình rất dễ gặp nguy hiểm, làm gì để 'giữ mạng'? Cruise Control là hệ thống điều khiển hành trình giúp tài xế nhàn rỗi khi lái ô tô nhưng hệ thống này cũng khá nguy hiểm vì dễ mất phanh gây nguy hiểm cho tính mạng tài xế. Hiện nay đa số các dòng xe ô tô đều sử dụng hệ thống điều khiển hành trình giúp xe tiết kiệm được nhiên liệu...